Lệnh trừng phạt LNG Nga của EU sẽ chỉ là “đòn gió”
22:17 26/06/2024
Nhận định trên được một số chuyên gia đưa ra khi bình luận về gói trừng phạt thứ 14 đối với Nga vừa được EU thông qua trong tuần này.
Cơ sở khai thác khí LNG mới của Novatek - Tập đoàn sản xuất khí tự nhiên lớn nhất Liên bang Nga, đang được xây dựng vào mùa Hè năm ngoái tại Murmansk, phía Bắc nước Nga. Ảnh: EPA
Liên minh châu Âu (EU) đã nhắm vào lĩnh vực khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga lần đầu tiên trong gói trừng phạt mới nhất, tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, lệnh cấm vận này khó có thể cản trở việc xuất khẩu khí đốt của Nga.
Tuần này, Hội đồng châu Âu đã thông qua gói trừng phạt thứ 14 đối với Nga liên quan đến chiến dịch quân sự tại Ukraine, trong đó bao gồm một loạt hạn chế mới liên quan đến lĩnh vực năng lượng.
Sau giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 9 tháng, EU sẽ cấm sử dụng các cảng của mình để trung chuyển khí LNG Nga sang các thị trường thứ ba ngoài khối, như Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo thông báo của EU, động thái mới nhất nhằm mục đích tăng chi phí hậu cần của Nga và ngăn chặn việc dỡ LNG từ các tàu phá băng lớn của nước này sang các tàu nhỏ hơn, rẻ hơn để vận chuyển tiếp đến phần còn lại của thế giới. EU nói rằng lệnh cấm vận sẽ buộc Moscow phải tìm các cơ sở trung chuyển thay thế, do đó làm tăng chi phí.
Brussels cũng ngay lập tức cấm các công ty châu Âu đầu tư hoặc xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tới các nhà máy LNG đang được xây dựng của Nga, đặc biệt nhắm vào các dự án LNG 2 Artic và Murmansk LNG của tập đoàn năng lượng Novatek.
EU hy vọng gói trừng phạt mới nhất sẽ làm gián đoạn nguồn cung linh kiện quan trọng và làm giảm sản lượng khí đốt dài hạn của Nga, đặc biệt khi Moscow đặt mục tiêu chiếm 20% thị trường LNG toàn cầu vào năm 2035.
Gói trừng phạt thứ 14 đánh dấu lần đầu tiên EU nhắm vào lĩnh vực LNG của Nga kể từ khi bùng phát cuộc xung đột tại Ukraine, phù hợp với mục tiêu của khối là chấm dứt sự phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn cung năng lượng từ Moscow vào năm 2027.
Tuy nhiên, trang Global Trade Review dẫn lời các chuyên gia nhận định, những biện pháp nói trên khó có thể có tác động đáng kể đến khối lượng xuất khẩu của Nga trong thời gian tới.
Chuyên gia James Willn - một đối tác tại công ty luật Reed Smith – cho biết, việc nhập khẩu khí đốt Nga vào châu Âu chưa thể sớm chấm dứt vì EU vẫn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung năng lượng của Moscow.
Theo ông Willn, Brussels hy vọng việc ngăn chặn vận chuyển LNG sẽ khiến Moscow gặp khó khăn hơn và làm giảm doanh thu thực tế từ LNG, nhưng thực tế điều đó khó có thể làm giảm xuất khẩu khí đốt của Nga.
Chuyên gia Willn lưu ý thêm rằng Nga có khoảng 9 tháng để tìm ra các phương pháp thay thế để vận chuyển LNG mà không cần sử dụng các cảng của EU.
Cũng có quan điểm tương tự, các chuyên gia Nga nói với hãng tin Tass rằng lệnh cấm vận của EU sẽ không phát huy hiệu quả trong việc chặn nguồn thu từ LNG của Moscow, thay vào đó sẽ làm tăng giá khí đốt toàn cầu.
"Lệnh cấm trung chuyển khí LNG Nga sang các thị trường thứ ba ngoài EU sẽ khiến giá mặt hàng năng lượng này tăng phi mã. Trong khi đó, chúng tôi đã có giải pháp đối phó với khó khăn này khi tập đoàn năng lượng Novatek đã thiết lập trạm trung chuyển khí đốt tại Murmansk và dọc theo Tuyến đường biển phía Bắc” - bà Maria Belova, Giám đốc Nghiên cứu của Trung tâm Implementa của Nga cho hay.
EU sẽ áp thêm giá trần LNG?
Vòng trừng phạt mới nhất của EU diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về vai trò của khối này trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại năng lượng của Nga.
Trong năm 2023, Nga được cho là đã thu được lợi nhuận 8 tỷ euro từ việc xuất khẩu LNG sang EU. Theo báo cáo của nhóm Global Witness, chỉ 1/4 số tiền này là tiền trung chuyển, phần còn lại đã được các quốc gia thành viên EU sử dụng.
Việc châu Âu nhập khẩu bùng nổ khí đốt Nga đang thúc đẩy những lời kêu gọi về giá trần với LNG, tương tự như giá trần với dầu thô của Nga (60 USD/thùng) mà EU, Mỹ và các quốc gia đồng minh áp đặt kể từ tháng 12 năm ngoái.
Trong báo cáo công bố hồi tháng 4, Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch (CREA) cho biết, EU nên đưa ra giá trần LNG là 17 euro/MWh - mức giá mà Nga vẫn có lãi khi xuất khẩu, nhưng đồng thời làm giảm nghiêm trọng doanh thu của Moscow.
CREA ước tính biện pháp áp giá trần như vậy sẽ làm giảm tổng doanh thu xuất khẩu LNG của Nga tới 60% trong năm 2023, tương đương 10 tỷ euro.
Tuy nhiên, biện pháp áp giá trần với dầu mỏ đã phải đối mặt với những thách thức. Báo cáo của GTR trong những tuần gần đây cho hay, các công ty bảo hiểm của Anh bị phát hiện đã bảo hiểm cho 8 lô hàng dầu thô của Nga được bán trên 60 USD/thùng.
>> EU tìm giải pháp thay thế hợp đồng trung chuyển khí đốt Nga-Ukraine
Liên minh châu Âu mới đây thông qua gói trừng phạt thứ 14 nhằm vào lĩnh vực khí tự nhiên hóa lỏng của Nga. Tuy nhiên, theo giới chức Nga và các chuyên gia, biện pháp trừng phạt là con dao hai lưỡi, không mang lại lợi ích cho bất cứ ai, kể cả bên áp đặt.
Lần đầu tiên trong hai tháng qua, đồng yen giảm tới mức hơn 160 yen đổi 1 USD, làm gia tăng lo ngại rằng Chính phủ Nhật Bản sẽ lại can thiệp để kiềm chế đồng nội tệ tiếp tục giảm nhanh hơn nữa.
Đồng yen đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 1986 so với đồng USD. Diễn biến này làm dấy lên lo ngại rằng các nhà chức trách Nhật Bản có thể sẽ sớm buộc phải hỗ trợ đồng nội tệ.
Ở nhiều khu vực của Trung Quốc, các kho bãi và khu công nghiệp từng thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư quốc tế hiện đang đối mặt với sự suy giảm hoạt động kinh doanh đáng kể.
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Ông Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn PAN cho biết công ty không chịu ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thuế quan của Mỹ và tỷ trọng doanh thu từ thị trường này cũng nhỏ.
(ĐTCK) Dù bị VCB và VIC cản bước, nhưng với sắc xanh chiếm thế áp đảo, trong đó có sự khởi sắc của nhóm bất động sản công nghiệp và một số mã bluechip khác đã giúp VN-Index vẫn nới rộng đà tăng trong phiên chiều, vượt mốc 1.210 điểm.
Dư nợ margin tại các công ty chứng khoán tăng mạnh trong quý I/2025, đạt gần 275.000 tỷ đồng - mức cao nhất lịch sử. Đáng chú ý, nhà đầu tư cá nhân đẩy mạnh sử dụng đòn bẩy ngay trước thời điểm thị trường lao dốc vì thông tin Mỹ áp thuế hàng Việt.
Trước những phát sinh thực tế nằm ngoài khả năng kiểm soát, Vietjet vừa có văn bản đề nghị CTCP phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất thêm một tháng.
Trong quý I, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 108 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ, hoàn thành 16% kế hoạch. Năm nay công ty dự kiến chia cổ tức tiền mặt 5%.
Các nhịp phục hồi mang tính kỹ thuật nên được tận dụng để cơ cấu danh mục Ngay đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục áp thuế lên các mặt hàng nhập khẩu, đặc...
Cổ phiếu nhóm công ty chứng khoán cũng có phiên giao dịch khởi sắc với mức tăng phổ biến của các mã trong nhóm 2 – 4%. SBS, VIG, APG tăng trần, “trắng bên bán”.
Cổ phiếu SBS tăng trần 2 phiên liên tiếp, nâng vốn hóa thêm gần 30% chỉ sau 2 ngày giao dịch. Diễn biến này diễn ra ngay sau khi Sacombank công bố kế hoạch chi 1.500 tỷ đồng thâu tóm một công ty chứng khoán, làm dấy lên đồn đoán về SBS.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.