Mùa đông cận kề, Nga tuyên bố dừng cung cấp khí đốt qua Ukraine tới một nước EU
16:08 16/11/2024
Nga vừa thông báo sẽ dừng cung cấp khí đốt cho Áo qua Ukraine từ hôm nay (16/11).
Nga vừa thông báo với Áo rằng nước này sẽ đình chỉ cung cấp khí đốt qua Ukraine từ thứ Bảy (16/11), báo hiệu dòng khí đốt cuối cùng của Nga tới châu Âu sắp kết thúc.
Theo đó, tuyến đường xuất khẩu khí đốt lâu đời nhất của Nga sang châu Âu – 1 đường ống có từ thời Liên Xô đi qua Ukraine, sẽ đóng cửa vào cuối năm nay.
Ukraine đã tuyên bố sẽ không gia hạn thỏa thuận trung chuyển khí đốt tới châu Âu với tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga).
Áo là nước mua khí đốt đường ống chính của Nga. Sau thông báo đình chỉ trên, Nga sẽ còn chỉ cung cấp khí đốt cho Hungary qua đường ống chạy qua Thổ Nhĩ Kỳ và Slovakia. Trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra 2022, Nga đáp ứng 40% nhu cầu khí đốt của Liên minh châu Âu (EU).
Thủ tướng Áo Karl Nehammer cho biết nước này đã có sự chuẩn bị trước sự việc này. “Không ngôi nhà nào sẽ phải chịu lạnh. Các cơ sở lưu trữ khí đốt đã lấp đầy”, ông nói với các phóng viên.
Tập đoàn năng lượng lớn nhất của Áo là OMV cho biết công ty đã chuẩn bị cho việc dừng nguồn khí đốt Nga và có thể cung cấp nhiên liệu cho khách hàng bằng cách nhập khẩu thông qua Đức, Ý và Hà Lan.
Giáo sư Ulrich Schmid tại Đại học St. Gallen cho biết động thái của Gazprom có thể làm dấy lên mối lo ngại ở Áo về việc sưởi ấm trong mùa đông.
Giá khí đốt châu Âu và toàn cầu tăng vọt sau khi nguồn cung qua đường ống của Nga giảm vào năm 2022. Một số nước châu Âu đã tìm được nguồn cung thay thế, bao gồm khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ. Mỹ đã trở thành nhà sản xuất khí đốt hàng đầu thế giới và dự kiến sẽ mở rộng sản xuất.
Áo là một trong những nước Tây Âu đầu tiên mua khí đốt của Nga khi Liên Xô ký hợp đồng cung cấp khí đốt vào năm 1968.
Đức cũng phụ thuộc rất nhiều vào khí đốt Nga trước xung đột Ukraine, nhưng việc cung cấp đã ngừng lại khi đường ống Nord Stream dưới Biển Baltic bị nổ vào năm 2022.
Nga đã vận chuyển khoảng 15 tỷ mét khối khí đốt qua Ukraine tới châu Âu vào năm 2023, bằng khoảng 8% giai đoạn đỉnh điểm 2018-2019, dữ liệu của Reuters cho biết.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, năm 2023, tuyến đường trung chuyển qua Ukraine đã đáp ứng 65% nhu cầu khí đốt ở Áo và nước láng giềng Hungary và Slovakia. Ukraine tuyên bố nước này sẽ không gia hạn thỏa thuận trung chuyển vốn sẽ hết hiệu lực vào cuối năm nay.
Hungary không còn nhận nhiều khí đốt qua Ukraine nữa mà nhập khẩu khối lượng lớn qua đường ống TurkStream ở Biển Đen. Slovakia vẫn nhận khí đốt Nga qua Ukraine.
Ủy viên năng lượng EU, Kadri Simson, nói với Reuters bên lề hội nghị khí hậu của Liên hợp quốc tại Azerbaijan rằng tất cả các nước EU nhận khí đốt trung chuyển qua Ukraine đều có thể tiếp cận các nguồn cung khác để bù đắp thiếu hụt.
“Chúng tôi đã nói rất rõ ràng rằng nguồn cung thay thế là có sẵn và không cần phải tiếp tục mua khí đốt Nga qua Ukraine”, ông Simson cho biết.
Hy Lạp mới đây cho biết sẽ cải tổ quốc phòng để tiết kiệm tiền và thay thế các vũ khí cũ bằng các máy bay không người lái sau khi rút ra bài học từ Ukraine.
Thái Lan đang xúc tiến nghiên cứu khả năng sử dụng năng lượng hạt nhân trước lo ngại về sự suy giảm nguồn cung khí đốt trong nước và tương lai không chắc chắn xung quanh các cuộc đàm phán giữa...
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Ông Trần Minh Bình cho biết trong thời gian tới ngân hàng sẽ tuyển dụng một lượng lớn nhân sự công nghệ thông tin với mức lương cao, đồng thời dự kiến cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch truyền thống.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.