Liên Hợp Quốc cảnh báo nhiệt độ Trái đất tăng 3°C, vượt xa ngưỡng dự báo
18:05 26/10/2024
Trái Đất đang nóng lên với tốc độ khủng khiếp kéo theo nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, LHQ kêu gọi các quốc gia cắt giảm 42% lượng khí thải vào năm 2030.
Theo báo cáo mới nhất của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), thế giới đang đối mặt với nguy cơ nhiệt độ tăng "thảm khốc" hơn 3,1°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, gấp đôi mục tiêu Thỏa thuận Paris. Báo cáo chỉ ra rằng mục tiêu kiềm chế mức tăng nhiệt độ ở ngưỡng 1,5°C "sẽ không thể đạt được trong vài năm tới" nếu không có hành động khẩn cấp. Hiện nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng 1,1°C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Số lượng hiện tượng thời tiết cực đoan tăng lên trong năm 2024
Inger Andersen, Giám đốc điều hành UNEP nhấn mạnh: "Thời điểm khủng hoảng khí hậu đã đến. Chúng ta cần hành động toàn cầu ở quy mô và tốc độ chưa từng có - ngay lập tức, trước khi có vòng cam kết khí hậu tiếp theo. Nếu không, mục tiêu 1,5°C sẽ sớm bị phá sản và mục tiêu dưới 2°C sẽ được đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt". Tổng thư ký LHQ António Guterres cũng cảnh báo thế giới đang "đi trên sợi dây căng" và "không còn thời gian để chần chừ".
Theo UNEP, lượng khí thải nhà kính đã đạt mức kỷ lục 57,1 tỷ tấn CO2 trong năm 2023, bất chấp các cam kết cắt giảm toàn cầu. Để duy trì mục tiêu 1,5°C, các quốc gia cần cùng nhau cắt giảm 42% lượng khí thải vào năm 2030 và 57% vào năm 2035 so với mức năm 2019.
Các nhà khoa học cảnh báo nếu nhiệt độ tăng lên 2°C, tác động tàn phá sẽ xảy ra đối với các quốc gia và đa dạng sinh học, bao gồm năng suất cây trồng giảm, trong khi hơn 1/3 dân số thế giới sẽ phải gánh chịu nhiệt độ khắc nghiệt và hậu quả của các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Bang Florida, Mỹ sau hai cơn bão khủng khiếp Helene và Milton trong năm qua. Các cơn bão nhiệt đới đã trở nên dữ dội hơn do nhiệt độ bề mặt biển ấm lên đến mức kỷ lục
Nhiệt độ trái đất nóng lên khiến các cơn bão nhiệt đới trở nên mạnh hơn và nguy hiểm hơn do các đại dương ấm hơn cung cấp nhiều năng lượng cho bão. Hiện tượng này đồng thời dẫn đến sức gió lớn hơn, mưa nhiều hơn và tăng nguy cơ lũ lụt, lở đất nghiêm trọng.
Số lượng các cơn bão nhiệt đới có sức tàn phá khủng khiếp cũng gia tăng đáng kể trong năm qua, cùng với hiện tượng nước biển dâng cao, gây ngập lụt ven biển nghiêm trọng và khiến đường đi của bão biến động, gây khó khăn cho công tác dự báo.
UNEP đề xuất các giải pháp then chốt bao gồm đẩy mạnh triển khai năng lượng mặt trời và gió - có thể giảm 27% lượng khí thải vào năm 2030 và 38% vào năm 2035, cải thiện hiệu quả năng lượng, tăng cường điện khí hóa trong giao thông và công nghiệp.
Cơ quan này ước tính cần 900 tỷ đến 2,1 nghìn tỷ USD mỗi năm trong giai đoạn 2021-2050 để chuyển đổi sang phát thải ròng bằng 0. Tuy nhiên, khoản đầu tư này sẽ được bù đắp bởi chi phí tiết kiệm từ việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí, thiệt hại về thiên nhiên và sức khỏe con người.
Bà Andersen nhấn mạnh thế giới không được từ bỏ mục tiêu phát thải ròng bằng 0, ngay cả khi mục tiêu 1,5°C ngày càng khó đạt được. "Mỗi phần nhỏ của một độ tránh được đều có giá trị về mặt cứu sống, bảo vệ nền kinh tế, tránh thiệt hại, bảo tồn đa dạng sinh học và khả năng nhanh chóng hạ nhiệt độ xuống mức vượt ngưỡng", bà nói.
Báo cáo được công bố trước thềm hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP29 tại Baku, nơi gần 200 quốc gia sẽ tham dự. Các nước có thời hạn đến tháng 2/2025 để nộp kế hoạch khí hậu quốc gia cập nhật. UNEP cũng lưu ý rằng mỗi năm các quốc gia không cắt giảm được lượng khí thải thì cần phải có những biện pháp cắt giảm mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Nhà sáng lập hãng xe điện Tesla và hãng sản xuất tên lửa SpaceX Elon Musk ghi nhận tài sản tăng thêm gần 34 tỷ USD trong một ngày dù đang bận rộn cho cuộc đua vào Nhà Trắng của ông Donald Trump.
Các đơn vị quân đội Ukraine tại tỉnh Kursk của Nga, vốn đã bị cắt đứt khỏi biên giới, dường như không nhận thức được tình hình của họ tồi tệ đến mức nào, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết.
Cựu Tổng thống Donald Trump, Phó tổng thống Kamala Harris và không ít chính trị gia khác nổi trên thế giới đều có điểm chung ít ai ngờ tới – sợi dây liên kết giữa họ với đồ ăn nhanh của McDonald's.
Ba công ty mang tính biểu tượng của Mỹ - Starbucks, Nike và Boeing - đang chia sẻ cùng một nỗi đau: Tìm lại ánh hào quang đã mất. Dù mỗi công ty vừa bổ nhiệm CEO mới với sứ mệnh cải tổ và phục hưng thương hiệu, con đường phía trước vẫn còn rất khó khăn.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh, John Healey, thừa nhận quân đội Anh chưa sẵn sàng để tham gia vào một cuộc xung đột quy mô lớn và hiện không đủ khả năng ngăn chặn đối thủ nếu chiến tranh nổ ra.
Ông Christodoulos Patsalides, thành viên Hội đồng Thống đốc Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), cho biết nếu lạm phát không bất ngờ tăng, ECB có thể tiếp tục giảm lãi suất.
Hiện tại, gần 90% nam châm vĩnh cửu được sản xuất bởi Trung Quốc. Một công ty của Mỹ mới đây thông báo họ đã "phá vỡ" chuỗi cung ứng tập trung và chế tạo được sản phẩm này.
Apple chiếm 15,6% thị phần smartphone tại Trung Quốc trong quý III/2024, chỉ đứng sau mức 18,6% của Vivo ở một trong những thị trường quan trọng nhất của hãng.
(ĐTCK) Hôm thứ Sáu (25/10), Nvidia đã soán ngôi Apple để trở thành công ty có giá trị nhất thế giới, sau đợt tăng giá cổ phiếu kỷ lục được thúc đẩy bởi nhu cầu không ngừng đối với chip AI siêu máy tính.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã nhất trí gia hạn thêm 3 năm thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương với tổng giá trị lên tới 200 tỷ nhân dân tệ (khoảng 28,13 tỷ USD) hay 3,4 nghìn tỷ yen.
Nhật báo danh tiếng và lâu đời Washington Post hôm 25/10 tuyên bố sẽ không ủng hộ ứng viên đảng Dân chủ Kamala Harris hay ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.