Không phải lạm phát hay mục tiêu 'hạ cánh mềm', đây mới là lý do Fed sắp tăng lãi suất lên cao nhất 22 năm
07:50 26/07/2023
Theo phân tích của các nhà kinh tế, Fed vẫn chưa tuyên bố "chiến thắng" lạm phát và tiếp tục tăng lãi suất vì những yếu tố này.
Xu hướng không chắc chắn của lạm phát vào cuối mùa hè này đã khiến việc dự đoán những bước đi tiếp theo của Fed trở nên khó khăn hơn. Trong bối cảnh đó, thị trường đang dự đoán NHTW Mỹ sẽ tăng lãi suất thêm 0,25% vào cuộc họp tuần này.
Một số nhà hoạch định chính sách và kinh tế đang lo ngại rằng việc lạm phát hạ nhiệt chỉ là tạp thời. Theo họ, lạm phát vốn dĩ nên đi xuống từ lâu, sau những cú sốc do đại dịch. Họ lo lắng rằng, áp lực giá vẫn còn kéo dài và Fed cần tiếp tục nâng lãi suất, sau đó giữ ở mức cao trong thời gian dài hơn.
Các nhà kinh tế khác lập luận rằng lạm phát sẽ giảm tốc đủ để đẩy lãi suất thực lên cao hơn trong những tháng tới. Do đó, NHTW vẫn có thể đưa ra những động thái thắt chặt chính sách tiền tệ ngay cả khi đợt tăng lãi suất trong tuần này sẽ là lần cuối cùng.
Tháng trước, Fed đã giữ nguyên lãi suất chuẩn ở phạm vi 5% đến 5,25%, sau 10 lần tăng liên tiếp kể từ tháng 3/2022.
Trong khi đó, lạm phát tháng trước cũng tăng với tốc độ chậm nhất trong 2 năm. CPI tăng 3% trong tháng 6 so với 1 năm trước đó, thấp hơn nhiều so với mức 9,1% vào tháng 6/2022. CPI lõi cũng tăng chậm nhất trong hơn 2 năm.
Karen Dynan, nhà kinh tế tại Đại học Harvard, nhận định: “Dù tình hình dường như đã đi đúng hướng, nhưng chúng ta mới chỉ đang trong một quá trình lâu dài.”
Tốc độ tăng lương
Vấn đề đầu tiên khiến các nhà kinh tế lo ngại đó là mức giảm vẫn quá ít và nhu cầu trong nền kinh tế vẫn quá lớn. Bởi vậy, mục tiêu lạm phát về 2% của Fed trong những năm tới vẫn gặp khó khăn.
Các nhà kinh tế không bày tỏ quan điểm lạc quan như giới đầu tư, khi lạm phát đang giảm một cách đều đặn mà không kéo tụt nền kinh tế. Song, họ thừa nhận số liệu kinh tế sắp tới có thể cho thấy Fed đạt được mục tiêu “hạ cánh mềm”.
Dẫu vậy, nhiều người cho rằng tốc độ tăng trưởng tiền lương đang quá mạnh. Nếu suy thoái không xảy ra, thị trường lao động gặp khó khăn sẽ khiến lạm phát cơ bản tăng vào năm tới. Vì thị trường lao động tăng trưởng nóng thể hiện rõ nhất ở vấn đề tiền lương, nền nhiều nhà kinh tế đánh giá tốc độ tăng trưởng tiền lương sẽ thể hiện cho áp lực lạm phát cơ bản.
Các quan chức dự đoán mức tăng trưởng tiền lương hàng năm là 3,5%, phù hợp với lạm phát 2% đến 2,5%, trong trường hợp lãi suất tăng 1% đến 1,5%/năm. Trong khi đó, tiền lương và tiền công đã tăng 5% trong quý I so với 1 năm trước đó, theo chỉ số chi phí việc làm của Bộ Lao động Mỹ. Fed theo dõi chặt chẽ chỉ số này vì đây là thước đo toàn diện nhất về tăng trưởng tiền lương.
Các nhà kinh tế giải thích thế nào về xu hướng lạm phát?
Một câu hỏi lớn là liệu người lao động trong thị trường lao động tăng trưởng nóng như thế này có chấp nhận mức lương tăng tối thiểu được điều chỉnh theo lạm phát hay không. Nhất là khi sau 2 năm mà lương của họ không thể bắt kịp lạm phát.
Eric Rosengren, cựu chủ tịch Fed Boston, cho hay: “Hầu hết mọi người đều được thông báo sẽ được tăng lương 3,5% trong năm tới. Họ có thể sẽ nghĩ về việc liệu họ có nhận được mức lương cao hơn nếu lạm ở nơi khác không.”
Nhiều nhà đầu tư có quan điểm phân tích “từ dưới lên” (đánh giá giá xe cũ và giá thuê giảm mạnh) đã đưa ra những dự báo không mấy lạc quan trong những năm gần đây.
Dynan cho biết, 2 năm trước, các nhà kinh tế cho rằng việc lạm phát tăng đột ngột sẽ nhanh chóng kết thúc, khiến họ không chú ý đến nhu cầu leo thang mạnh mẽ. Bà nói: “Trải nghiệm của năm 2021 là một lời nhắc nhở về việc không nên quá tập trung vào những chi tiết đặc biệt và bỏ qua những yếu tố tiềm ẩn khác.”
Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại Morgan Stanley, cho biết, phân tích “từ trên xuống” lập luận rằng việc lạm phát giảm ở một số hạng mục sẽ làm giảm áp lực lên thu nhập khả dụng, từ đó thúc đẩy nhu cầu và càng tạo ra nhiều áp lực lạm phát hơn.
Thị trường lao động Mỹ đang hạ nhiệt?
Một số nhà kinh tế tin rằng nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang “bớt nóng” và áp lực lạm phát cũng đi xuống.
Khoảng thời gian mà người lao động thất nghiệp đi tìm việc mỗi ngày đang tăng lên. Ngoài ra, xu hướng tăng số giờ làm việc của lao động khu vực tư nhân đã chậm lại và nhiều vị trí vẫn còn trống. Jonathan Pingle, nhà kinh tế trưởng về Mỹ tại UBS, nhận định điều này cho thấy thị trường lao động đang thực sự chậm lại.
Tuyển dụng ở khu vực tư nhân hàng tháng đã giảm xuống còn trung bình 215.000 việc làm trong nửa đầu năm nay, giảm tức 317.000 trong nửa cuối năm ngoái và 436.000 vào nửa đầu năm 2022.
Pingle cho biết, nếu thị trường lao động vẫn tạo ra hơn 200.000 việc làm mỗi tháng, thì Fed có thể duy trì lãi suất ở mức cao hơn trong thời gian tới. Tuy nhiên, nếu tốc độ tiếp tục chậm lại và lạm phát thấp hơn đẩy lãi suất thực lên cao, thì NHTW sẽ phải đối mặt với “sự đánh đổi lớn về mức độ thắt chặt mà họ muốn.”
Vào tháng 6, Fed dự đoán họ sẽ cần 2 lần tăng lãi suất 0,25% nữa trong năm nay. Ngoài ra, giới chức cũng cho rằng lạm phát sẽ giảm nhẹ hơn trong năm nay.
Brian Sack, nhà kinh tế học và cựu giám đốc điều hành cấp cao của Fed New York, cho rằng, quan điểm NHTW cần 2 lần tăng lãi suất nữa xuất phát từ sự thất vọng của họ rằng lạm phát đã không được kiểm soát sát sao hơn.
Theo ông, động thái tăng lãi suất trong tuần này được thúc đẩy bởi xu hướng tăng trưởng và hoạt động tuyển dụng đang sôi nổi hơn, chứ không phải vì dữ liệu lạm phát sắp tới.
Chỉ số Dow Jones tiếp tục chuỗi tăng điểm sang ngày thứ 12. Trong khi đó, Phố Wall đang chờ đợi kết quả kinh doanh quý II của hàng loạt tên tuổi lớn cũng như kết quả cuộc họp chính sách của Fed.
Giá vàng tăng nhẹ vào ngày thứ Ba (25/07), do đồng USD suy yếu và kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể sẽ kết thúc chu kỳ thắt chặt tiền tệ sau đợt nâng lãi suất trong tuần này.
Giá dầu tăng lên mức đỉnh 3 tháng vào ngày thứ Ba (25/07), khi các dấu hiệu nguồn cung khan hiếm hơn và cam kết của chính quyền Trung Quốc nhằm vực dậy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đã thúc đẩy tâm lý thị trường.
Ban đầu, chàng luật sư chỉ coi công việc làm thêm là để kiếm tiền trang trải cuộc sống. Nhưng anh nhanh chóng thu về rất nhiều tiền và cuối cùng chuyển hoàn toàn sang làm việc tự do.
Hoạt động bán đồng USD diễn ra sau khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngày 24/7 cam kết sẽ tăng cường hỗ trợ chính sách đối với nền kinh tế, trong bối cảnh đà phục hồi sau đại dịch COVID-19 chững lại.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.