Họp bàn về lĩnh vực 1.000 tỷ USD, quan chức một nước ASEAN khẳng định "Việt Nam là đối thủ của chúng ta"
14:18 16/10/2024
Các đại biểu liên tục nêu tên Việt Nam sẽ cùng cạnh tranh trong lĩnh vực này.
Sáng 16/10, tại Trung tâm Hội nghị Kuala Lumpur (Malaysia), phiên thảo luận về công nghiệp bán dẫn đã diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Thành phố thông minh và Kinh tế số 2024.
Trong bài phát biểu chào mừng, ông Yong Kai Ping - Giám đốc điều hành Hội nghị - đã nêu rõ mục tiêu chiến lược của Malaysia là vào nhóm nước phát triển công nghiệp bán dẫn hàng đầu thế giới. Danh sách này có Việt Nam.
“Việt Nam là đối thủ của chúng ta”, ông Yong Kai Ping nói.
Lãnh đạo của Hội nghị cũng cho biết Malaysia đang đầu tư rất lớn cho xây mới - mở rộng các công viên chip, đào tạo nhân sự và không loại trừ mong muốn thu hút thêm nhiều nhân tài từ nước ngoài bởi “Malaysia đang thiếu nhân sự ngành này”, ông Yong Kai Ping nói thêm.
Và cho biết “nhân sự đến từ các ngành khoa học máy tính hoặc có liên quan đều được chào đón”.
Ông Yong Kai Ping - Giám đốc điều hành Hội nghị Thành phố thông minh và Kinh tế số 2024 - nhấn mạnh mục tiêu của Malaysia trên thị trường bán dẫn. Ảnh: Dy Khoa.
Vị này tin tưởng vào sự tăng trưởng của Malaysia và dòng vốn nước ngoài đổ vào nước này sẽ là động lực cho khả năng mở rộng, khẳng định vị thế trên thị trường bán dẫn của quốc gia liên bang này.
Hiện Malaysia có chiến lược quốc gia cho phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Kế hoạch này gồm 3 giai đoạn toàn diện được hỗ trợ 5,3 tỷ USD (25 tỷ RM).
Các hoạt động bao gồm hỗ trợ tài chính và các ưu đãi có mục tiêu, được thiết kế để biến đất nước này thành một cường quốc toàn cầu trong ngành công nghiệp bán dẫn trong thập kỷ tới.
Malaysia đang là nước xuất khẩu chất bán dẫn đứng thứ 6 thế giới, và đứng thứ 10 về các sản phẩm điện - điện tử.
Cũng trong khuôn khổ phiên hội nghị, ông Salleh Ahmad, Giám đốc Công nghệ của Weeroc, cho rằng Malaysia có lợi thế lớn về nhân lực có thể sử dụng tiếng Anh tốt. Việc này giúp các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng làm việc với lao động địa phương.
Tuy nhiên, ông cũng mong muốn chính phủ Malaysia chủ động hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành hơn. Đặc biệt là cần phải duy trì nền chính trị ổn định.
Các đại biểu trong phiên thảo luận sáng 16/10. Ảnh: Dy Khoa.
Còn ông Chang Qing Xu, Giám đốc điều hành Chipsbank, đánh giá cao Việt Nam khi là điểm đến của các công ty sản xuất lớn như Samsung. Còn Malaysia có thể mạnh khác về vị trí khi gần Singapore, đất nước hút đầu tư mạnh về công nghệ, cũng như là điểm đến đầu tư mới của nhiều nhà đầu tư toàn cầu.
Theo Statista, doanh thu trên thị trường chất bán dẫn dự kiến sẽ đạt 607,4 tỷ USD vào năm 2024. Mạch tích hợp thống trị thị trường với khối lượng thị trường dự kiến là 515 tỷ USD vào năm 2024.
Doanh thu dự kiến sẽ tăng trưởng hàng năm (CAGR 2024-2029) là 10,06%, tạo ra khối lượng thị trường là 980,8 tỷ USD vào năm 2029.
Việt Nam đã có chiến lược quốc gia cho phát triển bán dẫn
Tại Việt Nam, Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 được ban hành hồi giữa tháng 9 năm nay.
Theo đó, Việt Nam định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn đến năm 2050 theo lộ trình 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2024 - 2030), tận dụng lợi thế địa chính trị, nhân lực về công nghiệp bán dẫn, thu hút FDI có chọn lọc, phát triển trở thành một trong các trung tâm về nhân lực bán dẫn toàn cầu, hình thành năng lực cơ bản trong tất cả các công đoạn từ nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, đóng gói và kiểm thử của công nghiệp bán dẫn.
Việt Nam đặt mục tiêu vào nhóm các quốc gia hàng đầu thế giới về bán dẫn.
Giai đoạn 2 (2030 - 2040), trở thành một trong các trung tâm về công nghiệp bán dẫn, điện tử toàn cầu; phát triển công nghiệp bán dẫn, điện tử kết hợp giữa tự cường và FDI. Giai đoạn 3 (2040 - 2050), trở thành quốc gia thuộc nhóm các quốc gia đi đầu trên thế giới về công nghiệp bán dẫn, điện tử; làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn, điện tử. Đến 2040, nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đạt trên 100.000 kỹ sư, cử nhân.
Cũng theo chiến lược, giai đoạn 1 (2024 - 2030), Việt Nam thu hút đầu tư FDI có chọn lọc, hình thành ít nhất 100 doanh nghiệp thiết kế, 1 nhà máy chế tạo chip bán dẫn quy mô nhỏ và 10 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn; phát triển một số sản phẩm bán dẫn chuyên dụng trong một số ngành lĩnh vực. Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 25 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 - 15%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 225 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 10 - 15%...
Giai đoạn 2 (2030 - 2040), phát triển công nghiệp bán dẫn kết hợp giữa tự cường và FDI, hình thành ít nhất 200 doanh nghiệp thiết kế, 2 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 15 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, từng bước tự chủ về công nghệ thiết kế, sản xuất sản phẩm bán dẫn chuyên dụng. Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 50 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 - 20%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 485 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 15 - 20%. Quy mô nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam đạt trên 100.000 kỹ sư, cử nhân có cơ cấu, số lượng phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển.
Giai đoạn 3 (2040 - 2050), Việt Nam hình thành ít nhất 300 doanh nghiệp thiết kế, 3 nhà máy chế tạo chip bán dẫn, 20 nhà máy đóng gói, kiểm thử sản phẩm bán dẫn, làm chủ nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn. Quy mô doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 - 25%; quy mô doanh thu công nghiệp điện tử tại Việt Nam đạt trên 1.045 tỷ USD/năm, giá trị gia tăng tại Việt Nam đạt từ 20 - 25%.
Các nhà sản xuất ô tô Đức đang thất thế tại Trung Quốc, thị trường ô tô lớn nhất thế giới. Hào quang quá khứ đã khiến họ đánh giá thấp các đối thủ Trung Quốc và bị bỏ lại trong làn sóng chuyển đổi sang xe điện.
Chuyến bay thử nghiệm thứ năm của Starship đã khẳng định rằng Mechazilla không chỉ là một phương pháp hạ cánh mới mà còn là chìa khóa mở ra tương lai của việc tái sử dụng tên lửa
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vừa điều chỉnh nâng dự báo về tăng trưởng thương mại toàn cầu, trong đó châu Á đang củng cố vai trò dẫn đầu, còn châu Âu gặp khó khăn.
Nền kinh tế thời chiến của Nga có thể phải đối mặt với thời kỳ khó khăn hơn trong việc đảm bảo doanh thu cần thiết từ dầu mỏ nếu Saudi Arabia làm giá dầu thô toàn cầu giảm mạnh.
Trong khi nhiều quốc gia đang đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở, đất nước này lại đang chứng kiến một vấn đề ngược lại là hàng triệu căn nhà bị bỏ hoang.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.