Nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới 'lung lay': Người dân hạn chế chi tiêu, đến ăn rau cũng phải cân nhắc
17:55 13/03/2025
Dù lương tại nhiều công ty tăng nhanh, gần chạm mức kỷ lục nhưng vẫn không theo kịp đà tăng của giá cả. Kết quả, thay vì chi tiêu nhiều hơn, người dân Nhật Bản phải chật vật cắt giảm và thích nghi với mức sống ngày càng đắt đỏ.
Trong cuộc khảo sát mới nhất về thói quen ăn uống của người dân, Chính phủ Nhật Bản phát hiện một thực tế đáng lo ngại: Lượng rau mà người trưởng thành tiêu thụ hàng ngày đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2001.
Lý do bắt nguồn từ “lạm phát”. Vào đầu tháng 3, giá ba nguyên liệu quan trọng trong món lẩu truyền thống Nhật Bản – cải thảo, tỏi tây và cà rốt – lần lượt tăng 227%, 167% và 140% so với mức trung bình dài hạn. Hệ số Engel, chỉ số đo lường tỷ lệ chi tiêu cho thực phẩm so với tổng chi tiêu của hộ gia đình, hiện đang ở mức cao nhất trong 43 năm qua.
Người Nhật cắt giảm tiêu thụ rau xanh trong bối cảnh nền kinh tế nước này đang trải qua giai đoạn chuyển đổi lớn nhất trong hơn 30 năm – một quá trình “bình thường hóa” được kỳ vọng từ lâu sau nhiều thập kỷ giá cả trì trệ và tăng trưởng chậm.
Trong khi nhiều quốc gia tìm cách kiểm soát lạm phát, Nhật Bản lại khuyến khích nó quay trở lại. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) tin rằng điều này sẽ giúp tạo ra một chu kỳ tăng trưởng bền vững dựa trên tiêu dùng và mở rộng kinh tế.
Tháng 3/2024, BoJ đã kết thúc chính sách lãi suất âm sau 17 năm và kể từ đó đã hai lần tăng lãi suất. Ngân hàng này cũng gợi ý rằng lãi suất sẽ tiếp tục tăng dần từ mức 0,5% hiện tại lên 1% – một mức từng bị coi là "không tưởng" trong nhiều năm qua.
Trong khi nhiều quốc gia tìm cách kiểm soát lạm phát, Nhật Bản lại khuyến khích nó quay trở lại
Hành trình đầy thách thức
BoJ đặt mục tiêu tạo ra một chu kỳ tích cực, trong đó giá cả và tiền lương cùng tăng, giúp kích thích nhu cầu và thúc đẩy tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, quá trình này đang gặp nhiều khó khăn.
Vào tháng 7/2024, dù chỉ tăng lãi suất thêm 0,25%, thị trường chứng khoán Tokyo vẫn chứng kiến mức giảm mạnh nhất trong một ngày. Lãi suất cao hơn cũng gây áp lực lớn lên người vay thế chấp và các Giám đốc tài chính doanh nghiệp, đặc biệt khi cổ đông đang thúc giục các công ty cải tổ mạnh mẽ.
Dù chỉ số giá tiêu dùng (loại trừ năng lượng và thực phẩm tươi sống) vẫn duy trì đà tăng, đạt 2,5% vào tháng 1/2024, nhưng giá thực phẩm leo thang đang khiến nhiều người lo ngại về một dạng lạm phát "không mong muốn" – khi chi phí sinh hoạt tăng mà thu nhập không theo kịp.
Dù lương tại nhiều công ty tăng nhanh, gần chạm mức kỷ lục, nhưng vẫn không theo kịp đà tăng của giá cả. Kết quả là thay vì chi tiêu nhiều hơn, người dân phải chật vật cắt giảm và thích nghi với mức sống ngày càng đắt đỏ.
Tâm lý hoang mang của người tiêu dùng
“Mua thực phẩm bây giờ cái gì cũng đắt hơn. Trước đây, khi giá tăng, các cửa hàng và công ty thực phẩm còn xin lỗi khách hàng. Nhưng giờ thì không, họ cứ tăng giá mà chẳng hề do dự”, bà Ritsuko Ikeda, một người mua sắm ở quận Sangenjaya, Tokyo than thở.
Người dân chật vật cắt giảm và thích nghi với mức sống ngày càng đắt đỏ
Theo Naomi Fink, Chiến lược gia trưởng toàn cầu tại Nikko Asset Management, nhiều người Nhật cảm thấy bất an trước tình trạng này. “Những trải nghiệm trong nhiều năm ảnh hưởng sâu sắc đến cách mọi người phản ứng với nền kinh tế. Nhưng đôi khi, kỳ vọng có thể thay đổi đột ngột”.
Bà nói thêm: “Chúng ta đang ở thời điểm của một cú sốc. Dù lạm phát chỉ ở mức 2%, đối với các hộ gia đình Nhật Bản, đó vẫn là một cú sốc lớn”.
Nhật Bản đang đối mặt với nhiều áp lực cùng lúc: giá năng lượng và thực phẩm tăng cao do căng thẳng toàn cầu, đồng yên suy yếu vì nhiều doanh nghiệp và tổ chức Nhật Bản đầu tư ra nước ngoài, trong khi dân số giảm nhanh khiến mỗi phút có hai người rời khỏi lực lượng lao động.
Ngoài ra, Nhật Bản còn đối mặt với rủi ro từ một cuộc chiến thương mại toàn cầu do chính sách thuế quan của ông Donald Trump, sự biến động lớn của tỷ giá hối đoái và nguy cơ suy thoái kinh tế ở Mỹ, khiến triển vọng kinh tế càng trở nên khó đoán.
Lịch sử kinh tế đang được viết lại?
Liệu Nhật Bản có đang bước vào một giai đoạn kinh tế mang tính bước ngoặt? Sự thay đổi này có thực sự tốt cho đất nước hay không? Câu trả lời phụ thuộc vào các hộ gia đình và doanh nghiệp – những người trực tiếp định hình tương lai kinh tế của Nhật Bản.
Tuần tới, BoJ sẽ họp để đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ. Dù khả năng tăng lãi suất không cao, nhưng thị trường, doanh nghiệp và người dân vẫn đang theo dõi chặt chẽ.
Một số cựu quan chức Ngân hàng Trung ương và chuyên gia kinh tế tư nhân cho rằng dù nền kinh tế có vẻ đang đi đúng hướng, nhưng vẫn còn rất mong manh.
Masazumi Wakatabe, cựu Phó Thống đốc BoJ, hiện giảng dạy tại Đại học Waseda, nhận định: “Đúng, những thay đổi này mang tính lịch sử. Đây có thể là một trong những thời khắc quan trọng nhất của nền kinh tế Nhật Bản. Nhưng tôi muốn nhấn mạnh rằng vẫn còn rất nhiều điều chưa chắc chắn”.
Tuần tới, BoJ sẽ họp để đưa ra quyết định về chính sách tiền tệ
Thói quen tiết kiệm và tư duy đầu tư mới
Từ giữa những năm 1990, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (khi đó) bị định hình bởi tình trạng giá cả trì trệ, chính sách tiền tệ siêu nới lỏng và mức tăng lương hạn chế.
Trong nhiều năm, doanh nghiệp và hộ gia đình Nhật Bản thắt chặt chi tiêu, tích trữ tiền mặt và không tin rằng nền kinh tế sẽ thực sự khởi sắc, dù Chính phủ có nỗ lực đến đâu. Chính sách “Abenomics” (2013–2020) do cựu Thủ tướng Shinzo Abe khởi xướng đã bơm lượng tiền khổng lồ vào nền kinh tế thông qua các gói kích thích tài khóa và tiền tệ, nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để vấn đề.
Trước đây, việc tiết kiệm là lựa chọn hợp lý vì giá cả giảm, nên giữ tiền mặt không gây rủi ro. Nhưng bây giờ, với lạm phát quay trở lại, tình hình đã thay đổi.
“Theo Tomochika Kitaoka, chiến lược gia vĩ mô tại Nomura Securities, quyết định hợp lý trong giai đoạn giảm phát sẽ rất khác khi nền kinh tế chuyển sang lạm phát. Ông nhấn mạnh rằng sự kết hợp giữa giá cả, tiền lương và lãi suất tăng đang tác động đến mọi tầng lớp trong xã hội”.
Người Nhật đang dần thay đổi cách đầu tư. Hiện nay, 20% tài sản tài chính của các hộ gia đình được đầu tư vào cổ phiếu và quỹ tín thác. Tỷ lệ này vẫn thấp hơn nhiều so với Mỹ (50%) và châu Âu (30%), nhưng đã tăng gấp đôi so với 10 năm trước.
Tuy nhiên, Wakatabe cảnh báo: “Người Nhật vẫn chưa chi tiêu nhiều hơn. Khi giá cả tăng, họ càng thắt chặt chi tiêu. Nếu lãi suất tiếp tục tăng, áp lực tài chính sẽ còn nặng nề hơn”.
Kế hoạch cắt giảm nhân sự tại các cơ quan chính phủ của Elon Musk đã không thể giúp kiềm chế chi tiêu liên bang của Mỹ. Theo dữ liệu mới do Bộ Tài chính Mỹ tiết lộ, chi tiêu liên bang của Mỹ đã tăng lên mức 603 tỷ USD vào tháng trước.
Mua 8 hộp việt quất loại 100gr mua từ một phòng livestream, vị khách hàng ở Trung Quốc sốc nặng khi thấy mỗi hộp chỉ có 5 quả, đòi tiền cũng không được.
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio tiết lộ, ông không có kế hoạch đưa vấn đề "Mỹ sáp nhập Canada" ra thảo luận trong chuyến công du tới Quebec dự hội nghị cấp cao G7.
Theo "Sử Ký" của Tư Mã Thiên, loại dầu dược sử dụng trong ngọn đèn chính là loại dầu được sử dụng trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng để thắp sáng cung điện ngầm.
Đoạn phim do quân đội Argentina chia sẻ vào cuối tháng 2 cho thấy quy mô áp đảo của một đội tàu gần vùng đặc quyền kinh tế EEZ của quốc gia Nam Mỹ này.
Bất chấp những xáo trộn thị trường do các chính sách thương mại bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump, các lãnh đạo doanh nghiệp ngành năng lượng vẫn quan tâm đặc biệt đến đầu tư vào thị trường Mỹ.
Ngay cả những người thu nhập cao cũng căng thẳng vì nợ nần hơn trước. Điều này đe dọa đến tiêu dùng - động cơ tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế Mỹ.
Giá vàng trú ẩn an toàn tăng vào ngày thứ Tư (12/03), được hỗ trợ bởi sự bất định về chính sách thuế quan và báo cáo lạm phát hạ nhiệt đã giúp duy trì kỳ vọng về việc hạ lãi suất của Mỹ.
(KTSG Online) – Các quỹ phòng hộ chuyên đầu tư vào hàng hóa nông nghiệp đang chào mời các mức lương cao ngất ngưỡng, lên đến 1 triệu đô la Mỹ/năm để tuyển
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.