Nắm giữ 98% nguồn cung toàn cầu, 'át chủ bài' của Trung Quốc có thể khiến không chỉ Mỹ mà cả thế giới gánh hậu quả
17:00 13/04/2025
'Kho báu' này giờ đây cũng đã trở thành quân bài trong cuộc chiến thương mại.
17 nguyên tố “đất hiếm” nằm ở cuối bảng tuần hoàn các nguyên tố mang những cái tên dài như dysprosium và praseodymium. Nhưng không chỉ giống nhau ở tên gọi, chúng còn chia sẻ nhiều đặc điểm chung: được sản xuất và sử dụng với lượng rất nhỏ, nhưng lại vô cùng thiết yếu trong nhiều sản phẩm công nghệ cao, từ pin, năng lượng tái tạo, vũ khí cho đến thiết bị y tế.
Quan trọng hơn cả, gần như toàn bộ nguồn cung trên thế giới đều đến từ Trung Quốc.
Những nguyên tố đất hiếm này giờ đây cũng đã trở thành quân bài trong cuộc chiến thương mại. Ngày 4/4, nhằm đáp trả các mức thuế quan của ông Donald Trump, Trung Quốc đã hạn chế xuất khẩu 7 nguyên tố đất hiếm sang Mỹ.
Gần như toàn bộ nguồn cung đất hiếm trên thế giới đều đến từ Trung Quốc
Động thái này buộc các nhà sản xuất phải xin giấy phép xuất khẩu, chưa phải lệnh cấm hoàn toàn, nhưng hoàn toàn có thể trở thành như vậy. Trung Quốc đã từng cấm xuất khẩu ba kim loại khác ít hiếm hơn nhưng cũng quan trọng không kém, đồng thời siết chặt kiểm soát với một số nguyên liệu khác.
Vậy nếu lệnh cấm với đất hiếm thực sự xảy ra, thiệt hại sẽ nghiêm trọng đến mức nào?
Lịch sử cho thấy một số manh mối. Hai năm trước, Trung Quốc hạn chế xuất khẩu gallium và germanium, hai kim loại dùng trong sản xuất chip, radar và vệ tinh.
Đến tháng 12 năm ngoái, Trung Quốc cấm hoàn toàn việc xuất sang Mỹ các kim loại này, cũng như antimony, một chất chống cháy. Kể từ đó, giá cả leo thang, thị trường toàn cầu trở nên chia rẽ. Theo Jack Bedder từ công ty tư vấn Project Blue, gallium mua ở phương Tây hiện đắt gấp 2-3 lần so với mua ở Trung Quốc.
Tuy nhiên, Mỹ vẫn chưa lâm vào khủng hoảng: nhiều doanh nghiệp đã tích trữ trước khi lệnh cấm được áp dụng; các hợp đồng cung ứng dài hạn vẫn được duy trì; và một phần nguyên liệu vẫn có thể nhập về thông qua nước thứ ba. Một nguồn tin gần Lầu Năm Góc cho biết chưa có dấu hiệu hoảng loạn nào liên quan đến gallium trong Bộ Quốc phòng Mỹ.
Tuy vậy, các hạn chế mới nhất của Trung Quốc có thể gây thiệt hại nghiêm trọng hơn vì ba lý do. Thứ nhất, những nguyên tố đất hiếm “nặng” mà Trung Quốc chọn để hạn chế là khó thay thế nhất. Dysprosium và terbium giúp điều hòa nhiệt trong nam châm công suất lớn dùng cho tua-bin gió ngoài khơi, máy bay phản lực và tàu vũ trụ.
“Động cơ càng lớn thì càng cần đất hiếm nặng”, theo ông Ionut Lazar từ công ty tư vấn CRU. Năm nguyên tố còn lại rất quan trọng với chip trí tuệ nhân tạo, đồng thời được sử dụng trong máy quét MRI, laser và cáp quang.
Nguồn: Economist
Thứ hai, Trung Quốc kiểm soát khâu sản xuất đất hiếm nặng còn chặt hơn so với loại nhẹ. Họ nắm phần lớn hoạt động khai thác, cả trong nước lẫn ở Myanmar. Đặc biệt, Trung Quốc xử lý tới 98% nguyên liệu đã khai thác. Không giống như gallium hay germanium, các nguyên tố đất hiếm nặng không tồn tại ở dạng tinh khiết trong lớp vỏ Trái Đất. Chúng cần được chiết tách khỏi các hợp chất hóa học bằng kỹ thuật chuyên sâu và rất nhiều công sức, nhưng lợi nhuận thì lại không cao.
Điều này dẫn đến vấn đề thứ ba: Trung Quốc có công cụ rất mạnh để thực thi lệnh cấm. Chính phủ có thể theo dõi từng tấn đất hiếm được khai thác và xử lý trong nước, cũng như điểm đến cuối cùng của chúng, theo ông Ryan Castilloux từ hãng nghiên cứu Adamas Intelligence.
Ngoài ra, Trung Quốc còn giám sát nhu cầu từ các công ty trên toàn thế giới, nhờ đó phát hiện bất kỳ đối tượng nào có dấu hiệu nhập khẩu nhiều hơn bình thường để tái xuất sang Mỹ.
“Nếu Trung Quốc thực sự ra tay, hậu quả lan rộng là điều khó tránh khỏi vì họ sẽ quyết tâm bịt mọi lỗ hổng,” theo bà Melissa Sanderson, một chuyên gia khai khoáng từng làm việc cho Bộ Ngoại giao Mỹ. Trong bối cảnh bị đe dọa cắt nguồn cung, các nước thứ ba có thể sẽ không vội vàng đứng về phía Mỹ.
Nếu lệnh cấm xảy ra, Mỹ sẽ chịu tác động nặng nề. Giá cả sẽ tăng vọt khi các doanh nghiệp đổ xô tích trữ.
Theo Neha Mukherjee từ hãng nghiên cứu Benchmark Minerals, giá dysprosium có thể tăng từ 230 USD hiện tại lên 300 USD mỗi kg. Nhiều công ty đã có dự trữ, nhưng lượng này có thể cạn trong vòng vài tháng. Khi đó, các ngành dân sự sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên: tua-bin gió ngoài khơi có thể trở nên đắt đỏ hoặc không thể sản xuất được, ô tô điện có thể phải dùng động cơ nhỏ hơn. Sau đó, đến lượt ngành quốc phòng cũng sẽ gặp khó khăn, theo bà Gracelin Baskaran từ Viện CSIS.
Mỹ chắc chắn sẽ đẩy nhanh nỗ lực tìm nguồn cung thay thế. Hiện tại, Mỹ chỉ có một mỏ đất hiếm duy nhất ở California. Một số mỏ mới đang được phát triển, trong đó có dự án hợp tác tại Brazil và Nam Phi. Mỹ cũng đang sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng từ thời chiến tranh Triều Tiên (năm 1950) để tài trợ cho nhà máy chế biến đất hiếm nặng đầu tiên ngoài Trung Quốc, đặt tại Texas.
Tuy nhiên, Mỹ và các nước khác vẫn thiếu năng lực để chế tạo nam châm hiệu suất cao từ đất hiếm, loại sản phẩm mà Trung Quốc cũng đang hạn chế xuất khẩu. Các nhà phân tích ước tính Mỹ sẽ cần 3-5 năm để xây dựng chuỗi cung ứng từ khai thác đến sản xuất nam châm mà không phụ thuộc Trung Quốc.
Dĩ nhiên, việc cấm xuất khẩu cũng sẽ làm Trung Quốc thiệt hại, vì cầu sẽ sụt giảm. Năm 2010, trong một tranh chấp ngư nghiệp, Trung Quốc từng ngừng xuất đất hiếm sang Nhật Bản. Chỉ vài tháng sau, Nhật nhượng bộ và Trung Quốc nối lại xuất khẩu. Tuy nhiên, các hãng xe Nhật cũng nhân cơ hội này để thiết kế lại sản phẩm, giảm phụ thuộc vào đất hiếm.
Lần này, Trung Quốc có thể sẽ chỉ giảm xuất sang Mỹ một cách chọn lọc, trừ khi ông Trump tiếp tục theo đuổi chiến lược đối đầu. Khi đó, cuộc đối đầu quan trọng nhất thế giới có thể sẽ trở nên cực kỳ căng thẳng.
Dù một số mặt hàng công nghệ được miễn trừ tạm thời, phần lớn các doanh nghiệp Mỹ, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ, đang gánh chịu thiệt hại nghiêm trọng và có nguy cơ không thể phục hồi từ làn sóng áp thuế nhập khẩu lên tới 145% đối với hàng hóa Trung Quốc.
Trong ngày 11/04, Neel Kashkari, Chủ tịch Fed Minneapolis, cảnh báo những diễn biến gần đây trên thị trường tài chính cho thấy các nhà đầu tư có thể đang rời khỏi nước Mỹ trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Donald Trump tiếp tục leo thang.
Trong nhiều thập niên, nhân loại từng ám ảnh bởi viễn cảnh dân số bùng nổ, khi tài nguyên cạn kiệt trước nhu cầu của hàng tỷ người. Thế nhưng giờ đây, mối nguy thầm lặng nhưng không kém phần...
Keith Kellogg, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã đề cập đến khả năng thiết lập "các vùng chịu trách nhiệm" do Nga và các nước châu Âu khác phụ trách ở Ukraine sau khi Moscow - Kiev đạt thỏa thuận ngừng bắn.
Lực lượng cứu hộ Hàn Quốc đã cứu được công nhân sống sót sau 13 tiếng kẹt dưới đống đổ nát trong vụ sập hầm tàu điện ngầm đang thi công ở tỉnh Gyeonggi.
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.