Dự án 'hồi sinh' dòng sông hơn 2.000 năm tuổi có chuyển động mới
22:37 21/03/2025
Đây là một phần trong nỗ lực của Hà Nội nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm và phục hồi dòng chảy sông Tô Lịch.
Theo thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh tại cuộc họp ngày 20/3 về công tác cải tạo sông Tô Lịch và chỉnh trang khu vực hai bên bờ, thành phố yêu cầu các quận, huyện có dự án đi qua cùng với chủ đầu tư là Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ bàn giao mặt bằng.
Đây là bước chuẩn bị quan trọng nhằm phục vụ thi công tuyến đường ống thu gom nước thải dọc sông Tô Lịch tại 56 cửa xả bổ sung. Tuyến ống này thuộc dự án Hệ thống xử lý nước thải Yên Xá, hiện đang được triển khai và dự kiến hoàn thành vào tháng 8.
Sông Tô Lịch
Cùng với đó, thành phố đang nghiên cứu giải pháp bổ sung nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch nhằm cải thiện chất lượng nước, tạo cảnh quan xanh sạch, nâng cao môi trường sống cho người dân hai bên sông. Đây là một phần trong nỗ lực của Hà Nội nhằm từng bước khắc phục tình trạng ô nhiễm và phục hồi dòng chảy sông Tô Lịch.
UBND thành phố giao Sở Xây dựng phối hợp với các đơn vị liên quan đề xuất phương án thiết kế cải tạo tổng thể sông Tô Lịch. Nội dung nghiên cứu bao gồm làm rõ hình thức đầu tư (xã hội hóa, BT hay đầu tư công), thiết kế cải tạo hạ tầng và phương án bổ sung nước từ sông Hồng theo trục đường Võ Chí Công.
Trên cơ sở phương án tối ưu được đề xuất, Sở Xây dựng sẽ chủ trì tổ chức hội thảo lấy ý kiến đóng góp từ các tổ chức, chuyên gia và nhà khoa học.
Phương án cuối cùng, sau khi hoàn thiện sẽ được công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng trước ngày 20/8.
Trước đó, vào tháng 12/2024, sau khi trực tiếp thị sát dọc tuyến sông Tô Lịch, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã chỉ đạo khẩn trương triển khai dự án dẫn nước từ sông Hồng qua Hồ Tây để cấp bổ sung cho sông Tô Lịch với mục tiêu hoàn thành vào dịp Quốc khánh 2/9.
Đến tháng 1/2025, thành phố đề xuất phương án xây dựng tuyến ống dài hơn 5km, dẫn nước từ sông Hồng, xuyên qua đê, chạy dọc theo đường Võ Chí Công và đổ vào đầu sông Tô Lịch tại nút giao Hoàng Quốc Việt. Kinh phí ước tính cho dự án này là 550 tỷ đồng. Tuy nhiên, phương án này đã nhận được nhiều ý kiến góp ý khác nhau từ các bộ, ngành và giới chuyên gia, đòi hỏi thành phố phải tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng trước khi triển khai.
Đầu tháng 2, Hà Nội đã quyết định triển khai phương án tạm thời, sử dụng nguồn nước từ Hồ Tây để bổ sung cho sông Tô Lịch. Để đảm bảo ổn định mực nước của Hồ Tây, quận Tây Hồ được giao chủ trì thực hiện giải pháp sử dụng nước thải sau xử lý từ Nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây để bù lại lượng nước lấy ra từ hồ.
Về lâu dài, thành phố tiếp tục giao nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị liên quan nghiên cứu, hoàn thiện phương án dẫn nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch theo hướng trục đường Võ Chí Công. Phương án dài hạn này sẽ được đồng bộ với giải pháp cấp nước tạm thời, hướng tới mục tiêu cải tạo bền vững, hiệu quả toàn diện cho sông Tô Lịch.
“
Sông Tô Lịch - một nhánh của sông Cái (nay là sông Hồng) từng có dòng chảy kết nối trực tiếp với Hồ Tây. Tuy nhiên, vào thời Nguyễn, sự thay đổi dòng chảy của sông Hồng đã khiến sông Tô bị cắt nguồn nước, dẫn đến tình trạng bồi lấp cửa sông.
Đến năm 1889, người Pháp quyết định lấp một phần sông Tô để xây dựng khu vực 36 phố phường nổi tiếng. Sau khi hai cửa sông bị chặn hoàn toàn, sông Tô mất đi sự liên kết với sông Hồng và Hồ Tây, dẫn đến tình trạng dòng chảy bị tắc nghẽn. Kể từ đó, con sông này dần trở thành nơi chứa lượng lớn nước thải đô thị, trong khi không có biện pháp khơi thông dòng chảy hiệu quả.
Qua hơn 2.000 năm lịch sử, từ một con sông rộng lớn mang giá trị tự nhiên và văn hóa, sông Tô Lịch nay biến thành một cống nước thải đen ngòm. Sự suy thoái này không chỉ làm Thủ đô mất đi một di sản quý giá mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân trong suốt nhiều thập kỷ.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp thảo luận đưa ra cơ chế, chính sách đặc thù để gỡ vướng cho nhiều dự án, trong đó có "lô đất vàng" 39-39B Bến Vân Đồn.
Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thông báo đấu giá khu đất rộng gần 60ha có giá khởi điểm hơn 7.600 tỷ đồng vào tháng 4/2025, sau khi cảnh báo thông tin rao bán dự án không đúng sự thật.
Sáng nay (21/3), tại xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, Công ty Cổ phần Cảng Hòn La khởi công dự án bến cảng tổng hợp quốc tế Hòn La. Đây là dự án trọng điểm phát triển hạ...
Dự án có vị trí đắc địa 3 mặt giáp biển biển ở quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng sau nhiều năm chậm triển khai đã được khởi công. Lãnh đạo TP. Đà Nẵng "siêu dự án" này sẽ góp phần thay đổi diện mạo đô thị, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
UBND tỉnh Ninh Bình giao Sở Xây dựng chủ trì cùng Công an tỉnh và các ngành chức năng kiểm tra việc mua bán nhà đất trên địa bàn TP Hoa Lư có hiện tượng tăng giá bất thường.
Đón đầu “cơn địa chấn” dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp lớn vào Việt Nam, CTCP Khai thác và Quản lý Khu Công nghiệp Đặng Huỳnh (TTC Đặng Huỳnh), thành viên Tổng Công ty Bất động sản...
Nổi bật như một lựa chọn xứng tầm, dung hòa giữa chất lượng, tiện ích và hệ giá trị sống, The Charm An Hưng nổi lên như một lựa chọn hiếm hoi mang giá trị thực, đáp ứng trọn vẹn tiêu chí của...
Tuyến metro đầu tiên của Bình Dương sẽ kết nối thành phố mới Bình Dương với Suối Tiên (Tp.HCM) dài 32,43km, tốc độ tối đa 120 km/ giờ, tổng mức đầu tư khoảng 64.370 tỉ đồng. Dự án dự kiến khởi công vào năm 2027 và đưa vào vận hành từ năm 2031.
Tòa ghi nhận bà Trương Mỹ Lan có khả năng khắc phục thiệt hại rất lớn, có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ... nên đã giảm án tù chung thân để thể hiện tính nhân văn.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
(ĐTCK) Chính sách thuế quan mới từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn tới công cuộc đánh giá lại rủi ro trên khắp các lớp tài sản, từ tiền tệ, cổ phiếu đến trái phiếu ở các thị trường mới nổi.
Ông Trần Minh Bình cho biết trong thời gian tới ngân hàng sẽ tuyển dụng một lượng lớn nhân sự công nghệ thông tin với mức lương cao, đồng thời dự kiến cắt giảm hàng trăm phòng giao dịch truyền thống.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.