Thịt bò Mỹ biến mất khỏi thực đơn nhà hàng ở Bắc Kinh
6 giờ trước
Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đã ảnh hưởng đến thị trường thực phẩm khi mà món thịt bò Mỹ biến mất khỏi thực đơn của các nhà hàng tại Bắc Kinh.
Cuộc chiến thương mại kéo dài giữa Mỹ và Trung Quốc đã và đang để lại dấu ấn rõ nét trong nhiều ngành, bao gồm cả thực phẩm và nhà hàng.
Một ví dụ điển hình là việc nhiều nhà hàng phong cách Mỹ tại Bắc Kinh, vốn nổi tiếng với các món thịt nướng và bít tết sử dụng thịt bò Mỹ, buộc phải thay đổi thực đơn khi thịt bò Mỹ trở thành một mặt hàng xa xỉ do các mức thuế trả đũa cao ngất ngưởng.
Sự "biến mất" của thịt bò Mỹ khỏi thực đơn
Tại Home Plate BBQ, một nhà hàng kiểu Mỹ ở Bắc Kinh, Trung Quốc, nhân viên đang in lại thực đơn. Cuộc chiến thương mại Washington - Bắc Kinh hiến thịt bò Mỹ, từng là nguyên liệu chủ đạo, sẽ không còn xuất hiện trên bàn ăn nữa.
Thịt bò Mỹ là một trong hàng nghìn mặt hàng "hy sinh" trong cuộc chiến thương mại giữa hai đối tác lớn nhất thế giới. (Ảnh minh hoạ)
Thịt bò của nhà hàng Home Plate BBQ, từng được nhập khẩu hoàn toàn từ Mỹ, giờ đây chủ yếu đến từ Australia. Mỗi tháng, nhà hàng này tiêu thụ khoảng 7-8 tấn thịt, và khi nguồn thịt bò Mỹ trong kho đông lạnh cạn kiệt trong vài tuần tới, nhà hàng BBQ này sẽ chỉ phục vụ thịt bò từ Australia.
"Việc tiếp tục sử dụng thịt bò Mỹ trở nên rất khó khăn. Chúng tôi sẽ chuyển hoàn toàn sang thịt bò M5 của Australia sau khi dùng hết kho dự trữ... Nó có hương vị, chất lượng và mùi vị tương tự, nhưng chúng tôi buộc phải chuyển đổi do áp lực thị trường và thuế quan" , ông Charles de Pellette, Gám đốc điều hành Home Plate, cho biết.
Sườn heo cũng sẽ thay đổi, giờ đây, chúng sẽ được nhập từ Canada, ông cho biết thêm.
Australia đang nỗ lực lấp đầy khoảng trống này, bao gồm cả việc cung cấp thịt ức bò với giá rẻ hơn 40%. Tại Home Plate, họ đã thành công. Đến tháng 5, thực khách sẽ có cơ hội thưởng thức các món sườn bò, ức bò và xúc xích bò Australia được hun khói lâu và chậm theo phong cách Texas và miền Nam nước Mỹ.
"Chúng tôi đã thử nghiệm trong vài tháng và nhận thấy thực sự nó không khác gì so với thịt bò Mỹ. Khách hàng của chúng tôi khá hài lòng với sản phẩm này" , ông de Pellette nói.
Tuy nhiên, vị giám đốc này từ chối tiết lộ số tiền nhà hàng Home Plate phải chi trả cho thịt bò Australia.
Theo chia sẻ của nhà cung cấp thịt bò giấu tên có trụ sở tại thủ đô Bắc Kinh, một số nhà hàng khác ở khu vực này cũng đang gặp tình trạng tương tự.
" Họ phải chuyển sang thịt bò Australia, ngay cả các nhà hàng bít tết kiểu Mỹ ", người này nói.
Thịt bò Mỹ là một trong hàng nghìn mặt hàng "hy sinh" trong cuộc chiến thương mại giữa hai đối tác lớn nhất thế giới.
Tác động dây chuyền
Việc thịt bò Mỹ bị loại khỏi chuỗi cung ứng nhà hàng ở Trung Quốc là biểu hiện rõ ràng của tác động từ các chính sách thuế quan. Người tiêu dùng Trung Quốc giờ đây phải lựa chọn giữa giá cao hoặc chất lượng thay đổi – một sự đánh đổi không mong muốn.
Thực tế, trước khi cuộc chiến thương mại bắt đầu, giá thịt bò Mỹ đã trở nên đắt đỏ một phần do tình trạng thiếu hụt sau những năm hạn hán kéo dài khiến số lượng đàn bò giảm xuống mức thấp nhất kể từ thập niên 1950. Tiếp đó, các mức thuế trả đũa 125% của Bắc Kinh, cộng với thuế suất 22% đã có từ trước, khiến giá của loại thực phẩm này càng trở nên khó chi trả hơn.
Giá thịt bò Mỹ đã tăng gần 50% từ tháng 5/2024 đến tháng 3 năm nay, trước khi tăng vọt sau các lệnh thuế quan, khiến nguồn cung cạn kiệt và chi phí gần như gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều nhà hàng bít tết cao cấp, từng sử dụng thịt bò Mỹ như một yếu tố làm nên thương hiệu, cũng phải tìm đến các nguồn cung cấp khác như Úc, Argentina hoặc thậm chí nội địa Trung Quốc. Điều này không chỉ làm thay đổi thị trường tiêu thụ mà còn ảnh hưởng tới hình ảnh sản phẩm Mỹ tại thị trường nước ngoài.
Mặc dù xuất khẩu thịt bò Mỹ sang Trung Quốc trị giá 125 triệu USD/tháng chỉ là một phần nhỏ trong thương mại hàng hóa khổng lồ, nhưng sự biến mất của thực phẩm này khỏi thực đơn tại các nhà hàng ở Bắc Kinh là một dấu hiệu về số phận sắp tới của hàng nghìn mặt hàng khác ở cả hai bên bờ Thái Bình Dương.
Ở chiều ngược lại, các nhà chăn nuôi bò Mỹ cũng đang hứng chịu thiệt hại đáng kể. Trung Quốc từng là thị trường xuất khẩu tiềm năng cho thịt bò Mỹ – đặc biệt sau khi các rào cản kỹ thuật được dỡ bỏ vào năm 2017. Tuy nhiên, căng thẳng thương mại kéo dài đã khiến xuất khẩu thịt bò Mỹ sang Trung Quốc giảm mạnh.
Các nhà sản xuất giờ đây phải tìm kiếm thị trường thay thế hoặc chấp nhận bán với giá thấp hơn tại thị trường nội địa, từ đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận và đầu tư phát triển.
Một điểm đáng chú ý chính là sự thay đổi trong khẩu vị và thói quen tiêu dùng tại Trung Quốc. Sự vắng mặt của thịt bò Mỹ không làm sụp đổ thị trường nhà hàng kiểu Mỹ – thay vào đó, nó mở ra một làn sóng “nội địa hóa” và chấp nhận đa dạng nguồn cung.
Điều này có thể gây ra những hậu quả lâu dài cho xuất khẩu nông sản Mỹ, nếu người tiêu dùng quen với các sản phẩm thay thế và không quay lại với hàng Mỹ kể cả sau khi chiến tranh thương mại kết thúc.
Thư viện Huawei nằm ở khu vực Sanyap của Khu phát triển công nghiệp công nghệ cao hồ Tùng Sơn, thành phố Đông Hoản, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, thuộc cơ sở nội bộ của khuôn viên doanh nghiệp Huawei.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.