Khủng hoảng ngành bảo hiểm tại Mỹ: Khách hàng phải trả gấp 7 lần tiền phí, nhiều quyền lợi bị cắt bỏ
08:20 17/03/2025
Khách hàng mua bảo hiểm đang kêu cứu!
Chi phí sinh hoạt thấp là lý do chính khiến ông bà Richard và Corey Chew chuyển về Oklahoma City để nghỉ hưu. Họ không ngờ hóa đơn bảo hiểm nhà hàng năm lại lên tới 3.500 USD (gần 90 triệu đồng), gấp đôi 7 năm trước đó.
Giông bão và cháy rừng khiến việc sửa chữa những ngôi nhà chịu thiệt hại trở nên tốn kém đến mức nhiều công ty bảo hiểm quyết định tăng phí. Điều này khiến không ít khách hàng bị mất quyền lợi, thậm chí chật vật trả phí quá cao.
“Giá xăng, thực phẩm và mọi thứ khác ở đây đều thấp hơn. Nhưng giá bảo hiểm vừa tăng vọt”, Richard Chew, 65 tuổi, cho biết.
Theo công ty môi giới Gallagher Re, bão đối lưu nghiêm trọng đã khiến các công ty bảo hiểm thiệt hại 58 tỷ USD tại Mỹ vào năm ngoái. Theo Viện Thông tin Bảo hiểm, con số này cao hơn cả thiệt hại dự kiến cho các vụ cháy ở Los Angeles. Bão đối lưu tạo ra gió mạnh và đôi khi là lốc xoáy. Mưa lớn cuốn theo biết bao của cải.
Doug Heller, giám đốc bảo hiểm tại Liên đoàn Người tiêu dùng phi lợi nhuận Mỹ cho biết: “Gánh nặng liên quan đến thời tiết đối với người Mỹ chủ yếu nằm giữa dãy núi Appalachians và Rockies, từ giữa Texas đến biên giới Canada”.
Thành phố Oklahoma, nơi trận mưa đá tồi tệ nhất cả nước tấn công 35.000 ngôi nhà vào năm ngoái, đang có nguy cơ trở thành “sa mạc bảo hiểm”. Các công ty bảo hiểm đã cắt giảm hợp đồng của gần 3.400 chủ nhà khu vực này, theo dữ liệu của ủy ban ngân sách Thượng viện. Hợp đồng bảo hiểm đối với những ngôi nhà 11 năm tuổi trở lên sẽ bị chấm dứt.
“Đây là thị trường khó khăn nhất mà tôi từng thấy”, Steven Conway, chủ sở hữu 22 năm của Conway Insurance, cho biết. “Những người hưởng An sinh xã hội hoặc có ngân sách eo hẹp thực sự đang gặp khó khăn”.
Không chỉ các hộ gia đình, một công ty diệt côn trùng ở khu vực Oklahoma City cho biết trong hai thập kỷ qua, chi phí bảo hiểm của doanh nghiệp ông đã tăng từ khoảng 1% lên khoảng 10%. Một công ty xây dựng cho biết vào năm ngoái rằng doanh số bán hàng ở Oklahoma City đã bị ảnh hưởng do giá bảo hiểm.
Hệ thống trường công vùng ngoại ô Norman phải trả 3,2 triệu USD bảo hiểm tài sản, gấp đôi chi phí cách đây 5 năm và tương đương với mức lương của 46 giáo viên. Giám đốc điều hành Justin Milner cho biết “Điều này không bền vững”.
Ở nhiều tiểu bang, bao gồm Oklahoma, các công ty bảo hiểm không cần sự cho phép của cơ quan quản lý để thay đổi mức giá.
Khách hàng mua bảo hiểm đang kêu cứu!
“Chúng tôi cho phép thị trường hoạt động”, ủy viên bảo hiểm Glen Mulready cho biết. Oklahoma cũng nằm trong số hơn một chục tiểu bang không có chương trình bảo hiểm do nhà nước điều hành, khiến cho cư dân không mua bảo hiểm tư nhân nhiều khả năng không được bảo hiểm hoặc bị bên cho vay thế chấp buộc phải trả các khoản đắt đỏ.
Theo phân tích của tờ New York Times, năm 2023, các công ty bảo hiểm đều đã mất tiền tại 18 tiểu bang, chiếm hơn ⅓ cả nước. Con số này tăng so với thống kê 12 tiểu bang cách đây 5 năm và 8 tiểu bang vào năm 2013. Kết quả, các công ty bảo hiểm đang phải tăng phí lên tới 50%, cắt giảm phạm vi bảo hiểm hoặc rời khỏi toàn bộ các tiểu bang dễ bị thiệt hại.
Tất cả ảnh hưởng đến những khách hàng tận tụy đóng phí bảo hiểm trong nhiều năm. Các thông báo hủy bỏ đã khiến họ phải vật lộn tìm kiếm phạm vi bảo hiểm mới để bảo vệ khoản đầu tư lớn nhất. Dave Jones, giám đốc Sáng kiến Rủi ro Khí hậu tại trường luật của Đại học California Berkeley, cho biết: “Tôi tin rằng chúng ta đang tiến tới một tương lai không được nhận bảo hiểm ở nhiều nơi”.
Các công ty bảo hiểm vẫn đang thu được lợi nhuận từ mảng thương mại và nhân thọ. Tuy nhiên, riêng đối với mảng nhà ở, báo cáo thua lỗ rất nhiều.
Để hiểu những gì đang diễn ra, tờ The New York Times đã phỏng vấn hơn 40 giám đốc điều hành, nhà môi giới, viên chức và chủ nhà tại một chục tiểu bang, đồng thời xem xét hồ sơ tài chính từ các công ty bảo hiểm tại tất cả 50 tiểu bang trong hơn một thập kỷ.
Năm ngoái, bão, cháy rừng và các thảm họa khác đã đẩy 2,5 triệu người Mỹ di dời. Theo dữ liệu điều tra dân số, ít nhất 830.000 người đã phải di dời trong 6 tháng hoặc lâu hơn.
Carolyn Kousky, phó chủ tịch phụ trách kinh tế và chính sách tại Quỹ Bảo vệ Môi trường cho biết: “Bảo hiểm là lĩnh vực đầu tiên chịu tác động kinh tế của biến đổi khí hậu. Điều đó sẽ lan sang thị trường nhà ở, thị trường thế chấp và nền kinh tế địa phương”.
Một số yếu tố góp phần gây ra tổn thất cho bảo hiểm nhà ở, bao gồm chi phí nhân công và vật liệu xây dựng nhà ở tăng cao, quy định xây dựng lỗi thời và thực tế là người Mỹ tiếp tục di cư đến sống tại những khu vực có nguy cơ lũ lụt và cháy rừng cao. Chi phí đền bù tổn thất đang tăng vượt khả năng của các công ty bảo hiểm.
Sridhar Manyem, giám đốc cấp cao phụ trách nghiên cứu ngành tại AM Best, một công ty đánh giá sức mạnh tài chính của các công ty bảo hiểm, cho biết: “Đây đang trở thành một tình huống không thể chấp nhận được”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết các nỗ lực cắt giảm chi tiêu của chính quyền Tổng thống Trump đang giúp Mỹ tránh gặp phải khủng hoảng tài chính.
Theo Bloomberg, Ấn Độ đã bắt đầu tiến hành đàm phán về một thỏa thuận thương mại tự do với New Zealand trong mối cảnh bất ổn thương mại toàn cầu gia tăng.
Sau sự ra đi đột ngột của một loạt nhân vật nổi tiếng trong ngành công nghệ Trung Quốc trong hai năm qua, cái chết của Trương tiếp tục trở thành đề tài bàn tán của công chúng.
Chủ tịch điều hành hãng bán lẻ thời trang Shein của Trung Quốc, ông Donald Tang, cho biết công ty không quá quan tâm đến chính sách thuế quan và sẽ tìm cách vận chuyển hàng hóa.
Tòa ghi nhận bà Trương Mỹ Lan có khả năng khắc phục thiệt hại rất lớn, có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ... nên đã giảm án tù chung thân để thể hiện tính nhân văn.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
Sau đợt chào bán thêm cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của cả ba cổ đông lớn nhất của PGBank đã giảm từ 40% về còn 33,6%.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.