• CIM 11.29 0.05(0.48%)
  • BTC 85271.46 194.45(0.23%)
  • GOLD 3345.637 18.810(0.57%)
  • WTI 63.16 0.52(0.82%)
  • EUR/USD 1.14412 0.01000(0.46%)
  • EUR/GBP 0.85987 0.00344(0.40%)
  • USD/CHF 0.81315 0.00236(0.29%)
  • USD/JPY 141.581 0.530(0.37%)
  • USD/CAD 1.38269 0.00138(0.1%)
  • GBP/USD 1.33046 0.00133(0.10%)
  • CAD/CHF 0.58797 0.00129(0.22%)
  • AUD/USD 0.63861 0.00134(0.21%)
  • NZD/USD 0.59529 0.00256(0.43%)
  • CIM 11.29 0.05(0.48%)
  • BTC 85271.46 194.45(0.23%)
  • GOLD 3345.637 18.810(0.57%)
  • WTI 63.16 0.52(0.82%)
  • EUR/USD 1.14412 0.01000(0.46%)
  • EUR/GBP 0.85987 0.00344(0.40%)
  • USD/CHF 0.81315 0.00236(0.29%)
  • USD/JPY 141.581 0.530(0.37%)
  • USD/CAD 1.38269 0.00138(0.1%)
  • GBP/USD 1.33046 0.00133(0.10%)
  • CAD/CHF 0.58797 0.00129(0.22%)
  • AUD/USD 0.63861 0.00134(0.21%)
  • NZD/USD 0.59529 0.00256(0.43%)

Hết thời 'buông rèm nhiếp chính' công ty?

03:00 18/03/2025

Kinh tế Sài Gòn Online

Một điểm sáng bất ngờ. Cuối tuần, đọc bộ hồ sơ sửa đổi Luật Doanh nghiệp 2020 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay là Bộ Tài chính) soạn thảo (dự thảo). Thoạt nhìn, các sửa đổi dường như quen thuộc, không quá đột phá so với những gì tôi kỳ vọng. Nhưng rồi một quy định khiến tôi giật mình thích thú: lần đầu tiên, khái niệm “chủ sở hữu hưởng lợi” được nhà lập pháp Việt Nam đề cập.

Đây không chỉ là một điều chỉnh kỹ thuật đơn thuần, mà là bước tiến chiến lược, đối mặt thẳng thắn với hiện tượng “buông rèm nhiếp chính” - nơi người đứng sau giật dây mà không lộ diện.

Hết thời buông rèm nhiếp chính công ty?

Trong bối cảnh Việt Nam đang chạy đua để minh bạch hóa quản trị doanh nghiệp, vừa đáp ứng cam kết quốc tế vừa giải quyết bất cập nội tại, quy định này như một thông điệp mạnh mẽ về một nền kinh tế công bằng, hiện đại. Liệu bạn có tin một quy định có thể chấm dứt thời kỳ “buông rèm”?

Khi tấm rèm che giấu sự thật

Hiện tượng “buông rèm nhiếp chính” không phải chuyện mới mẻ tại Việt Nam. Nhìn vào vụ án Vạn Thịnh Phát, ta thấy một hệ sinh thái công ty tưởng chừng không liên quan về mặt pháp lý - cấu trúc sở hữu và quản lý tách biệt hoàn toàn, nhưng thực tế lại bị chi phối bởi một thế lực ẩn sau tấm rèm. Những người ký tên trên giấy tờ dường như chỉ là “bù nhìn”, còn quyền quyết định thực sự nằm ở nơi khác. Quay ngược thời gian, vụ Epco Minh Phụng cuối thập niên 1990 cũng để lại dấu ấn tương tự: hàng loạt cá nhân đứng tên hộ, trong khi chủ thật đứng ngoài ánh sáng, thao túng mọi thứ từ hậu trường.

Nhìn vào vụ án Vạn Thịnh Phát, ta thấy một hệ sinh thái công ty tưởng chừng không liên quan về mặt pháp lý - cấu trúc sở hữu và quản lý tách biệt hoàn toàn, nhưng thực tế lại bị chi phối bởi một thế lực ẩn sau tấm rèm. Những người ký tên trên giấy tờ dường như chỉ là “bù nhìn”, còn quyền quyết định thực sự nằm ở nơi khác.

Sự bùng nổ kinh tế trong hai thập niên qua đã tạo ra những khối tài sản khổng lồ, nhưng cũng làm lộ rõ một thực trạng đáng lo ngại. Các luật sư trẻ, khi nghiên cứu về quản trị tại các tập đoàn Việt Nam, trong vài trường hợp sẽ ngỡ ngàng vì không thấy cấu trúc sở hữu quen thuộc kiểu phương Tây: công ty A sở hữu 100 công ty B, rồi công ty B cùng công ty C thành lập liên doanh, trong đó B sở hữu 51% của D...

Thay vào đó, họ đối mặt với mạng lưới sở hữu rối rắm, nơi danh nghĩa và thực tế đôi khi không trùng khớp. Và bằng một cách nào đó, những người không sở hữu cổ phần, không có chức danh quản lý nhưng họ lại quyết tất cả các vấn đề trọng yếu nhất trong công ty. Theo thống kê của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đến năm 2023, nước ta có hơn 800.000 doanh nghiệp, nhưng phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhiều trong số đó thuộc sở hữu gia đình với cấu trúc không minh bạch.

Một câu hỏi thú vị được đặt ra là tại sao người ta để người khác đứng tên sở hữu về mặt pháp lý các tài sản trị giá hàng trăm hoặc ngàn tỉ đồng mà mình là chủ sở hữu thật sự? Dù chưa có dữ liệu đầy đủ để kết luận nhưng xét về logic việc này giúp chủ nhân thật sự: (i) tránh sự dòm ngó từ công chúng và cơ quan chức năng, (ii) né trách nhiệm pháp lý, nhất là hình sự, khi công ty vi phạm.

Cùng lúc, áp lực quốc tế đang thúc ép Việt Nam thay đổi. Dự thảo luật nói trên nhắc đến cam kết của Chính phủ với Lực lượng Đặc nhiệm tài chính (FATF) qua Quyết định 194/QĐ-TTg ngày 23-2-2024, lập kế hoạch chống rửa tiền và tài trợ khủng bố. Đáng lo ngại, FATF đã đưa Việt Nam vào “Danh sách xám” từ tháng 6-2023 vì thiếu minh bạch tài chính, với thời hạn khắc phục đến tháng 5-2025. Nếu không hành động, Việt Nam có thể đối mặt với hệ lụy nghiêm trọng: dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) - vốn đạt 36,6 tỉ đô la Mỹ năm 2023 - sẽ suy giảm, giao dịch tài chính quốc tế bị siết chặt.

Trước bài toán kép này, quy định “chủ sở hữu hưởng lợi” xuất hiện như một lời giải cấp thiết.

Lật tấm rèm bằng “chủ sở hữu hưởng lợi”

Dự thảo luật định nghĩa “chủ sở hữu hưởng lợi” tại điều 4, khoản 23: “cá nhân, tổ chức hoặc nhóm có khả năng chi phối doanh nghiệp qua sở hữu, thâu tóm cổ phần, phần vốn góp hoặc ra quyết định của công ty”. Nói đơn giản, đây là cách lật tấm rèm, buộc người đứng sau lộ diện dù không trực tiếp đứng tên. Điểm nhấn nằm ở cụm từ “ra quyết định của công ty”, nhắm thẳng vào hiện tượng “đứng tên giùm” để “buông rèm nhiếp chính”.

Quy định đặt ra ba yêu cầu chính:

- Công khai thông tin: Doanh nghiệp phải báo cáo danh tính chủ sở hữu hưởng lợi khi thành lập hoặc trong 10 ngày nếu có thay đổi. Điều này khiến việc núp bóng trở nên rủi ro hơn, vì cơ quan chức năng có thể dễ dàng đối chiếu danh nghĩa và thực tế.

- Lưu trữ thông tin: Dữ liệu được giữ tại doanh nghiệp và cơ quan đăng ký kinh doanh, tồn tại ít nhất năm năm sau khi công ty chấm dứt. Khoảng thời gian này đảm bảo cơ quan điều tra luôn có “dấu vết” để truy xét, ngay cả khi doanh nghiệp đã giải thể.

- Khai báo thông tin: Người đại diện phải khai báo chính xác các công ty mà họ hoặc người liên quan chi phối, tránh tình trạng “bù nhìn” che giấu người thật.

Nhưng liệu có dễ lách luật? Chẳng hạn, một cá nhân nhờ người khác đứng tên cổ phần chi phối, rồi ủy quyền biểu quyết cho mình - hành vi hợp pháp trên danh nghĩa. Tuy nhiên, nếu thông tin chủ sở hữu hưởng lợi được lưu trữ và truy vết, việc ủy quyền này không thể che giấu hoàn toàn vai trò thật. Một kịch bản khác: người đứng sau có thể dùng cấu trúc sở hữu phức tạp qua nhiều lớp công ty nước ngoài. Dù vậy, với hệ thống dữ liệu tập trung và sự phối hợp quốc tế (như FATF yêu cầu), các “bù nhìn” sẽ mất dần tác dụng khi cơ quan chức năng có công cụ kiểm soát.

So với Luật Doanh nghiệp 2020 - vốn im lặng trước hiện tượng “buông rèm” thì đây là bước tiến lớn. Chỉ riêng việc dám đối diện vấn đề đã đáng ghi nhận. Quy định không chỉ là điều chỉnh pháp lý, mà còn là cam kết của Việt Nam trong việc xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, hiện đại, đáp ứng chuẩn mực toàn cầu. Nó cũng mở ra cơ hội để Việt Nam học hỏi kinh nghiệm quốc tế, như cách Anh áp dụng khái niệm “shadow director” trong Companies Act 2006 để truy trách nhiệm người đứng sau.

Tác động tương lai: xáo trộn để trưởng thành

Nếu dự thảo luật được thông qua, quy định này sẽ tạo ra những làn sóng thay đổi đáng kể.

Thứ nhất, quản trị công ty sẽ xáo trộn: Các doanh nghiệp có “chủ sở hữu hưởng lợi” - như công ty gia đình dùng người thân đứng tên - sẽ phải công khai thông tin, buộc họ điều chỉnh cấu trúc sở hữu. Chẳng hạn, một doanh nghiệp bất động sản ở TPHCM vốn dùng anh em họ hàng làm “bình phong” sẽ phải khai báo ai thực sự nắm quyền. Họ có thể tìm cách lách luật, nhưng chỉ cần thay đổi thói quen “núp bóng” dù nhỏ, đó đã là thành công. Về lâu dài, quy định còn thúc đẩy số hóa quản trị: thông tin phải lưu trữ điện tử, buộc doanh nghiệp đầu tư công nghệ, bắt kịp xu hướng toàn cầu như Singapore - nơi hệ thống đăng ký kinh doanh số hóa đã trở thành chuẩn mực.

Thứ hai, tuân thủ quốc tế: Đây là cơ hội để Việt Nam thoát “Danh sách xám” của FATF, tránh hệ lụy như giảm FDI hay hạn chế giao dịch tài chính. Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (10-2024) xếp chỉ số gia nhập thị trường của Việt Nam thấp (29/50) do thiếu minh bạch sở hữu. Quy định mới sẽ cải thiện điều này, tăng niềm tin cho nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt trong các lĩnh vực nhạy cảm như tài chính, bất động sản. Hơn nữa, nó giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước ASEAN như Thái Lan, nơi khung pháp lý về minh bạch đã được củng cố từ lâu.

Thứ ba, chống tội phạm tài chính: Với dữ liệu chủ sở hữu hưởng lợi, cơ quan điều tra dễ dàng truy vết rửa tiền, trốn thuế. “Doanh nghiệp ma” - ước tính chiếm hàng ngàn trong số 800.000 doanh nghiệp hiện tại - và “vốn ảo” sẽ bị triệt tiêu, bảo vệ cộng đồng doanh nghiệp chân chính. Một trường hợp cụ thể: nếu quy định này có hiệu lực sớm hơn, vụ Vạn Thịnh Phát có thể được phát hiện nhanh hơn nhờ thông tin minh bạch về người đứng sau.

Tuy nhiên, thách thức không nhỏ. Doanh nghiệp nhỏ và vừa - chiếm 97% tổng số doanh nghiệp Việt Nam, theo VCCI - có thể gặp khó khi tuân thủ do thiếu nguồn lực. Một doanh nghiệp nhỏ ở tỉnh lẻ, ví dụ, phải tốn thêm chi phí thuê kế toán để theo dõi thông tin.

Ánh sáng sau tấm rèm

Quy định “chủ sở hữu hưởng lợi” là bước tiến lớn trong hành trình minh bạch hóa pháp luật doanh nghiệp Việt Nam. Nó không chỉ đáp ứng chuẩn mực quốc tế, mà còn giải quyết thực trạng “buông rèm nhiếp chính”, đặt nền móng cho kinh tế bền vững. Để thành công, doanh nghiệp cần thích nghi, Chính phủ cần hướng dẫn chi tiết, và xã hội cần giám sát. Hiệu quả của quy định cần thời gian để trả lời. Nhưng nội riêng việc dám đề cập đã là một bước tiến lớn trong vấn đề minh bạch về quản trị.

(*) Học viện Pháp luật thực hành

Động thái mới của NTK Thái Công sau 2 năm gánh tiền thuê 1 tỷ/tháng ở vị trí đắt đỏ top đầu TP.HCM
Động thái mới của NTK Thái Công sau 2 năm gánh tiền thuê 1 tỷ/tháng ở vị trí đắt đỏ top đầu TP.HCM
1 tháng trước
Sau 2 năm trả 24 tỷ đồng tiền thuê mặt bằng tại địa chỉ 66-68 Hai Bà Trưng, quận 1, TP HCM, nhà thiết kế Thái Công đã có những chia sẻ trên trang cá nhân của mình để đáp trả những hoài nghi về khả năng tồn tại.
Lựa chọn dự án EB-5: Yếu tố “Vàng” đảm bảo hoàn vốn đầu tư
Lựa chọn dự án EB-5: Yếu tố “Vàng” đảm bảo hoàn vốn đầu tư
1 tháng trước
Đầu tư EB-5 không chỉ là một con đường để lấy thẻ xanh Mỹ, mà còn là một quyết định tài chính quan trọng. Trong đó việc lựa chọn dự án EB-5 có khả năng hoàn vốn cao không chỉ giúp nhà đầu tư đạt được mục tiêu định cư mà còn bảo vệ tài sản của họ.
Phục hồi sau năm lợi nhuận chạm đáy, Thủy điện Xuân Minh đặt mục tiêu thận trọng
Phục hồi sau năm lợi nhuận chạm đáy, Thủy điện Xuân Minh đặt mục tiêu thận trọng
1 tháng trước
CTCP Thủy điện Xuân Minh (UPCoM: XMP) công bố kế hoạch năm 2025 với các chỉ tiêu giảm so với năm trước. Đáng nói, lợi nhuận của XMP chỉ vừa phục hồi sau năm lợi nhuận chạm đáy (2023) do ảnh hưởng từ El Nino.
Lộ diện doanh nhân U30 giàu nhất Việt Nam: Cầm gần 10.000 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết; cổ đông lớn của 2 tập đoàn bất động sản và công nghệ top đầu cả nước
Lộ diện doanh nhân U30 giàu nhất Việt Nam: Cầm gần 10.000 tỷ đồng cổ phiếu niêm yết; cổ đông lớn của 2 tập đoàn bất động sản và công nghệ top đầu cả nước
1 tháng trước
Trong khi lứa doanh nhân thế hệ kế cận của các tỷ phú đô la phần lớn mới chỉ được đứng tên khối tài sản rất khiêm tốn của gia đình thì đây là một trường hợp ngoại lệ.
Shark Bình nói thẳng: Tôi đầu tư bị 'sập hầm' rất nhiều do các founder có đạo đức không tốt, kinh nghiệm rút ra là phải xem cả tử vi và nhân tướng khi hợp tác
Shark Bình nói thẳng: Tôi đầu tư bị 'sập hầm' rất nhiều do các founder có đạo đức không tốt, kinh nghiệm rút ra là phải xem cả tử vi và nhân tướng khi hợp tác
1 tháng trước
Vị 'cá mập' nói nhiều founder có thể quỵt tiền nhà đầu tư hoặc chuyển tiền ra công ty sân sau để tạo số liệu gian dối.
Lộ diện startup được quỹ đầu tư của tỷ phú Phạm Nhật Vượng rót vốn: Tổng số vốn huy động được lên tới 1 triệu USD, CEO là đồng sáng lập Base.vn
Lộ diện startup được quỹ đầu tư của tỷ phú Phạm Nhật Vượng rót vốn: Tổng số vốn huy động được lên tới 1 triệu USD, CEO là đồng sáng lập Base.vn
1 tháng trước
Bên cạnh VinVentures – quỹ đầu tư của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, startup này còn nhận đầu tư từ Nextrans, TheVentures và các nhà đầu tư chiến lược, với tổng số vốn được rót là 1 triệu USD.
Nữ cựu Bí thư Vĩnh Phúc giơ 1 ngón tay, Hậu 'Pháo' chuẩn bị ngay 1 triệu USD
Nữ cựu Bí thư Vĩnh Phúc giơ 1 ngón tay, Hậu 'Pháo' chuẩn bị ngay 1 triệu USD
1 tháng trước
Theo lời khai của Hậu "Pháo", bà Hoàng Thị Thúy Lan gọi Hậu đến nhà riêng, giơ ngón trỏ bàn tay phải rồi nói 'chị có việc, chuẩn bị ngay cho chị 1 triệu Mỹ'.
Tài sản gia đình ông Bùi Thành Nhơn giảm 92% trong 3 năm
Tài sản gia đình ông Bùi Thành Nhơn giảm 92% trong 3 năm
1 tháng trước
Tài sản tính theo giá trị cổ phiếu Novaland của gia đình ông Bùi Thành Nhơn và hai công ty liên quan giảm 92% trong 3 năm, từ khoảng 108.000 tỷ đồng còn 8.400 tỷ đồng.
Tìm hiểu về giải pháp toàn diện của Tetra Pak tại ProPak Vietnam 2025
Tìm hiểu về giải pháp toàn diện của Tetra Pak tại ProPak Vietnam 2025
1 tháng trước
Tại triển lãm ProPak Vietnam 2025 diễn ra từ 18-20/3/2025, Tetra Pak sẽ giới thiệu hệ sinh thái đổi mới sáng tạo giúp tối ưu hóa hoạt động, giảm tổng chi phí sở hữu (TCO) và tạo ra sự tăng trưởng bền vững cho doanh nghiệp.
Casumina đặt mục tiêu phát triển bền vững
Casumina đặt mục tiêu phát triển bền vững
1 tháng trước
Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam (Casumina) khẳng định chiến lược phát triển bền vững, đặt mục tiêu mở rộng thị phần trong khu vực Đông Nam Á.
'Cân não' bài toán xây nhà ở vừa túi tiền trong bối cảnh mới
'Cân não' bài toán xây nhà ở vừa túi tiền trong bối cảnh mới
1 tháng trước
(KTSG Online) - Những quy định pháp lý mới có hiệu lực từ cuối năm 2024 đang tạo ra những thay đổi đáng kể trong các lĩnh vực kinh tế, đặc biệt là bất
Thứ Hai, 21/04/2025
08:00
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế:
Dự báo: 3.60%
Trước đó: 3.60%
3.60%
3.60%
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế:
Dự báo: 3.10%
Trước đó: 3.10%
3.10%
3.10%
14:00
   
SwitzerlandCHFSwitzerland
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1,158,350.0B
1,158,350.0B
17:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
19:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.013%
2.013%
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.192%
2.192%
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.101%
2.101%
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: -0.5%
Trước đó: -0.3%
-0.5%
-0.3%
Cập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 21/4: LPBank, Dược Hậu Giang công bố, công ty nước lãi gấp 3,5 lần cùng kỳCập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 21/4: LPBank, Dược Hậu Giang công bố, công ty nước lãi gấp 3,5 lần cùng kỳ
6 giờ trước
Dịch vụ Hàng hóa Nội Bài (NCT) báo lãi trước thuế 81 tỷ đồng, tăng 29%. Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) báo lãi trước thuế 214 tỷ đồng, tăng 27%.
Giá vàng được kỳ vọng tiếp tục tăngGiá vàng được kỳ vọng tiếp tục tăng
6 giờ trước
Bất ổn vĩ mô, biến động trên thị trường chứng khoán và nhu cầu mua trú ẩn vẫn sẽ là lực đẩy chính cho kim loại quý tuần này.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 21/4: Giải ngân thăm dò tại những cổ phiếu đã điều chỉnhNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 21/4: Giải ngân thăm dò tại những cổ phiếu đã điều chỉnh
14 giờ trước
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/4: Tăng giảm đan xen quanh mốc 1.220 điểmGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/4: Tăng giảm đan xen quanh mốc 1.220 điểm
14 giờ trước
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ: Giá dầu sẽ còn xuống thấp hơn nữaBộ trưởng Năng lượng Mỹ: Giá dầu sẽ còn xuống thấp hơn nữa
14 giờ trước
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Máy bay Boeing bị Trung Quốc trả về MỹMáy bay Boeing bị Trung Quốc trả về Mỹ
14 giờ trước
Một chiếc Boeing 737 MAX đáng lẽ bàn giao cho hãng bay Trung Quốc đã quay về Mỹ hôm 20/4 trong bối cảnh căng thẳng thuế quan.
[Báo cáo] Thị trường gạo quý I/2025: Giá gạo vẫn ở mức thấp trong thời gian tới?[Báo cáo] Thị trường gạo quý I/2025: Giá gạo vẫn ở mức thấp trong thời gian tới?
15 giờ trước
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
Nhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản MỹNhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản Mỹ
17 giờ trước
Ngày 19/4, tờ Yomiuri (Nhật Bản) cho biết nước này đang cân nhắc mua thêm đậu tương và gạo của Mỹ, nhằm tăng vị thế trong đàm phán thuế.
Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắmGóc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắm
17 giờ trước
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?
17 giờ trước
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
ĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trườngĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trường
19 giờ trước
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Ruble tăng giá 40% so với USD năm nayRuble tăng giá 40% so với USD năm nay
20 giờ trước
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.