• CIM 11.26 0.02(0.18%)
  • BTC 84577.79 499.22(0.59%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)
  • CIM 11.26 0.02(0.18%)
  • BTC 84577.79 499.22(0.59%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)

Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Đo triển vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng

12:38 23/03/2025

Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Đo triển vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng Nghị định 69/2025 sẽ tạo cơ sở cho một số ngân hàng thương mại có nhiều dư địa hơn trong việc tìm kiếm đối tác chiến lược..., và có thể là động lực giúp nhà đầu tư kỳ vọng sóng bank tăng trưởng trở lại.

Sau 8 tuần tăng điểm liên tiếp, VN-Index đã phát đi tín hiệu điều chỉnh, cùng với đó thanh khoản có dấu hiệu chững lại và suy giảm đáng kể so với tuần trước đó. VN-Index đóng cửa cuối phiên cuối tuần tại 1.321,88 điểm, giảm 4,27 điểm, tương đương 0,32% so với tuần trước. Đâu là góc nhìn của ông/bà về xu hướng giao dịch trong tuần tới?

Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS)

Nhìn tổng thể, thị trường đã bước vào giai đoạn hạ nhiệt và cần củng cố lại xu hướng đi lên. Mặc dù VN-Index biểu thị trạng thái "rút chân" khi tiếp cận hỗ trợ, nhưng thanh khoản thấp chưa cho nhiều ý nghĩa, đây khả năng là phản ứng mang tính kỹ thuật.

Tuy nhiên, điểm lạc quan có thể kỳ vọng là khi thanh khoản sụt giảm mạnh dễ tạo điều kiện cho sự cân bằng giữa cung - cầu. Chúng tôi cho rằng, chỉ số sẽ thu hẹp dao động và tích lũy trở lại trong biên độ 1.315 – 1.330 điểm ở các phiên tới. Dù vậy, nếu sự cân bằng kém đi, có nguy cơ đẩy VN-Index lùi về mức thấp hơn là khu vực tâm lý 1.300 điểm. Ngưỡng hỗ trợ cần lưu ý là khu vực 1.315 điểm.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

Diễn biến tuần giao dịch vừa qua, VN-Index tiếp tục giằng co trong biên độ rộng 1.316-1.340 điểm. Kết thúc tuần chỉ số giảm hơn 4 điểm và chấm dứt chuỗi 8 tuần tăng liên tục. Giá trị giao dịch bình quân 3 sàn đạt 20.066 tỷ đồng, giảm 12% so với tuần trước.

Nhìn chung, áp lực tâm lý khiến lực cầu chủ động chững dần là nguyên nhân chính khiến thị trường chưa thể trở lại đà tăng điểm; ngoài ra chuỗi sự kiện bao gồm đáo hạn phái sinh, lịch họp FOMC, hạn cơ cấu ETF diễn ra liên tục và các thông tin liên quan tới trái phiếu

Tôi cho rằng, xu hướng tăng đang chậm lại khi thị trường có liên tục 4 phiên giảm điểm và lùi về hỗ trợ MA20 ngày quanh mốc 1.320. Thanh khoản giảm dần về cuối tuần cho thấy áp lực bán không quá lớn, kỳ vọng sẽ giúp thị trường có nhịp hồi ngắn trong phiên đầu tuần. Tuy nhiên, nhà đầu tư hạn chế giải ngân quá sớm buổi sớm do thanh khoản tăng nhanh tại các hỗ trợ mỏng có thể là tín hiệu kích hoạt đà bán tăng vọt. Vì vậy, cần cân nhắc khi thực hiện các vị thế T+ ở thời điểm hiện tại.

Ông Lương Duy Phước, Giám đốc phân tích, CTCK Kafi

Sau giai đoạn tăng mạnh trong 3 tháng đầu năm, việc thị trường tạm chững lại là diễn biến khá bình thường. Nhà đầu tư đang trong trạng thái chờ đợi thêm các yếu tố tác động mới để xác định xu hướng tiếp theo.

Một số sự kiện quan trọng có thể ảnh hưởng đến thị trường tuần tới bao gồm động thái đánh thuế đối ứng của Mỹ vào ngày 02/04 – vấn đề mà giới chức Việt Nam đang tích cực đàm phán để hạn chế tác động tiêu cực.

Ngoài ra, thị trường cũng sẽ quan tâm đến số liệu kinh tế - xã hội quý 1 và kết quả kinh doanh sơ bộ của các doanh nghiệp niêm yết. Trong bối cảnh này, nhiều khả năng VN-Index sẽ tiếp tục trạng thái giằng co, với xu hướng nhà đầu tư thận trọng hơn trong việc quản trị rủi ro để tránh các biến động bất lợi có thể xảy ra.

Ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc phân tích, CTCK Smart Invest (AAS)

VN-Index sau 8 tuần tăng liên tiếp đã xuất hiện tín hiệu điều chỉnh với mức giảm nhẹ 0,15%, đóng cửa tại 1.321,88 điểm, cùng với thanh khoản suy giảm đáng kể so với tuần trước. Đây là dấu hiệu cho thấy thị trường có thể đang bước vào giai đoạn tích lũy hoặc nghỉ ngơi sau chuỗi tăng trưởng dài.

Thanh khoản giảm thường phản ánh tâm lý thận trọng của nhà đầu tư, có thể do áp lực chốt lời gia tăng hoặc sự thiếu vắng động lực mới để đẩy chỉ số lên cao hơn. Trong tuần tới, tôi dự đoán VN-Index sẽ tiếp tục dao động trong biên độ hẹp, có thể quanh vùng 1.300 – 1.340 điểm, với khả năng kiểm tra lại ngưỡng hỗ trợ 1.300 điểm.

Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Đo triển vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng

Ông Vũ Duy Khánh

Dòng tiền trong nước vẫn là động lực chính của thị trường. Dù dòng vốn ngoại chưa quay trở lại mạnh mẽ, áp lực bán ròng cũng không còn quá đáng ngại. Ông/bà có cho rằng, nhịp điều chỉnh hiện tại mang tính kỹ thuật, lành mạnh và mở thêm cơ hội cho nhà đầu tư không?

Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS)

Dòng tiền cá nhân trong nước đang giữ vai trò thúc đẩy đà tăng trưởng của thị trường. Tuy nhiên, áp lực bán từ khối ngoại có ảnh hưởng chứ chưa hẳn là không đáng kể. Trong bối cảnh còn nhiều bất ổn, tôi cho rằng nếu đà bán ròng vẫn duy trì giá trị lớn có thể làm chùn bước lực mua trong nước nên đó là biến số cần lưu ý thời gian tới.

Về vận động trong ngắn hạn, chỉ số đang ở giai đoạn điều chỉnh. Một nhịp "nghỉ ngơi" trong quá trình đi lên là hợp lý, tôi đồng ý với quan điểm sẽ mở ra cơ hội mua cho nhà đầu tư, nhưng cần chờ xác nhận sự cân bằng của thị trường, vì nếu rủi ro điều chỉnh tiếp tục, cổ phiếu có khả năng chiết khấu về mức hấp dẫn hơn.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

Thị trường đang bảo lưu xu hướng tăng giá trung hạn bởi điểm đỡ xu hướng là vùng 1.280 - 1.300 vẫn đang được bảo lưu. Tuy nhiên, ngắn hạn thị trường đang gặp áp lực điều chỉnh ngắn hạn, tôi cho rằng là bởi cầu đang chững lại trước vùng trống về mặt thông tin.

Đầu tháng 4 tới, thị trường sẽ đón nhận chuỗi sự kiện quan trọng liên quan tới: (1) Kết quả đánh thuế của Mỹ tới các thị trường dự kiến công bố vào ngày 02/04; (2) Kết quả nâng hạng thị trường của FTSE Russell vào sau đó 1 tuần; (3) Họp ĐHCĐ của các doanh nghiệp trên sàn dàn trải xung quanh tháng 4.

Đây đều là những sự kiện ảnh hưởng lớn và đa chiều tới thị trường, trong khi khả năng xảy ra các kịch bản tích cực đồng thời là thấp nên tôi cho rằng đây sẽ là giai đoạn thị trường điều chỉnh nhẹ nhưng vẫn lành mạnh, cổ phiếu sẽ có sự phân hóa và tích lũy nhất định thay vì tiếp tục bùng nổ như đợt đầu năm.

Ông Lương Duy Phước, Giám đốc phân tích, CTCK Kafi

Nhịp điều chỉnh lần này mang tính kỹ thuật sau chuỗi tăng mạnh trước đó, đồng thời tạo ra sự phân hóa rõ nét giữa các nhóm cổ phiếu. Dù thanh khoản có dấu hiệu suy giảm, cho thấy tâm lý thận trọng hơn trong ngắn hạn, tôi vẫn đánh giá đây là diễn biến lành mạnh với vùng hỗ trợ quanh 1300-1310 điểm. Điều này có thể mở ra cơ hội cho nhà đầu tư tập trung vào các cổ phiếu thuộc nhóm ngành hưởng lợi từ chính sách.

Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Đo triển vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng

Ông Lương Duy Phước

Điểm tích cực là các biện pháp thúc đẩy đầu tư công và hỗ trợ kinh tế đang tạo động lực rõ rệt cho thị trường. Những nhóm ngành như Xây dựng hạ tầng, Vật liệu xây dựng, Bất động sản, Bán lẻ và Ngân hàng đang thu hút dòng tiền nhờ triển vọng tăng trưởng tốt. Đặc biệt, các doanh nghiệp hưởng lợi từ đầu tư công tiếp tục nhận được sự quan tâm lớn khi tiến độ giải ngân ngày càng được đẩy nhanh.

Mặc dù thị trường vẫn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như chính sách thương mại của Mỹ hay xu hướng lãi suất toàn cầu, nhưng động lực nội địa vẫn là điểm tựa quan trọng. Trong bối cảnh này, nhịp điều chỉnh có thể xem là cơ hội để nhà đầu tư tái cơ cấu danh mục, ưu tiên các cổ phiếu có nền tảng vững chắc và tiềm năng tăng trưởng tốt nhờ các chính sách hỗ trợ.

Ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc phân tích, CTCK Smart Invest (AAS)

Tôi đồng ý rằng nhịp điều chỉnh hiện tại mang tính kỹ thuật và có thể xem là lành mạnh. Sau 8 tuần tăng liên tiếp, việc thị trường điều chỉnh nhẹ là cần thiết để giảm bớt áp lực quá mua và tạo cơ hội cho dòng tiền tái phân bổ.

Dòng tiền trong nước vẫn đóng vai trò chủ đạo, cho thấy sức mạnh nội tại của thị trường không bị phụ thuộc quá nhiều vào vốn ngoại. Áp lực bán ròng từ khối ngoại tuy vẫn hiện hữu nhưng không quá đáng ngại do quy mô nắm giữ đã giảm mạnh sau thời gian dài bán ròng vừa qua.

Ngoài ra, chúng ta thấy việc thoái vốn theo kiểu tập trung khi họ chỉ bán ròng mạnh 1-2 mã. Theo kinh nghiệm quá khứ thì các nhịp bán cao trào cũng thường là nhịp bán cuối ( Selling Climax).

Nhịp điều chỉnh này, nếu không vượt quá 3-5% từ đỉnh, sẽ là cơ hội để nhà đầu tư tích lũy thêm cổ phiếu tiềm năng, đặc biệt khi tâm lý thị trường vẫn được hỗ trợ bởi bối cảnh vĩ mô tích cực như tăng trưởng GDP ổn định và chính sách hỗ trợ kinh tế từ Chính phủ.

Theo Nghị định 69/2025 vừa được Chính phủ ban hành, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài tại ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc (không bao gồm các ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ) được vượt 30% nhưng không vượt quá 49% vốn điều lệ. Điều này tạo ra cơ sở cho một số NHTM có nhiều dư địa hơn trong việc tìm kiếm đối tác chiến lược… Cổ phiếu nhóm Ngân hàng liệu có tiếp tục kỳ vọng tăng trưởng mạnh từ sự hỗ trợ của chính sách không, theo các ông/bà?

Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS)

Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Đo triển vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng

Nguyễn Thị Mỹ Liên

Nghị định 69/2025, có hiệu lực từ ngày 19/5/2025, cho phép các ngân hàng thương mại trong diện chuyển giao bắt buộc nâng tỷ lệ sở hữu nước ngoài vượt 30% nhưng không quá 49% vốn điều lệ (trừ ngân hàng Nhà nước nắm trên 50%). Điều này áp dụng cho VPB, HDB, và MBB, nhưng không bao gồm VCB do thuộc nhóm ngân hàng sở hữu của Nhà nước.

Về cổ phiếu nhóm ngân hàng, tôi cho rằng HDB và MBB sẽ hưởng lợi rõ rệt hơn từ chính sách này khi room ngoại của cả hai ngân hàng này hiện đã gần chạm giới hạn và đều chưa có đối tác chiến lược. Ngược lại, tôi thấy VPB khó hưởng lợi lớn vì room nước ngoài của họ hiện còn khá dồi dào, nên việc nới room theo nghị định này không mang lại thay đổi đột phá.

Dù vậy, tôi đánh giá triển vọng chung của ngành ngân hàng rất tích cực, không chỉ nhờ Nghị định 69/2025 mà chủ yếu là do sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế nội địa. Kinh tế trong nước khởi sắc sẽ kéo theo hoạt động kinh doanh của các ngân hàng được cải thiện, từ đó kỳ vọng mang lại kết quả khả quan cho cổ phiếu nhóm này trong thời gian tới.

Ngoài ra, các chính sách của Chính phủ cũng đang hướng tới việc hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng và nền kinh tế, với mục tiêu thúc đẩy kế hoạch tăng trưởng GDP 8% đầy tham vọng. Những biện pháp này không chỉ giúp cải thiện khả năng tài chính của các ngân hàng mà còn tạo động lực cho các doanh nghiệp và thị trường, mang lại triển vọng tích cực cho sự phục hồi và tăng trưởng bền vững trong dài hạn.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

Về Nghị định 69/2025 vừa được Chính phủ ban hành, các ngân hàng được nâng trần room ngoại là các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc; cộng thêm điều kiện Nhà nước nắm giữ không quá 50%, ta có ba cái tên phù hợp là MBB, HDB và VPB.

Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Đo triển vọng nhóm cổ phiếu ngân hàng

Ông Nguyễn Anh Khoa

Sẽ có nhiều cách để sắp xếp mức ảnh hưởng của Nghị định tới 3 ngân hàng này nhưng điểm chung là đều có kỳ vọng ảnh hưởng tích cực tới giá cổ phiếu khi có thêm cổ đông ngoại tham gia vào. Cập nhật gần nhất tỷ lệ sở hữu nước ngoài do Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM công bố: tỷ lệ VPB là 24,76%, MBB là 23,24% và HDB là 17,26%, đây là mức sở hữu khá cao nhưng khoảng cách tới mức trần cũ 30% vẫn là lớn. Vì vậy, trên bình diện thực tế, chưa có tác động tích cực nào do các ngân hàng cần thời gian để thật sự tìm được đối tác chiến lược phù hợp. Lúc đó, câu chuyện nới room trần mới thật sự mang lại ý nghĩa về cải thiện tâm lý ngắn hạn cũng như kỳ vọng cải thiện về chiến lược và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ông Lương Duy Phước, Giám đốc phân tích, CTCK Kafi

Nghị định 69/2025 cho phép các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc (tái cơ cấu) nâng tỷ lệ sở hữu vốn của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) từ 30% lên tối đa 49%. Đây là động thái quan trọng nhằm thúc đẩy tái cấu trúc hệ thống ngân hàng và tăng thu hút dòng vốn ngoại.

Như chúng ta đã biết, trong giai đoạn hiện tại, có 4 ngân hàng đã nhận chuyển giao bắt buộc là VCB, HDB, VPB và MBB. Ngoài VCB không thuộc đối tượng mở giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, cả 3 ngân hàng còn lại đều thoả mãn tiêu chí trong nghị định 69.

Với việc cả ba ngân hàng trên đều đã gần đạt đến mức giới hạn sở hữu nước ngoài được chấp thuận trước đó, việc mở room ngoại có thể giúp các ngân hàng có được nhiều dư địa tăng trưởng hơn và có được một số lợi thế nhất định trong cuộc đua về quy mô.

Chúng tôi cho rằng, các ngân hàng được mở giới hạn sở hữu sẽ ưu tiên tìm kiếm các đối tác chiến lược, qua đó giúp ngân hàng huy động vốn hiệu quả và tham gia vào các dự án tài trợ bền vững hơn.

Các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc được chấp thuận hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn cho năm 2025, bình quân lên đến 20-22%, do đó bài toán huy động vốn đầu vào là một bài toán thách thức, việc tìm kiếm các đối tác nước ngoài có thể giúp các ngân hàng có được nguồn vốn lớn với chi phí hợp lý, tạo tiền đề cho tăng trưởng tín dụng.

Đối với các ngân hàng đã đề cập ở trên, tôi cũng kỳ vọng kết quả kinh doanh của nhóm này vào giai đoạn nửa cuối năm 2025 sẽ có sự tăng tốc mạnh, đi kèm với sự tăng trưởng về giá cổ phiếu khi mặt bằng chung của các cổ phiếu ngân hàng hiện tại đang ở mức định giá tương đối rẻ.

Ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc phân tích, CTCK Smart Invest (AAS)

Nghị định 69/2025, với việc nới room sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng thương mại nhận chuyển giao bắt buộc lên tối đa 49% vốn điều lệ (từ mức 30% trước đây), là một bước tiến quan trọng. Điều này không chỉ tạo dư địa cho các ngân hàng tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài mà còn cải thiện thanh khoản và định giá của cổ phiếu ngân hàng trên thị trường.

Có 3 ngân hàng được hưởng lợi từ nghị định này là MBB, VPB, HDB trong khi đó VCB bị giới hạn bởi quy định Nhà nước nắm tối thiểu 50%. Nhóm ngân hàng từ lâu đã là trụ cột của VN-Index, chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số, và thường hưởng lợi từ các chính sách hỗ trợ tăng trưởng tín dụng cũng như cải cách hệ thống tài chính.

Với dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2025 có thể đạt 16-18% cùng triển vọng nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam lên thị trường mới nổi, cổ phiếu ngân hàng vẫn có tiềm năng tăng trưởng mạnh.

Tuy nhiên, những yếu tố chúng ta chia sẻ vẫn chỉ là những yếu tố dài hạn. Chúng ta biết xu hướng các cổ đông chiến lược đang rút dần vốn khỏi thị trường Việt Nam ở giai đoạn hiện tại như trường hợp của VIB với ngân hàng Úc hay MSN với SK...

Về cơ bản, các NHTM khi đàm phán tìm đối tác mua vốn rất khó khăn trong bối cảnh hiện tại. Với vốn đầu tư tài chính ngắn hạn chúng ta vẫn thấy xu hướng bán ròng là chủ đạo. Ngoài ra, việc mua ròng mạnh cũng chỉ xảy ra khi ngân hàng giao dịch ở mức định giá rẻ (Hiện tại là vùng định giá hợp lý) nên các kỳ vọng ngắn hạn có lẽ chỉ ở mức độ vừa phải.

Nhiều chuyên gia đánh giá đợt điều chỉnh này sẽ mang tính ngắn hạn và không quá mạnh khi bối cảnh vĩ mô tích cực. Và như các ông/bà có chia sẻ, nhịp điều chỉnh lành mạnh sẽ giúp thu hút dòng tiền mới. Vậy đâu là nhóm cổ phiếu ưu tiên trong giai đoạn điều chỉnh này, theo các ông/bà?

Nguyễn Thị Mỹ Liên - Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Phú Hưng (PHS)

Tôi đồng quan điểm rằng, đợt điều chỉnh này sẽ mang tính ngắn hạn, dòng tiền vẫn đang luân chuyển giữa các nhóm ngành. Vì vậy, nhà đầu tư có thể tăng vị thế khi thị trường điều chỉnh, đặc biệt trong bối cảnh các yếu tố vĩ mô vẫn đang hỗ trợ tích cực.

Theo quan điểm của tôi, nhà đầu tư vẫn nên tập trung vào các nhóm cổ phiếu có cơ bản tốt và tiềm năng tăng trưởng dài hạn và hưởng lợi từ xu hướng của vĩ mô như ngân hàng, bất động sản, đầu tư công và bán lẻ, chú ý đến là các cổ phiếu đã điều chỉnh về vùng định giá hấp dẫn.

Tuy nhiên, việc lựa chọn cụ thể còn phụ thuộc vào khẩu vị rủi ro và chiến lược đầu tư của từng người và cũng cần kết hợp quan sát thêm các diễn biến trên thị trường thế giới vốn đang rất phức tạp hiện tại.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư CTCK Agriseco

Trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam điều chỉnh, các ngành có câu chuyện đầu tư hoặc có triển vọng lợi nhuận Quý 1/2025 tích cực sẽ có nhiều tiềm năng phục hồi cao nhất trong đó bao gồm các nhóm ngành Ngân hàng, Chứng khoán, Bất động sản, Xây dựng và Vật liệu.

Cổ phiếu trọng tâm mà tôi cho rằng nên tập trung trong tháng tới sẽ xoay quanh các động lực chính của thị trường: (1) Lợi nhuận các doanh nghiệp niêm yết duy trì tăng trưởng tích cực trong quý I/2025; (2) Môi trường kinh tế vĩ mô ổn định với mặt bằng lãi suất duy trì thấp, áp lực tỷ giá và lạm phát trong tầm kiểm soát; (3) Kỳ vọng nâng hạng TTCK Việt Nam sau kỳ xét duyệt của FTSE. Trong đó ưu tiên lựa chọn các doanh nghiệp đầu ngành với nền tảng tài chính lành mạnh, triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong quý I và cả năm 2025.

Ông Lương Duy Phước, Giám đốc phân tích, CTCK Kafi

Thị trường chứng khoán hiện tại đang trải qua một đợt điều chỉnh ngắn hạn sau giai đoạn tăng giá mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Mặc dù có sự rung lắc tạm thời, nhưng với bối cảnh vĩ mô tích cực, đợt điều chỉnh này được nhận định sẽ không quá mạnh và mang tính ngắn hạn. Các yếu tố hỗ trợ như lãi suất giảm, dòng vốn đầu tư nước ngoài kỳ vọng quay trở lại và sự tăng trưởng kinh tế sẽ là lực đỡ về cơ bản cho thị trường cũng như các cổ phiếu. Với giai đoạn đoạn hiện tại, quan điểm của tôi đang thiên về các cổ phiếu được định giá rẻ hoặc có mức chiết khấu hấp dẫn trong đợt điều chỉnh thời điểm này.

Thị trường chứng khoán hiện tại đang trải qua một đợt điều chỉnh ngắn hạn sau giai đoạn tăng giá mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Mặc dù có sự rung lắc tạm thời, nhưng với bối cảnh vĩ mô tích cực, đợt điều chỉnh này được nhận định sẽ không quá mạnh và mang tính ngắn hạn. Các yếu tố hỗ trợ như lãi suất giảm, dòng vốn đầu tư nước ngoài quay trở lại và sự ổn định kinh tế đang tạo ra tâm lý lạc quan cho nhà đầu tư.

Nhóm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, xây dựng và bất động sản hiện đang có mức định giá hấp dẫn với các chỉ số như P/B và P/E thấp hơn đáng kể so với mức trung bình lịch sử. Cụ thể, mức P/B hiện tại của nhóm ngân hàng dao động trong khoảng 1,2–1,5 lần, thấp hơn khoảng 20–30% so với mức trung bình lịch sử là khoảng 1,8–2,0 lần, và thấp hơn rõ rệt so với mức đỉnh ghi nhận vào quý II/2021 (2,8 lần). Các ngân hàng lớn như VietinBank (CTG), MB (MBB) hay Sacombank (STB) thậm chí đang giao dịch với P/B chỉ quanh mức 1,2–1,3 lần, cho thấy tiềm năng phục hồi giá trong tương lai.

Tương tự, nhóm cổ phiếu bất động sản và xây dựng như Novaland (NVL), Đất Xanh (DXG) và Coteccons (CTD) đang giao dịch với P/B xấp xỉ 1 lần, tức chỉ ngang giá trị sổ sách, các cổ phiếu này hiện đang tương đối rẻ trong khi năm 2025 là năm mà thị trường bất động sản từng bước tháo gỡ khó khăn và đầu tư công tăng tốc. Đây là cơ hội thu hút dòng tiền lớn từ các nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất giảm và triển vọng tăng trưởng kinh tế tích cực hơn.

Nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ấn tượng ở mức hai chữ số, cho thấy tiềm năng phát triển dài hạn và sức hút mạnh mẽ đối với dòng tiền đầu tư. Tuy nhiên, sau giai đoạn tăng giá rất mạnh, định giá của nhóm này đã trở nên đắt đỏ, mức chiết khấu không còn hấp dẫn như trước. Trong bối cảnh đó, cổ phiếu FPT nổi bật với nền tảng tài chính vững chắc và lợi thế dẫn đầu trong ngành công nghệ. Nếu có đợt điều chỉnh giá hoặc chiết khấu từ thị trường, đó sẽ là cơ hội tốt để tích lũy cổ phiếu này với kỳ vọng tăng trưởng bền vững trong tương lai.

Ông Vũ Duy Khánh, Giám đốc phân tích, CTCK Smart Invest (AAS)

Trong bối cảnh nhịp điều chỉnh được xem là ngắn hạn và lành mạnh, các nhóm cổ phiếu ưu tiên nên tập trung vào những ngành có nền tảng cơ bản tốt, hưởng lợi từ xu hướng vĩ mô tích cực và ít chịu ảnh hưởng từ biến động ngắn hạn. Dựa trên tình hình hiện tại, tôi đề xuất các nhóm sau:

Ngân hàng: Các ngân hàng nhóm đầu vẫn còn có khả năng thiết lập một chu kỳ tăng tiếp sau nhịp điều chỉnh. Chúng ta thấy LPB tăng trước và điều chỉnh trước đã nhận được sự hỗ trợ quanh MA(50), có thể là một gợi ý về các phản ứng của nhóm MBB, CTG, TCB, HDB, VPB khi chạm hỗ trợ.

Bất động sản: Dù còn một số rủi ro, thị trường bất động sản đang có dấu hiệu phục hồi nhờ lãi suất thấp và các chính sách kích cầu. Các mã lớn như họ Vingroup đã có xu hướng tăng giá mạnh giai đoạn vừa qua và cho thấy áp lực bán đã giảm dần cùng với cầu mua vào của khối ngoại cũng là một lựa chọn. Ngoài ra một số cổ phiếu trong nhóm này sắp bàn giao dự án trong quý II/2025 như DC4 là một lựa chọn cho nhóm vốn hoá nhỏ.

Đầu tư công: VCG và DPG cho thấy tiềm năng tăng giá tốt với sự khởi sắc của đầu tư công và việc ghi nhận doanh thu bất động sản trong năm 2025.

Dệt may: MSH hưởng lợi từ dự án mới đi vào hoạt động với đơn hàng ký tới quý III/2025 và giá trị xuất khẩu đã tăng 50% (32 triệu đô/tháng so với 20 triệu đô/tháng năm 2024).

Nhìn chung, nhà đầu tư nên ưu tiên các cổ phiếu có thanh khoản tốt, định giá hợp lý và được hỗ trợ bởi kết quả kinh doanh tích cực trong quý gần nhất. Giai đoạn điều chỉnh này là cơ hội để tích lũy, nhưng cần theo dõi sát sao diễn biến thanh khoản và động thái của dòng vốn ngoại để điều chỉnh chiến lược kịp thời.

Cùng Vingroup (VIC) đón đầu ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam, FPT ký kết hàng loạt thỏa thuận trong 3 tháng
Cùng Vingroup (VIC) đón đầu ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam, FPT ký kết hàng loạt thỏa thuận trong 3 tháng
4 tuần trước
Không đứng ngoài làn sóng chuyển đổi số trong ngành ô tô, FPT đang tăng tốc đầu tư mạnh mẽ để đón đầu xu thế xe điện, xe tự lái và công nghiệp phần mềm ô tô toàn cầu.
Sau chưa đầy 1 năm, VNDirect muốn
Sau chưa đầy 1 năm, VNDirect muốn "chia tay" chủ chuỗi Wulao, King BBQ, ThaiExpress, Hotpot Story
4 tuần trước
Goldsun Food đang vận hành hàng loạt thương hiệu nhà hàng nổi tiếng như Wulao, King BBQ, Tasaki BBQ, ThaiExpress, Hotpot Story, Tasaki BBQ, Buk Buk, Khao Lao, Sushi Kei…
Nhận định chứng khoán 24 - 28/3: VN-Index tích lũy sau nhịp tăng dài
Nhận định chứng khoán 24 - 28/3: VN-Index tích lũy sau nhịp tăng dài
4 tuần trước
VN-Index tiếp tục giao dịch thận trọng trong phiên 21/3 với thanh khoản thấp, phản ánh tâm lý dè dặt của nhà đầu tư. Các công ty chứng khoán giữ quan điểm trung lập, cho rằng thị trường đang tích lũy...
Hai cá nhân dùng 164 tài khoản chứng khoán để thao túng giá cổ phiếu PDR
Hai cá nhân dùng 164 tài khoản chứng khoán để thao túng giá cổ phiếu PDR
4 tuần trước
Trong khoảng thời gian từ ngày 15/8/2022 đến ngày 9/12/2022, 2 cá nhân đã sử dụng 164 tài khoản để liên tục mua bán, giao dịch cổ phiếu PDR.
Công ty liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn muốn bán 5 triệu cổ phiếu NVL
Công ty liên quan đến ông Bùi Thành Nhơn muốn bán 5 triệu cổ phiếu NVL
4 tuần trước
Từ năm ngoái đến nay, NovaGroup, công ty liên quan đến Chủ tịch Novaland Bùi Thành Nhơn liên tục bán ra cổ phiếu NVL.
Siêu dự án 3,5 tỷ USD ven vịnh Cam Ranh của Vinhomes (VHM) đạt bước tiến mới, chờ lệnh khởi công chính thức
Siêu dự án 3,5 tỷ USD ven vịnh Cam Ranh của Vinhomes (VHM) đạt bước tiến mới, chờ lệnh khởi công chính thức
4 tuần trước
Dự án khu đô thị ven vịnh Cam Ranh của liên danh Vinhomes (VHM) đang được đẩy nhanh thủ tục pháp lý và công tác giải phóng mặt bằng, sẵn sàng khởi công vào tháng 4/2025.
Bộ Xây dựng ra 'tối hậu thư' cho tập đoàn duy nhất báo lỗ năm 2024: 'Năm nay phải có lãi'
Bộ Xây dựng ra 'tối hậu thư' cho tập đoàn duy nhất báo lỗ năm 2024: 'Năm nay phải có lãi'
4 tuần trước
Dù là tập đoàn đầu ngành, sở hữu nhiều công ty con đang niêm yết, “ông lớn” thuộc Bộ Xây dựng này liên tiếp báo lỗ nghìn tỷ trong hai năm 2023–2024. Điều gì đang xảy ra với một thương hiệu từng thống lĩnh thị trường vật liệu xây dựng?
Giao dịch quỹ đầu tư: Lực bán duy trì ưu thế
Giao dịch quỹ đầu tư: Lực bán duy trì ưu thế
4 tuần trước
Tuần qua (17-21/03/2025), lực bán tiếp tục giữ ưu thế so với chiều mua trong giao dịch quỹ đầu tư khi VN-Index bước vào giai đoạn “nghỉ giải lao” sau chuỗi dài tăng điểm 8 tuần liên tiếp.
NovaGroup đăng ký thoái bớt 5 triệu cp NVL
NovaGroup đăng ký thoái bớt 5 triệu cp NVL
4 tuần trước
NovaGroup thông báo đăng ký bán 5 triệu cp NVL từ ngày 27/03-04/04, dự kiến giảm tỷ lệ sở hữu tại Novaland xuống 17.37%.
Nhận định thị trường chứng khoán 24/3: Tiếp tục điều chỉnh
Nhận định thị trường chứng khoán 24/3: Tiếp tục điều chỉnh
4 tuần trước
Theo dự báo của các công ty chứng khoán, VN-Index dự kiến sẽ tiếp tục điều chỉnh về vùng hỗ trợ quanh ngưỡng 1.300 điểm và được kỳ vọng sẽ hồi phục từ vùng hỗ trợ này.
Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 24-28/03/2025
Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 24-28/03/2025
4 tuần trước
Chiến lược đầu tư & Phân tích kỹ thuật chuyên sâu thị trường chứng khoán Việt Nam.
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ dự án nhà ở xã hội 16.000m2 của HUD, dự kiến triển khai xây dựng trong năm 2025
Quảng Ngãi đẩy nhanh tiến độ dự án nhà ở xã hội 16.000m2 của HUD, dự kiến triển khai xây dựng trong năm 2025
4 tuần trước
Sau khi hoàn thành, dự án nhà ở xã hội của HUD tại Quảng Ngãi sẽ đáp ứng nhu cầu chỗ ở cho khoảng 1.000 người. Dự kiến, năm 2025 sẽ hoàn tất phê duyệt dự án và triển khai xây dựng giai đoạn 1.
Thứ Hai, 21/04/2025
08:00
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế:
Dự báo: 3.60%
Trước đó: 3.60%
3.60%
3.60%
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế:
Dự báo: 3.10%
Trước đó: 3.10%
3.10%
3.10%
14:00
   
SwitzerlandCHFSwitzerland
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1,158,350.0B
1,158,350.0B
17:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
19:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.013%
2.013%
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.192%
2.192%
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.101%
2.101%
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: -0.5%
Trước đó: -0.3%
-0.5%
-0.3%
Giá vàng được kỳ vọng tiếp tục tăngGiá vàng được kỳ vọng tiếp tục tăng
2 giờ trước
Bất ổn vĩ mô, biến động trên thị trường chứng khoán và nhu cầu mua trú ẩn vẫn sẽ là lực đẩy chính cho kim loại quý tuần này.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 21/4: Giải ngân thăm dò tại những cổ phiếu đã điều chỉnhNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 21/4: Giải ngân thăm dò tại những cổ phiếu đã điều chỉnh
9 giờ trước
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/4: Tăng giảm đan xen quanh mốc 1.220 điểmGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/4: Tăng giảm đan xen quanh mốc 1.220 điểm
9 giờ trước
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ: Giá dầu sẽ còn xuống thấp hơn nữaBộ trưởng Năng lượng Mỹ: Giá dầu sẽ còn xuống thấp hơn nữa
9 giờ trước
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Máy bay Boeing bị Trung Quốc trả về MỹMáy bay Boeing bị Trung Quốc trả về Mỹ
10 giờ trước
Một chiếc Boeing 737 MAX đáng lẽ bàn giao cho hãng bay Trung Quốc đã quay về Mỹ hôm 20/4 trong bối cảnh căng thẳng thuế quan.
[Báo cáo] Thị trường gạo quý I/2025: Giá gạo vẫn ở mức thấp trong thời gian tới?[Báo cáo] Thị trường gạo quý I/2025: Giá gạo vẫn ở mức thấp trong thời gian tới?
10 giờ trước
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
Nhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản MỹNhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản Mỹ
12 giờ trước
Ngày 19/4, tờ Yomiuri (Nhật Bản) cho biết nước này đang cân nhắc mua thêm đậu tương và gạo của Mỹ, nhằm tăng vị thế trong đàm phán thuế.
Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắmGóc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắm
13 giờ trước
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?
13 giờ trước
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
ĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trườngĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trường
15 giờ trước
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Ruble tăng giá 40% so với USD năm nayRuble tăng giá 40% so với USD năm nay
15 giờ trước
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Giỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành côngGiỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành công
16 giờ trước
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.