Làm 1 giờ tại Nhật Bản chỉ đủ mua 2 cái bánh hamburger: Chuyện gì đang diễn ra ở nền kinh tế lớn thứ 4 thế giới?
10:50 20/02/2025
Đồng Yên yếu đang biến những sản phẩm tưởng chừng như rẻ tại Nhật Bản thành mặt hàng xa xỉ với người lao động bình dân.
Mới đây, chỉ số Big Mac của tờ The Economist, một chỉ số đo lường tỷ giá hối đoái thông qua sản phẩm bánh Big Mac hamburger của McDonald's, đã khiến nhiều người bất ngờ.
Cụ thể mức lương của người lao động Nhật Bản cho 1 giờ làm việc ở nhà hàng hay cửa hàng bán lẻ chỉ đủ mua 2,18 bánh Big Mac hamburger, thấp hơn rất nhiều so với con số 3,95 của Australia. Con số tại Nhật Bản cũng đã giảm 0,2 chiếc hamburger so với 5 năm trước vì mức lương tăng chậm hơn so với lạm phát.
Việc đồng Yên yếu, từng xuống mức thấp nhất 37 năm vào năm 2024, đang khiến nhiều người lao động tại Nhật Bản phải lao đao.
Số Big Mac humberger mà người lao động các nước mua được thông qua tiền lương mỗi giờ làm việc
Big Mac Index
Thông thường, việc so sánh dữ liệu kinh tế xuyên biên giới một cách chuẩn xác là khá khó khăn so sự biến động liên tục của tỷ giá hối đoái và sự khác biệt trong môi trường làm việc. Bởi vậy các nhà kinh tế học thường so sánh giá cùng một mặt hàng được dùng rộng rãi ở nhiều quốc gia làm chỉ số, ví dụ như bánh Big Mac humberger của McDonald's, son môi hay thậm chí là nhiều mặt hàng phổ thông khác làm thước đo tiêu chuẩn.
Quay lại với câu chuyện Nhật Bản, tờ Nikkei Asian Review cho hay họ đã sử dụng dữ liệu từ Indeed, một trang web việc làm toàn cầu của Mỹ để tính toán tiền lương theo giờ cho nhân viên của 22 chuỗi nhà hàng và bán lẻ toàn cầu bao gồm McDonald's.
Đồng thời với đó, Nikkei đã sử dụng giá Big Mac địa phương do tờ The Economist tại Anh công bố để tính toán số lượng bánh hamburger Big Mac mà người lao động có thể mua cho một giờ làm việc tại quốc gia hoặc khu vực của họ.
Theo tờ The Economist, giá của một chiếc Big Mac là 3,2 USD tại Nhật Bản tính đến tháng 7/2024, thấp hơn gần 50% so với ở Mỹ và Anh, qua đó tạo ra ấn tượng chung là loại thức ăn này tại Nhật Bản tương đối rẻ.
Tuy nhiên theo chuyên gia kinh tế Yusuke Aoki tại Indeed Japan, nếu nhìn kỹ thì người lao động Nhật Bản đang ngày càng khó mua loại thực phẩm này hơn khi đồng Yên yếu còn mức lương tăng không kịp lạm phát.
Cụ thể trong 5 năm qua, giá Big Mac humberger đã tăng 23% tại Nhật Bản nhưng tiền lương theo giờ của người lao động chỉ tăng 11%.
Tiền lương của người lao động Nhật Bản hầu như đi ngang kể từ khi nền kinh tế này chứng kiến bong bóng bất động sản sụp đổ vào thập niên 1990 gây ra tình trạng giảm phát kéo dài.
Số tiền lương mỗi giờ tính theo đồng USD tại các nước
Tuy nhiên đại dịch Covid-19 và hàng loạt những biến động địa chính trị lại đang khiến giá hàng hóa và dịch vụ tăng cao, dẫn đến lạm phát tăng nhanh hơn mức lương.
Tệ hơn, để chống giảm phát, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) còn hạ lãi suất xuống mức âm nhằm kích thích kinh tế. Dù các doanh nghiệp xuất khẩu được hưởng lợi nhưng thay vì tăng lương cho người lao động thì các cổ đông lại tích trữ tài sản, qua đó càng làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn.
"Tiền lương ngành dịch vụ hiện đều khá ổn định nên việc tăng lương là rất hiếm và nếu có cũng chỉ khoảng 10-20 Yên, tương đương 0,065-0,13USSD", một công nhân tại một nhà hàng McDonald's ở quận Ginza sầm uất của Tokyo cho biết.
Nếu tính theo đồng USD, bình quân người lao động bình dân Nhật Bản chỉ kiếm được 7 USD/giờ năm 2024, thấp hơn so với 8,6 USD/giờ năm 2019.
Thậm chí tiền lương theo giờ tại Nhật Bản đã giảm xuống dưới mức các nước láng giềng châu Á như Singapore, Hàn Quốc do đồng Yên mất giá quá mạnh so với đồng USD.
Khi đồng Yên xuống mức thấp nhất 37 năm so với đồng USD vào năm 2024, các thương hiệu lớn như Toyota Motor đã báo cáo mức lợi nhuận cao nhất lịch sử và cổ phiếu cũng tăng lên mức cao kỷ lục.
Tuy nhiên với người dân Nhật Bản, đồng Yên yếu chẳng làm được gì hơn ngoài việc khiến chi phí sinh hoạt tăng cao.
Cao nhất 33 năm
Số liệu mới nhất của Bộ Y tế và Lao động Nhật Bản cho thấy trong năm 2024, thu nhập bình quân hàng tháng của 1 người làm công ăn lương Nhật Bản là 348.182 Yên, tăng 2,9% so với năm 2023 và là mức tăng cao nhất trong vòng 33 năm trở lại đây.
Thế nhưng người dân Nhật Bản lại chẳng hề vui mừng bởi với mức tăng trung bình của vật giá lên tới 3,2%, thu nhập thực chất của một người lao động Nhật Bản lại bị giảm 0,2%.
Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp thu nhập thực chất của người Nhật rơi vào tình trạng năm sau thấp hơn năm trước.
Số liệu chính thức cho thấy nền kinh tế Nhật Bản có tăng tốc vào cuối năm 2024 nhưng nếu điều chỉnh theo lạm phát thì trong cả năm ngoái, Nhật Bản chỉ tăng trưởng 0,1%, thấp hơn nhiều so với 1,5% của năm trước đó.
Số liệu chính thức cho thấy chi tiêu hộ gia đình tại Nhật Bản đã giảm nhẹ năm 2024, trái ngược với đà tăng trong 3 năm trước đó.
Như vậy là trái ngược với Mỹ, nơi mức tiêu dùng mạnh có thể hồi phục lại nền kinh tế hậu đại dịch Covid-19 thì nhu cầu yếu kéo dài ở Nhật Bản lại đang khiến GDP đi ngang.
Tồi tệ hơn, với những mức thuế quan mà Tổng thống Donald Trump áp lên các đối tác thương mại bao gồm Nhật Bản, đồng Yên nhiều khả năng sẽ tiếp tục mất giá so với đồng USD và càng làm lạm phát lên cao, gây áp lực lên người dân.
Trong bối cảnh các nhà máy dịch chuyển sang nước ngoài thì đồng Yên có thấp cũng không phát huy được hết ưu thế.
Trái lại, Nhật Bản lại đang ngày càng phụ thuộc vào hàng nhập khẩu, bao gồm cả nhiên liệu như than và khí đốt được sử dụng để sản xuất điện. Kể từ khi Nhật Bản đóng cửa hầu hết các nhà máy điện hạt nhân sau thảm họa Fukushima năm 2011, nhập khẩu chiếm khoảng 90% tổng nguồn cung cấp năng lượng của nước này. Nước này cũng chi nhiều hơn cho các sản phẩm nông nghiệp nhập khẩu so với sản xuất trong nước.
Một cuộc khảo sát vào tháng 12/2024 cho thấy 60% hộ gia đình tại Nhật Bản cho biết tình hình kinh tế của họ tệ hơn so với 1 năm trước và chỉ 4% cho biết có cải thiện. Hậu quả là chỉ số niềm tin người tiêu dùng tại Nhật Bản hiện thấp hơn rất nhiều trước cả đại dịch Covid-19.
Các tuyên bố thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump khiến biến động trên thị trường ngoại hối tăng mạnh. Điều đó khiến các nhà đầu tư chú ý bởi họ có thể tận dụng cơ hội để kiếm lời.
Một số cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc công bố kế hoạch mở rộng và cải thiện dịch vụ tàu du lịch thân thiện với người cao tuổi.
Lần đầu tiên kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, bệnh cúm đã vượt qua Covid-19 để trở thành căn bệnh đường hô hấp gây tử vong nhiều nhất ở bang California (Mỹ), khiến các bệnh viện tại bang...
Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí về gói trừng phạt thứ 16 nhằm vào Nga, bất chấp những nỗ lực gần đây của Washington và Mátxcơva nhằm giải quyết xung đột ở Ukraine.
Giá dầu tăng lên gần mức cao nhất trong 1 tuần vào ngày thứ Tư (19/02), do lo ngại về tình trạng gián đoạn nguồn cung ở Nga và Mỹ, trong khi thị trường chờ đợi sự rõ ràng về các lệnh trừng phạt...
Tòa ghi nhận bà Trương Mỹ Lan có khả năng khắc phục thiệt hại rất lớn, có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ... nên đã giảm án tù chung thân để thể hiện tính nhân văn.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
Sau đợt chào bán thêm cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của cả ba cổ đông lớn nhất của PGBank đã giảm từ 40% về còn 33,6%.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.