Khổ như châu Âu: Đi 1 vòng mới nhận ra khí đốt Nga vẫn là 'chân ái', muốn 'tìm về' lại loay hoay trong bão thuế đối ứng từ Mỹ
15:30 14/04/2025
Giám đốc điều hành của nhiều công ty lớn tại châu Âu cho biết họ dường như không thể đợi được nữa để quay trở lại với năng lượng giá rẻ của Nga.
Hơn 3 năm sau khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, an ninh năng lượng của châu Âu đang trở nên mong mạnh.
LNG của Mỹ đã giúp lấp đầy lượng cung cấp từ Nga tại châu Âu trong cuộc khủng hoảng năng lượng 2022-2023 nhưng giờ đây, khi Tổng thống Donald Trump đang muốn dùng năng lượng như một con bài "mặc cả" trong các đàm phán thương mại, doanh nghiệp châu Âu lại lo sợ rằng việc phụ thuộc vào Mỹ trở thành một điểm yếu khác.
Trong bối cảnh này, Giám đốc điều hành tại các công ty lớn của EU bắt đầu nói về một điều mà trước đây họ không hề nghĩ tới: nhập khẩu khí đốt từ Nga. Điều này, tất nhiên, sẽ đòi hỏi một sự thay đổi chính sách lớn khi EU đã cam kết chấm dứt nhập khẩu năng lượng từ Nga vào năm 2027.
Châu Âu có rất ít lựa chọn. Các cuộc đàm phán với Qatar về việc cung cấp thêm khí đốt đã bị đình trệ trong khi tiến độ triển khai năng lượng tái tạo chậm chạp. "Nếu có bước tiến trong đàm phán Nga – Ukraine, chúng ta có thể quay trở lại dòng chảy 60 tỷ mét khối, có thể là 70 tỷ mét khối hàng năm, bao gồm cả LNG", Didier Holleaux – Phó chủ tịch điều hành tại Engie của Pháp trả lời Reuters. Holleaux cho biết Nga có thể cung cấp khoảng 20-25% nhu cầu của EU, giảm so với mức 40% thời điểm trước xung đột.
Người đứng đầu công ty dầu mỏ lớn của Pháp là TotalEnergies cảnh báo châu Âu không nên quá phụ thuộc vào khí đốt của Mỹ. "Chúng ta cần đa dạng hóa, nhiều tuyến đường, không nên quá phụ thuộc vào 1-2 tuyến đường", ông Patrick Pouyanne nói.
"Châu Âu sẽ không bao giờ quay trở lại nhập khẩu 150 tỷ mét khối từ Nga nhưng tôi cá là có thể ở mức 70 tỷ mét khối", ông nói thêm.
Pháp là một trong những quốc gia sở hữu nguồn cung đa dạng nhất ở châu Âu. Đức thì không như vậy. Họ phụ thuộc nhiều vào khí đốt giá rẻ của Nga để thúc đẩy ngành sản xuất cho đến khi xảy ra xung đột.
Biểu đồ đường giá khí đốt của châu Âu năm 2025 vẫn ở mức khoảng 35 euro cho mỗi MW so với với trước khi xảy ra khủng hoảng năng lượng – mức 20 euro/MWh.
Giá năng lượng tại châu Âu vẫn ở mức rất cao.
Nga từng đáp ứng 60% nhu cầu năng lượng của Đức, chủ yếu thông qua đường ống Nord Stream, vốn bị phá hủy vào năm 2022. "Chúng tôi đang trong một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và không thể chờ đợi được nữa", Christof Guenther, Giám đốc điều hành của InfraLeuna, đơn vị điều hành công viên hóa chất Leuna cho biết. Ông cho hay ngành công nghiệp hóa chất của Đức đã cắt giảm việc làm trong 5 quý liên tiếp, điều chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ.
"Chúng tôi cần khí đốt của Nga. Chúng tôi cần năng lượng giá rẻ, bất kể nó đến từ đâu", Klaus Paur, Giám đốc điều hành của Leuna-Harxe, một nhà sản xuất hóa dầu cỡ trung tại Leuna Park, cho biết. "Chúng tôi cần Nord Stream 2 vì chúng tôi phải kiểm soát chi phí năng lượng".
Khí đốt của Mỹ chiếm 16,7% lượng nhập khẩu vào EU năm ngoái, sau Na Uy (33,6%) và Nga (18,8%). Thị phần của Nga sẽ giảm xuống dưới 10% trong năm nay sau khi Ukraine đóng cửa các đường ống. Các luồng khí còn lại chủ yếu là LNG từ Novatek.
Các nguồn cung khí đốt cho châu Âu năm 2024.
EU đang chuẩn bị mua thêm LNG của Mỹ vì ông Trump muốn châu Âu giảm thặng dư thương mại với Mỹ. "Chắc chắn, chúng tôi sẽ cần nhiều LNG hơn", ủy viên thương mại EU Maros Sefcovic cho biết vào tuần trước.
Cuộc chiến thuế quan đã làm tăng mối lo ngại của châu Âu về sự phụ thuộc vào khí đốt Mỹ, theo Tatiana Mitrova, nghiên cứu viên tại Trung tâm Chính sách Năng lượng Toàn cầu của Đại học Columbia cho biết. "Ngày càng khó coi LNG của Mỹ là một mặt hàng trung lập. Đến một thời điểm nào đó, nó có thể trở thành một công cụ địa chính trị".
Năm 2022, EU đặt mục tiêu không ràng buộc là chấm dứt nhập khẩu khí đốt của Nga vào năm 2027 nhưng đã 2 lần trì hoãn việc công bố kế hoạch thực hiện.
Trưa 14/4, tại Trụ sở Chính phủ, tiếp ông Hà Đông Phong, Chủ tịch Tập đoàn tàu bay thương mại Trung Quốc (COMAC) đang thăm, làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị Tập...
Hai doanh nghiệp xây dựng hàng đầu của Việt Nam và Trung Quốc vừa ký kết hợp tác chiến lược toàn diện, nhằm phát triển loạt dự án lớn như đường sắt tốc độ cao, điện hạt nhân, điện gió ngoài khơi, cảng biển và logistics.
Trong đó, thép cuộn cán nóng (HRC) đạt 993.000 tấn, tăng 23% so với quý đầu 2024. Riêng sản lượng bán hàng thép cuộn cán nóng trong quý 1 tại thị trường nội địa đạt 874.000 tấn, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Trong năm 2025, Long Hậu sẽ nộp hồ sơ xin chủ trương đầu tư dự án KCN Long Hậu - giai đoạn 2 mở rộng (90 ha) và Khu công nghiệp Long Hậu – Tân Tập (150 ha).
ĐHCĐ FPT năm nay thu hút sự quan tâm lớn của nhà đầu tư trong bối cảnh cổ phiếu FPT giảm mạnh từ đỉnh và lĩnh vực công nghệ toàn cầu đang chứng kiến nhiều thay đổi mang tính bước ngoặt.
Từ doanh nghiệp thời bao cấp, CTCP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông (HOSE: RAL) ghi dấu ấn với mức tăng trưởng kép bền vững suốt 2 thập kỷ và chính sách cổ tức nhất quán, chia đều 50% mỗi năm từ 2017 đến nay.
Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của thị trường carbon, phần lớn doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực hiện kiểm kê khí nhà kính do thiếu nguồn lực, chuyên môn và cơ chế hỗ trợ cụ thể.
(KTSG Online) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất cho phép tạm sử dụng rừng để xây dựng công trình tạm phục vụ thi công các dự án giao thông, đường sắt
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.