• CIM 11.27 0.04(0.31%)
  • BTC 84835.28 241.73(0.28%)
  • GOLD 3346.090 19.260(0.58%)
  • WTI 63.13 0.55(0.86%)
  • EUR/USD 1.14321 0.00434(0.38%)
  • EUR/GBP 0.85925 0.00284(0.33%)
  • USD/CHF 0.81380 0.00171(0.21%)
  • USD/JPY 141.738 0.370(0.26%)
  • USD/CAD 1.38270 0.00138(0.1%)
  • GBP/USD 1.33036 0.00133(0.10%)
  • CAD/CHF 0.58838 0.00088(0.15%)
  • AUD/USD 0.63820 0.00096(0.15%)
  • NZD/USD 0.59501 0.00226(0.38%)
  • CIM 11.27 0.04(0.31%)
  • BTC 84835.28 241.73(0.28%)
  • GOLD 3346.090 19.260(0.58%)
  • WTI 63.13 0.55(0.86%)
  • EUR/USD 1.14321 0.00434(0.38%)
  • EUR/GBP 0.85925 0.00284(0.33%)
  • USD/CHF 0.81380 0.00171(0.21%)
  • USD/JPY 141.738 0.370(0.26%)
  • USD/CAD 1.38270 0.00138(0.1%)
  • GBP/USD 1.33036 0.00133(0.10%)
  • CAD/CHF 0.58838 0.00088(0.15%)
  • AUD/USD 0.63820 0.00096(0.15%)
  • NZD/USD 0.59501 0.00226(0.38%)

Nền kinh tế châu Á có thể vượt qua thách thức về nhân khẩu học?

06:44 04/10/2024

Trong tương lai, khi châu Á già đi, sự dịch chuyển từ lực lượng lao động trẻ sang dân số nhiều thế hệ sẽ đòi hỏi phải cải tạo lại xã hội, nền kinh tế và cơ sở hạ tầng đô thị.

Nền kinh tế châu Á có thể vượt qua thách thức về nhân khẩu học?

(Ảnh minh hoạ: Reuters).

Kể từ năm 2008, quy mô dân số Nhật Bản liên tục sụt giảm và tỷ lệ sinh đã giảm xuống dưới mức thay thế trong hơn 50 năm. Đáng chú ý, quá trình chuyển đổi nhân khẩu học tại Nhật Bản đã kéo dài quá lâu, nhưng hiếm ai để ý. Phân khúc độ tuổi lao động đã đạt mức tối đa từ 30 năm trước và bắt đầu giảm kể từ đó.

Quốc gia Đông Á này chỉ mới ở vạch xuất phát của giai đoạn giảm dân số sau khi đạt đỉnh vào năm 2010. Từ 125 triệu người hiện nay, tổng dân số Nhật Bản có thể giảm xuống chỉ còn hơn 100 triệu người vào năm 2050 và giảm xuống còn 87 triệu người chỉ sau 10 năm.

Cứ 3 trong số 5 người dân nước này là người cao tuổi. Tác động sẽ rất lớn và gây ra những thay đổi lớn hơn trong cách tổ chức xã hội Nhật Bản về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa.

Cách Nhật Bản phản ứng sẽ mang tính quy chiếu cho các nước láng giềng ở châu Á. Quy mô của “cơn sóng thần màu bạc” ở Đông Bắc Á - nơi Trung Quốc, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc), Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) và Hàn Quốc phải đối mặt với số phận tương tự - là rất lớn.

Tương lai già hóa

Vào năm 2040, riêng số người cao tuổi ở Trung Quốc sẽ tăng gấp ba lần so với năm 2005 lên 329 triệu người, đe dọa đến tăng trưởng kinh tế dài hạn. Đến năm 2050, toàn bộ châu Á sẽ có thêm 425 triệu người cao tuổi - nhiều hơn dân số hiện tại của Mỹ, Anh và Pháp cộng lại.

Trong những năm tới, khi thế hệ boomer (thế hệ bùng nổ dân số, chỉ những người sinh từ năm 1946-1964) của châu Á nghỉ hưu và thế hệ Millennials (thế hệ thiên niên kỷ, còn gọi là gen Y - chỉ những người sinh trong giai đoạn năm 1981-1996) đạt được bước tiến trong sự nghiệp, nhiều quốc gia châu Á sẽ chuyển từ việc tận hưởng thành quả của một tầng lớp trẻ năng suất sang một giai đoạn mới khác trong hành trình phát triển của họ.

Điều mà châu Á cần lưu ý là sự thay đổi này diễn ra trong khi khu vực đang trên đà vững mạnh sau một thời kỳ tăng trưởng phi thường. Từ những năm 1970 đến những năm 1990, sự bùng nổ dân số của châu Á đã hỗ trợ cho sự gia tăng đầu tư nước ngoài và mở rộng thương mại, thúc đẩy khu vực này tiến lên.

Được dẫn dắt bởi bốn “con hổ châu Á” là Hong Kong, Đài Loan, Hàn Quốc và Singapore, giai đoạn đó rất đặc biệt, khiến Ngân hàng Thế giới (WB) tuyên bố rằng thế giới đã chứng kiến một "phép màu Đông Á".

Từ những năm 2000, một Trung Quốc đang trỗi dậy đã trở thành động lực tăng trưởng khổng lồ, nâng đỡ mọi con thuyền và thúc đẩy động lực khu vực.

Một lượng lớn thanh niên Trung Quốc đã được đưa vào làm việc tại các nhà máy và dây chuyền lắp ráp phục vụ các điểm mấu chốt trong chuỗi cung ứng trên khắp châu Á.

Chỉ riêng năng suất tại Trung Quốc đã tăng vọt hơn 14 lần trong thời gian từ năm 1990 đến năm 2022. Toàn cầu hóa làm phần còn lại trong việc đưa 1,1 tỷ người thoát khỏi đói nghèo ở châu Á, khi các nền kinh tế tiếp tục chuyển từ nông nghiệp sang sản xuất.

Trên hầu hết các phương diện, bước chuyển đổi kinh tế đáng kinh ngạc này đã cải thiện cuộc sống cho nhiều người châu Á: tuổi thọ tăng lên, các thành phố nở rộ và tính cơ động xã hội được cải thiện. Tóm lại, châu Á đã có một thời kỳ hoàng kim.

Châu Á đang trên bờ vực thẳm về nhân khẩu học. Chúng ta có thể đang chuyển sang thời kỳ hậu thanh niên. Ngay cả Đông Nam Á trẻ trung cũng sẽ chứng kiến dân số thanh niên đạt đỉnh vào năm 2038.

Không thể đổ lỗi rằng chúng ta không được cảnh báo. Nhà kinh tế học Paul Krugman đã dự đoán vào năm 1994 rằng trong khi các nền kinh tế Đông Á được hưởng lợi chủ yếu từ sự bùng nổ dân số, nguồn lao động dồi dào, thì đến một lúc nào đó, lợi thế này sẽ hết.

Mặc dù vậy, câu chuyện già hóa đang diễn ra nhanh hơn dự kiến. Trong khi Mỹ mất hơn 50 năm để độ tuổi trung bình tăng từ 30 lên 40, Nhật Bản mất 22 năm và Hàn Quốc là 15 năm.

Liệu có đủ thời gian để làm giàu trước khi mọi người già đi không? Một quốc gia già hóa tự nhiên sẽ chứng kiến sự chậm lại trong tăng trưởng và năng suất giảm, và do đó phải tiết kiệm để có tiền quản lý quá trình chuyển đổi.

Tuy nhiên, ngay cả trong số bốn “con hổ châu Á” ban đầu, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong và Vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) vẫn chưa chứng kiến sự gia tăng thu nhập thực tế trong các nhóm thu nhập thấp đến trung bình trong hai thập kỷ qua.

Cuộc “tấn công kinh tế” của Trung Quốc vào cuối tháng 9/2024 - nâng tuổi nghỉ hưu, cắt giảm lãi suất và nới lỏng các hạn chế đối với thị trường bất động sản - cho thấy nhà chức trách hiểu rằng mục tiêu không phải là đạt tăng trưởng vào năm 2024 mà là mục tiêu lớn hơn và có rủi ro cao hơn là vượt qua những trở ngại về nhân khẩu học.

Các nước khác ở châu Á, bao gồm Thái Lan, Philippines và Malaysia, đang cố gắng mọi cách để thúc đẩy nền kinh tế của họ khi xu hướng giảm sinh bắt đầu - từ các nỗ lực ngoại giao để gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS cho đến các kế hoạch phát tiền mặt trị giá 10.000 baht (302,81 USD).

Nỗ lực thích ứng

Nhân khẩu già hoá không phải là định mệnh và không phải là hồi kết của “phép màu Đông Á”. Ít ai có thể dự đoán được khả năng tự tái tạo của châu Á đã thể hiện rõ trong thập kỷ qua.

Nhiều quốc gia châu Á đã nâng cấp chuỗi giá trị để phát triển nền sản xuất tiên tiến trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử tiêu dùng và tận dụng nền kinh tế kỹ thuật số đang phát triển.

Sự đổi mới cũng xuất phát từ cuộc đua chạy nước rút về kinh tế của châu Á trong 20 năm qua, với Trung Quốc là “gã khổng lồ” trong ngành công nghiệp xe điện, pin Mặt Trời và viễn thông.

Ở cấp độ công ty, tự động hóa, robot và trí tuệ nhân tạo (AI) đang giúp công việc ít tốn sức hơn, cho phép mọi người làm việc ở độ tuổi lớn hơn.

Ví dụ như việc Nhật Bản sử dụng máy bay không người lái và AI trong nông nghiệp để xác định bệnh tật, sâu bệnh và cỏ dại, giúp giảm bớt công việc nặng nhọc cho nông dân Nhật Bản, những người có độ tuổi trung bình là 68.

Hay như việc sử dụng hình đại diện kỹ thuật số (avatar) trong các cửa hàng tiện lợi và nhà bán lẻ như Lawsons để phục vụ khách hàng.

Ở cấp độ khu vực, "bộ bài" đang được sắp xếp lại. Đông Bắc Á, nơi quá trình chuyển đổi nhân khẩu học diễn ra mạnh mẽ nhất, đang chứng kiến sự dịch chuyển sản xuất sang Trung và Nam Á, vốn chỉ mới bắt đầu bùng nổ dân số, và Đông Nam Á, đang nằm ở đâu đó giữa hai trạng thái này.

Hội nhập kinh tế khu vực của châu Á, được neo giữ bởi các thỏa thuận như Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và các sáng kiến khác do ASEAN dẫn đầu, có thể đẩy nhanh sự dịch chuyển của các nhà máy, văn phòng và việc làm từ các cường quốc sản xuất truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore sang Indonesia và Việt Nam đông dân.

Một loạt thỏa thuận về kinh tế kỹ thuật số có thể mở đường cho làn sóng tương tự xảy ra khi ngày càng nhiều lĩnh vực ứng dụng công nghệ kỹ thuật số.

Và ở cấp độ con người, Nhật Bản đã chỉ ra con đường tiến tới khai thác nền kinh tế tuổi thọ mới. Những bước đi táo bạo đã tập trung vào việc thúc đẩy việc làm cho người cao tuổi bằng cách nâng độ tuổi nghỉ hưu, khuyến khích các doanh nghiệp thuê họ và tạo ra một loạt vị trí bán thời gian và tạm thời, trong đó 70% hiện do người cao tuổi đảm nhiệm.

Trung Quốc cũng đang thức tỉnh trước các cơ hội của “nền kinh tế bạc” (nền kinh tế phục vụ và đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi).

Một thông cáo báo chí của Hội đồng Nhà nước được công bố vào tháng 1/2024 đã tiết lộ một kế hoạch đầy tham vọng nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cao tuổi, với 26 đề xuất từ quy hoạch công nghiệp và tái phát triển đô thị đến các khoản đầu tư công để thúc đẩy đầu tư của khu vực tư nhân.

Trong tương lai, khi châu Á già đi, sự dịch chuyển từ lực lượng lao động trẻ sang dân số nhiều thế hệ sẽ đòi hỏi phải cải tạo lại xã hội, nền kinh tế và cơ sở hạ tầng đô thị.

Còn rất nhiều thời gian để tái tạo và điều chỉnh nếu các quốc gia châu Á sáng suốt và nắm bắt được mức độ nghiêm trọng của thách thức này. Châu Á là nơi sinh sống của 60% tổng số thanh niên trên thế giới ngày nay. Thanh niên từ 15-29 tuổi chiếm 1/4 trong tổng số 4 tỷ dân của khu vực.

Đối phó với những thay đổi nhân khẩu học sẽ là một thách thức dài hạn. Chuyên gia Tharman Shanmugaratnam đã nói với tờ The Straits Times vào năm 2018, khi đó ông là Bộ trưởng Tài chính Singapore: "Thay đổi nhân khẩu học không phải là thách thức một lần, không phải là thách thức trong 10-15 năm mà là thách thức trong nhiều thập kỷ tới".

Châu Á không thể tránh khỏi tình trạng già hóa. Nhưng châu Á có thể “lão hóa ngược”.

Dầu vọt 5%, tăng 3 phiên liên tiếp trước lo ngại Israel tấn công trả đũa Iran
Dầu vọt 5%, tăng 3 phiên liên tiếp trước lo ngại Israel tấn công trả đũa Iran
7 tháng trước
Giá dầu vọt 5% vào ngày thứ Năm (03/10), tăng phiên thứ 3 liên tiếp, do lo ngại rằng Israel có thể tấn công ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran để trả đũa cho cuộc tấn công bằng tên lửa của Tehran trong tuần này.
Vàng thế giới ổn định nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn
Vàng thế giới ổn định nhờ nhu cầu trú ẩn an toàn
7 tháng trước
Giá vàng ổn định vào ngày thứ Năm (03/10), khi nhu cầu trú ẩn an toàn từ căng thẳng leo thang ở Trung Đông đã bù đắp cho áp lực từ đồng USD mạnh hơn, sau khi nhà đầu tư hạ thấp kỳ vọng về một đợt hạ lãi suất mạnh tay khác từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Người mới ở thời khó
Người mới ở thời khó
7 tháng trước
Ngày 1/10 vừa qua, cựu Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte đã chính thức nhậm chức Tổng thư ký NATO kế nhiệm ông Jens Stoltenberg (người Na uy).
Fed còn cắt giảm lãi suất thì loại tài sản này còn tăng, dự báo lập kỷ lục chưa từng có vào đầu năm sau
Fed còn cắt giảm lãi suất thì loại tài sản này còn tăng, dự báo lập kỷ lục chưa từng có vào đầu năm sau
7 tháng trước
Theo một lưu ý từ Goldman Sachs, giá vàng được dự đoán sẽ lập đỉnh mọi thời đại vào đầu năm 2025.
"Hồi sinh" pharaoh Ai Cập nổi tiếng từ xác ướp 3.500 tuổi
7 tháng trước
Chân dung thực của vị pharaoh sáng lập Thung lũng các vị vua ở Ai Cập đã được tiết lộ nhờ công nghệ hiện đại.
Ảnh vệ tinh hé lộ thiệt hại tại căn cứ quân sự của Israel sau cuộc tập kích của Iran
Ảnh vệ tinh hé lộ thiệt hại tại căn cứ quân sự của Israel sau cuộc tập kích của Iran
7 tháng trước
Ảnh vệ tinh cho thấy nhà chứa máy bay tại căn cứ không quân Israel dành cho máy bay chiến đấu F-35 có một lỗ thủng lớn trên mái sau cuộc tập kích tên lửa của Iran tối 1/10.
Bạo lực chính trị tăng, Mỹ siết an ninh bầu cử chưa từng có: Nút báo động, kính chống đạn và hơn thế nữa
Bạo lực chính trị tăng, Mỹ siết an ninh bầu cử chưa từng có: Nút báo động, kính chống đạn và hơn thế nữa
7 tháng trước
Khi Ngày bầu cử đến gần tại Mỹ, các nhà chức trách đang thực hiện các biện pháp toàn diện để đảm bảo an toàn cho cả nhân viên bầu cử cũng như quá trình bỏ phiếu và kiểm phiếu.
Bí ẩn đằng sau việc 'nóc nhà thế giới' Everest đang không ngừng cao lên
Bí ẩn đằng sau việc 'nóc nhà thế giới' Everest đang không ngừng cao lên
7 tháng trước
Các nhà khoa học đã luôn cố gắng đi tìm lời giải thích cho việc tại sao đỉnh Everest - đỉnh núi cao nhất thế giới - lại cao hơn quá nhiều so với các đỉnh núi lớn khác của dãy Himalaya và vẫn đang tiếp tục cao thêm.
Khung cảnh tang thương ở nơi nhận thi thể 23 nạn nhân vụ cháy xe buýt: Nhiều người thân ngất lịm trong nước mắt
Khung cảnh tang thương ở nơi nhận thi thể 23 nạn nhân vụ cháy xe buýt: Nhiều người thân ngất lịm trong nước mắt
7 tháng trước
Giữa bầu không khí buồn bã, tiếng than khóc vang vọng khắp tòa nhà. Một số người thân của học sinh, giáo viên ngất xỉu và ngã xuống.
Tân thủ tướng Nhật Bản nêu lập trường lãi suất, đồng yên đột ngột chạm đáy 1 tháng
Tân thủ tướng Nhật Bản nêu lập trường lãi suất, đồng yên đột ngột chạm đáy 1 tháng
7 tháng trước
Đồng yên chịu áp lực giảm giá sau phát biểu lãi suất của tân Thủ tướng Nhật Bản.
Lộ diện những đại gia vừa rút ví đầu tư 6,6 tỷ USD vào OpenAI
Lộ diện những đại gia vừa rút ví đầu tư 6,6 tỷ USD vào OpenAI
7 tháng trước
OpenAI vừa thành công huy động hàng tỷ USD từ các nhà đầu tư trong vòng gọi vốn mới nhất.
Quỹ đầu tư chỉ lỗ 1 lần trong 35 năm hoạt động chia sẻ chiến lược giao dịch không bao giờ mất tiền, ai cũng có thể làm được: Cắt lỗ càng nhanh càng tốt
Quỹ đầu tư chỉ lỗ 1 lần trong 35 năm hoạt động chia sẻ chiến lược giao dịch không bao giờ mất tiền, ai cũng có thể làm được: Cắt lỗ càng nhanh càng tốt
7 tháng trước
Quỹ phòng hộ Millennium Management có một chiến lược đầu tư quan trọng mà đơn giản. Tuy nhiên, nhân sự của quỹ cũng đối mặt với rủi ro sa thải khi làm mất tiền của khách hàng.
Thứ Hai, 21/04/2025
08:00
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế:
Dự báo: 3.60%
Trước đó: 3.60%
3.60%
3.60%
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế:
Dự báo: 3.10%
Trước đó: 3.10%
3.10%
3.10%
14:00
   
SwitzerlandCHFSwitzerland
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1,158,350.0B
1,158,350.0B
17:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
19:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.013%
2.013%
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.192%
2.192%
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.101%
2.101%
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: -0.5%
Trước đó: -0.3%
-0.5%
-0.3%
Cập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 21/4: LPBank, Dược Hậu Giang công bố, công ty nước lãi gấp 3,5 lần cùng kỳCập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 21/4: LPBank, Dược Hậu Giang công bố, công ty nước lãi gấp 3,5 lần cùng kỳ
6 giờ trước
Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCT) báo lãi trước thuế 81 tỷ đồng, tăng 29%. Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) báo lãi trước thuế 214 tỷ đồng, tăng 27%.
Giá vàng được kỳ vọng tiếp tục tăngGiá vàng được kỳ vọng tiếp tục tăng
6 giờ trước
Bất ổn vĩ mô, biến động trên thị trường chứng khoán và nhu cầu mua trú ẩn vẫn sẽ là lực đẩy chính cho kim loại quý tuần này.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 21/4: Giải ngân thăm dò tại những cổ phiếu đã điều chỉnhNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 21/4: Giải ngân thăm dò tại những cổ phiếu đã điều chỉnh
13 giờ trước
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/4: Tăng giảm đan xen quanh mốc 1.220 điểmGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/4: Tăng giảm đan xen quanh mốc 1.220 điểm
13 giờ trước
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ: Giá dầu sẽ còn xuống thấp hơn nữaBộ trưởng Năng lượng Mỹ: Giá dầu sẽ còn xuống thấp hơn nữa
13 giờ trước
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Máy bay Boeing bị Trung Quốc trả về MỹMáy bay Boeing bị Trung Quốc trả về Mỹ
14 giờ trước
Một chiếc Boeing 737 MAX đáng lẽ bàn giao cho hãng bay Trung Quốc đã quay về Mỹ hôm 20/4 trong bối cảnh căng thẳng thuế quan.
[Báo cáo] Thị trường gạo quý I/2025: Giá gạo vẫn ở mức thấp trong thời gian tới?[Báo cáo] Thị trường gạo quý I/2025: Giá gạo vẫn ở mức thấp trong thời gian tới?
14 giờ trước
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
Nhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản MỹNhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản Mỹ
16 giờ trước
Ngày 19/4, tờ Yomiuri (Nhật Bản) cho biết nước này đang cân nhắc mua thêm đậu tương và gạo của Mỹ, nhằm tăng vị thế trong đàm phán thuế.
Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắmGóc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắm
17 giờ trước
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?
17 giờ trước
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
ĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trườngĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trường
19 giờ trước
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Ruble tăng giá 40% so với USD năm nayRuble tăng giá 40% so với USD năm nay
19 giờ trước
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.