Đông Nam Á cần học hỏi mô hình khởi nghiệp hợp tác với doanh nghiệp lớn giống như ở Nhật Bản và Hàn Quốc thay vì sao chép mô hình cạnh tranh lật đổ các công ty lâu đời mà Thung lũng Silicon Mỹ đang áp dụng, theo nhận định của các nhà nghiên cứu.
Akio Toyoda, Chủ tịch Toyota phát biểu về thỏa thuận hợp tác với startup phát triển tên lửa thương mại Interstellar Technologies (IST) tại Triển lãm hàng điện tử tiêu dùng (CES) thường niên ở Las Vegas, Mỹ hồi tháng 1. Ảnh: Getty Images
Trong nhiều thập niên qua, Thung lũng Silicon của Mỹ dẫn đầu về hệ sinh thái khởi nghiệp với cách tiếp cận cạnh tranh phá vỡ (disruption) mô hình kinh doanh truyền thống của các doanh nghiệp lâu đời. Thung lũng này đã sản sinh ra nhiều “kỳ lân”, tức công ty khởi nghiệp (startup) được định giá 1 tỉ đô la trở lên và là trung tâm thu hút nhân tài công nghệ.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới đây của Trường Kinh doanh King's ở London cho rằng, mô hình “zero-sum” của Thung lũng Silicon, nơi các startup phá vỡ và thay thế các công ty lớn, không phải là mô hình duy nhất hay tối ưu cho Đông Nam Á.
Nghiên cứu gợi ý rằng, Đông Nam Á nên học theo mô hình khởi nghiệp hợp tác với doanh nghiệp lớn mà Nhật Bản và Hàn Quốc đang áp dụng. Ở đó, các công ty khởi nghiệp không thách thức mà hỗ trợ các tập đoàn lớn để tận dụng mạng lưới và tài nguyên rộng lớn để cùng nhau phát triển.
Nghiên cứu lập luận rằng, mô hình Thung lũng Silicon đang lỗi thời do gắn với điều kiện kinh tế đặc thù của Mỹ cuối thế kỷ 20. Hiện các startup ở đó đã trở thành những công ty khổng lồ, giảm tính năng động.
Ngược lại, mô hình khởi nghiệp ở Nhật Bản và Hàn Quốc cho phép các công ty lớn duy trì sức cạnh tranh trong thị trường biến động, đồng thời cung cấp cho các startup nguồn lực như chuỗi cung ứng và mạng lưới khách hàng.
Đông Nam Á có bối cảnh công nghệ đang phát triển nhanh. Indonesia nổi lên như trung tâm công nghệ tài chính. Malaysia dẫn đầu khu vực về huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trong năm 2024. Singapore là trung tâm khởi nghiệp hàng đầu của khu vực.
Các nhà nghiên cứu của Trường Kinh doanh King's khuyến nghị, các chính phủ Đông Nam Á học hỏi các sáng kiến J-Startup Initiative (JSI) ở Nhật Bản và K-Startup Grand Challenge (KSGC) ở Hàn Quốc.
JSI là chương trình do chính phủ Nhật Bản khởi xướng nhằm hỗ trợ các startup tiềm năng phát triển nhanh, cạnh tranh trên thị trường toàn cầu và thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong nền kinh tế.
Chương trình này chọn lọc 50-100 startup xuất sắc mỗi năm dựa trên tiềm năng đổi mới, khả năng tăng trưởng và tầm nhìn toàn cầu để cung cấp hỗ trợ toàn diện như kết nối với nhà đầu tư, cố vấn và các tập đoàn lớn; tham gia các sự kiện quốc tế, ưu đãi về thuế hoặc thủ tục hành chính.
JSI thúc đẩy “đổi mới mở” (open innovation), khuyến khích hợp tác giữa startup và các tập đoàn lớn như Toyota, SoftBank, hoặc Mitsubishi.
Thông qua chương trình, hồi đầu năm nay, hãng xe Toyota đã đầu tư 44,4 triệu đô la Mỹ vào Interstellar Technologies (IST), một startup phát triển tên lửa thương mại có thể sản xuất hàng loạt. Sự hợp tác này cho phép Toyota mở rộng kinh doanh sang ngành công nghiệp vũ trụ và đóng góp vào tham vọng của chính phủ Nhật Bản trong lĩnh vực này.
Dù đã gặp một số thất bại trong các lần phóng thử nghiệm ban đầu, Interstellar Technologies đã đạt được bước tiến quan trọng khi phóng thành công tên lửa MOMO lên quỹ đạo, đánh dấu cột mốc lớn trong ngành hàng không vũ trụ tư nhân của Nhật Bản. Ngoài ra, công ty cũng đang phát triển các dự án tên lửa lớn hơn như ZERO, với tham vọng cạnh tranh trên thị trường phóng vệ tinh toàn cầu.
“Thúc đẩy đổi mới sáng tạo mở với các doanh nghiệp lớn là trụ cột thứ ba trong chương trình phát triển startup của Nhật Bản”, Ryohei Gamada, giám đốc chiến lược đổi mới ở Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) nói.
K-Startup Grand Challenge (KSGC) là chương trình tăng tốc khởi nghiệp lớn nhất Hàn Quốc, do chính phủ tài trợ, nhằm thu hút các startup quốc tế đến Hàn Quốc, sử dụng nước này làm bàn đạp để thâm nhập thị trường châu Á.
KSGC không chỉ hỗ trợ startup nước ngoài mà còn thúc đẩy hệ sinh thái nội địa thông qua hợp tác, khác với mô hình cạnh tranh phá vỡ theo kiểu của Thung lũng Silicon. Mục tiêu là nhằm đưa Hàn Quốc thành trung tâm khởi nghiệp toàn cầu ở châu Á, kết nối startup nước ngoài với các công ty, nhà đầu tư và nguồn lực địa phương.
Ngoài ra, chương trình “Deep Tech Value-up” của Bộ Doanh nghiệp nhỏ và startup Hàn Quốc tập trung vào các khoản đầu tư giai đoạn cuối dành cho các startup trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ sinh học và công nghệ xanh. Chương trình có sự sự tham gia của Hyundai Motor và Samsung Electronics.
Hàn Quốc đang xây dựng các trung tâm như Thung lũng Pangyo Techno, được ví như “Thung lũng Silicon của Hàn Quốc”, để nuôi dưỡng các startup công nghệ sâu bằng cách kết hợp sự hỗ trợ từ các tập đoàn lớn (chaebol) và chính sách ưu đãi của chính phủ.
Theo CB Insights, năm trong số 11 quỹ đầu tư mạo hiểm của doanh nghiệp lớn nhất thế giới đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Trong bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp năm 2024 của công ty Startup Genome, Seoul và Tokyo lần lượt đứng thứ 9 và thứ 10.
Tim Jackson, nhà đầu tư kỳ cựu của Walking Ventures hoài nghi về triển vọng Đông Nam Á sao chép hoàn toàn mô hình khởi nghiệp của Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng, AI có thể thay đổi cuộc chơi. AI giúp startup xây dựng sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP) nhanh, rẻ và với ít nhân lực hơn, giảm phụ thuộc vào nguồn vốn và tài năng từ Thung lũng Silicon. Điều này có thể là lợi thế lớn cho các startup ở Đông Nam Á, nơi có chi phí vận hành thấp hơn.
Cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ là màn so găng thuế quan mà còn là cuộc đối đầu chiến lược toàn diện, đặt cược vào khả năng chịu đựng của 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen thông báo, Liên minh châu Âu (EU) sẽ tạm ngừng áp dụng các biện pháp trả đũa thương mại sau khi Mỹ hoãn áp thuế đối ứng.
Chứng khoán châu Á bật tăng trong phiên 10/4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ tuyên bố tạm hoãn áp thuế mới với hàng loạt quốc gia. Tuy nhiên, niềm tin vào Phố Wall chưa trở lại khi các hợp...
Tổng thống Mỹ Donald Trump từ lâu đã phàn nàn về các quy định hạn chế lưu lượng nước cho vòi hoa sen, nói rằng ông phải “đứng dưới vòi hoa sen suốt 15 phút cho đến khi tóc ướt”.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.