Gia đình ông Trịnh Văn Quyết cam kết khắc phục triệt để hậu quả trong tháng 5
13:40 25/03/2025
Theo luật sư vợ của ông Trịnh Văn Quyết đã có đơn gửi Hội đồng xét xử xin đảm bảo trong tuần này sẽ nộp thêm khoảng 100 - 200 tỷ đồng; gia đình ông Quyết cam kết trong tháng 5/2025 sẽ hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ dân sự.
Sáng 25/3, sau khi Hội đồng xét xử công bố một số thành phần tham dự phiên tòa vắng mặt, luật sư Nguyễn Trọng Nghĩa (bào chữa cho cựu Chủ tịch Tập đoàn Trịnh Văn Quyết) cho hay, thân chủ ngoài các bệnh lao phổi đang điều trị tại Bệnh viện 198 thì ngày 4/2 vừa qua, Bệnh viện Bạch Mai cũng chẩn đoán thêm bị suy tim cấp độ 3, mắc nhiều bệnh, có dấu hiệu nguy kịch, nguy hiểm đến tính mạng, xuất hiện tình trạng khó thở, thở máy không xâm nhập, thở ô xy thường xuyên…
Bên cạnh tình trạng sức khỏe, luật sư Nghĩa thông tin thêm, cá nhân ông Quyết và gia đình có đơn gửi tòa, xin hoãn xét xử phúc thẩm để có điều kiện khắc phục tuyệt đối hậu quả vụ án.
Theo luật sư Nghĩa, tối qua (24/3), vợ ông Quyết đã có đơn gửi Hội đồng xét xử xin đảm bảo trong tuần này sẽ nộp thêm khoảng 100 - 200 tỷ đồng. Đồng thời, cả gia đình ông Quyết xin cam kết trong tháng 5/2025 sẽ hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ dân sự.
Từ những ý kiến vừa nêu, luật sư kiến nghị cho hoãn phiên tòa để bị cáo vừa điều trị bệnh và tiếp tục thực hiện nhiệm vụ khắc phục thiệt hại.
Các luật sư tham gia bào chữa tại phiên tòa.
Sau ý kiến của luật sư, Chủ tọa công bố căn cứ vào chứng từ cho thấy, kết thúc phiên sơ thẩm bị cáo đã khắc phục hơn 250 tỷ đồng đến phiên phúc thẩm hồi tháng 12/2024 khắc phục thêm hơn 300 tỷ; hiện nay tổng số khắc phục đã tăng lên khoảng 1.000 tỷ đồng.
Cũng tham gia bào chữa cho bị cáo Trịnh Văn Quyết , luật sư Nguyễn Danh Huế bày tỏ đồng tình với quan điểm của luật sư Nghĩa.
Theo luật sư Huế, hôm nay cả bốn luật sư có mặt ở đây đều mong muốn được tòa tạo điều kiện cho ông Quyết.
“Nếu bị cáo khắc phục được triệt để thì không chỉ có lợi cho bị cáo mà còn có lợi cho các đồng phạm tại phiên tòa hôm nay”, luật sư Huế nói.
Luật sư Huế cũng tiết lộ thêm, liên quan đến vụ án, Tập đoàn FLC đã họp bàn việc thực hiện nghĩa vụ hậu quả, ông đề nghị tòa xem xét yếu tố mới là hai em gái ông Quyết đã hoàn thành bồi thường dân sự, mong tòa mở kê biên, giải phong tỏa các tài sản của hai bị cáo.
Chủ toạ nhắc luật sư khi sử dụng ngôn từ
Ngoài nhóm luật sư của ông Quyết, luật sư của các bị cáo có kháng cáo đều có ý kiến tương tự đề nghị hoãn phiên.
Theo các luật sư, nếu phía ông Quyết thực hiện được cam kết về khắc phục hậu quả sẽ có tác động đến bản án của nhóm bị cáo còn lại.
Bị cáo Trịnh Thị Minh Huế.
Chủ tọa Võ Hồng Sơn đề nghị các luật sư nên cân nhắc hơn trong sử dụng ngôn từ, "nộp hết tiền không có nghĩa đương nhiên sẽ được giảm nhẹ", vì còn cân nhắc nhiều yếu tố khác.
Theo Chủ tọa, các bị cáo hôm nay bị xét xử không phải vì gây thiệt hại nhiều hay ít tiền mà do vi phạm pháp luật, việc bồi thường hết nghĩa vụ dân sự chỉ là một căn cứ để Hội đồng xét xử xem xét.
Trái lại ý kiến của đa phần luật sư, một số bị hại, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đề nghị Tòa tiếp tục phiên xét xử.
“Lần trước đã hoãn với lý do như thế này, đến bây giờ tiếp tục, tôi thấy quan điểm của các luật sư không phù hợp. Đề nghị tòa tiếp tục xét xử để không làm mất thời gian của nhiều người, cá nhân tôi đã bay từ TPHCM ra đây theo đêm”, bị hại nói.
Hội đồng xét xử đang hội ý, dự kiến 14h30 sẽ đưa ra quyết định xét xử tiếp hoặc tạm hoãn.
Bản án sơ thẩm xác định, từ tháng 5/2017 đến tháng 1/2022, ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái cùng đồng phạm mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài khoản ngân hàng .
Các bị cáo sau đó thực hiện chuỗi hành vi thao túng thị trường đối với 5 mã cổ phiếu là AMD, HAI, GAB, FLC, ART. Sau khi giá cổ phiếu tăng, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bán cổ phiếu, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.
Ngoài ra, từ năm 2014 đến tháng 9/2016, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS), các công ty thuộc Tập đoàn FLC và người thân, họ hàng đứng tên làm cổ đông góp vốn, để thực hiện các thủ đoạn lập và ký khống hồ sơ góp vốn, qua đó nâng khống vốn điều lệ của Công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.
(ĐTCK) Trong bối cảnh kinh tế ngày càng phát triển và cạnh tranh khốc liệt, Tập đoàn Nagakawa (mã chứng khoán NAG - HNX) đã khởi động năm 2025 với một chuỗi sự kiện ấn tượng mang chủ đề "Speed Up - Tốc Độ".
TPO - Dù liên tục thua lỗ trong năm 2022-2023 và nửa đầu năm 2024 nhưng Công ty CP Nhiệt điện Thăng Long vẫn phát hành nhiều lô trái phiếu, thu về gần 1.800 tỷ đồng.
CTCP Dược Lâm Đồng (Ladophar, HNX: LDP) công bố phương án chào bán riêng lẻ 8.25 triệu cp (khoảng 65% số lượng lưu hành) với giá 11,000 đồng/cp, không chênh lệch nhiều so với thị giá hiện tại khoảng 12,800 đồng/cp.
Vinamilk áp dụng công nghệ siêu vi lọc từ châu Âu nhằm tinh chỉnh tỷ lệ đạm, canxi, lactose trong sữa tươi bằng phương pháp vật lý, giúp người dùng quyết định dinh dưỡng theo nhu cầu.
(ĐTCK) Theo thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 24/3, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc Nova (Novaland, mã NVL - sàn HOSE) đã công bố tình hình thanh toán gốc và lãi trái phiếu.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 dự kiến tổ chức vào ngày 12/04, CTCP Phát triển Sunshine Homes (UPCoM: SSH) sẽ trình kế hoạch lợi nhuận giảm 40%, bổ sung Thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2025-2030.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Ông Trần Minh Bình cho biết trong thời gian tới ngân hàng sẽ tuyển dụng một lượng lớn nhân sự công nghệ thông tin với mức lương cao, đồng thời dự kiến cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch truyền thống.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.