Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 25/NQ-CP ngày 5-2-2025 về mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, trình Quốc hội và đã được thông qua tại kỳ họp bất thường tháng 2-2025. Theo đó, chỉ tiêu tăng trưởng GDP cả nước được điều chỉnh từ mức 6,5-7% lên 8% trở lên, nhằm tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030. Mục tiêu này được đánh giá là khá thách thức trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn và khó đoán định.
100 doanh nghiệp gia đình lớn nhất Việt Nam chiếm đến 25% GDP của cả nền kinh tế. Ảnh: Trong xưởng sản xuất của Tập đoàn Thiên Long tại TPHCM.
Các chỉ tiêu tăng trưởng được đặt ra rất cụ thể
Theo phương pháp chi tiêu, GDP được đóng góp bởi các yếu tố: tiêu dùng (C), đầu tư (I), chi tiêu Chính phủ (G) và thương mại ròng (X-M). Theo ước tính, tiêu dùng đóng góp khoảng 50-55%, đầu tư khoảng 30-35%, chi tiêu Chính phủ khoảng 10%, và thương mại ròng khoảng 5%. Như vậy, để thúc đẩy tăng trưởng GDP, Chính phủ cần tập trung mạnh vào thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư, đồng thời tăng cường hoạt động thương mại.
Theo kế hoạch của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) năm 2025 cần tăng khoảng 12% trở lên. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội phải đạt ít nhất 174 tỉ đô la Mỹ, tăng khoảng 15%, tương đương 33,5% GDP. Trong đó, đầu tư công dự kiến đạt 36 tỉ đô la (875.000 tỉ đồng, cao hơn 84.300 tỉ đồng so với kế hoạch năm 2025), đầu tư tư nhân khoảng 96 tỉ đô la, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) khoảng 28 tỉ đô la và đầu tư khác khoảng 14 tỉ đô la. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2025 cũng cần tăng 12% trở lên, với thặng dư thương mại khoảng 30 tỉ đô la.
Chính phủ cũng đã giao chỉ tiêu tăng trưởng cho từng địa phương, trong đó có 18 địa phương được kỳ vọng tăng trưởng từ 10% trở lên, và không có địa phương nào tăng trưởng dưới 8%.
Kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng
Khu vực kinh tế tư nhân đang đóng góp hơn 45% GDP cả nước, một phần ba thu ngân sách nhà nước, hơn 56% vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội, tạo ra công ăn việc làm cho 85% số lao động cả nước, chiếm tới 35% tổng kim ngạch nhập khẩu và 25% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Tuy nhiên, tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân vẫn còn chậm. Trong tổng mức đầu tư toàn xã hội năm 2024 (3.692.100 tỉ đồng, tương đương 151 tỉ đô la), khu vực nhà nước đạt 1.019.340 tỉ đồng (42 tỉ đô la), chiếm 27,6%, tăng 6,9% so với năm trước. Khu vực tư nhân đạt 2.064.200 tỉ đồng (85 tỉ đô la), chiếm 55,9%, tăng 7,5%. Khu vực FDI đạt 608.600 tỉ đồng (25 tỉ đô la), tăng 10,6%. Dù chiếm tỷ trọng lớn nhất, tăng trưởng của khu vực tư nhân hiện nay vẫn còn thấp so với mức trung bình 15% của giai đoạn năm năm trước dịch Covid-19.
Kể từ sau đại dịch Covid-19, kinh tế tư nhân gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, tăng trưởng đầu tư trung bình chỉ đạt 5,5%/năm trong giai đoạn 2020-2024, số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động gia tăng. Năm 2024, có khoảng 157.000 doanh nghiệp thành lập mới và 76.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, nhưng gần 200.000 doanh nghiệp đã ngừng hoạt động. Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động gần bằng số lượng doanh nghiệp mới và quay trở lại. Nguyên nhân có thể là do có rất nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ, hoạt động tập trung vào các ngành có giá trị gia tăng thấp và bất động sản, dễ bị đào thải khi kinh tế không thuận lợi.
Với vai trò quan trọng, kinh tế tư nhân được xác định là trụ cột của tăng trưởng, và phát triển kinh tế tư nhân là một trong những nội dung quan trọng trong Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị. Ngoài ra, Chính phủ cũng đặt mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân, phấn đấu đến năm 2025, khu vực này đóng góp 55% GDP. Để đạt được điều này, cần sự nỗ lực từ cả phía Nhà nước và doanh nghiệp:
Về phía Nhà nước: Cần cải cách thể chế sâu rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Đặc biệt, cần giải quyết các vấn đề pháp lý, giảm thủ tục hành chính, và kịp thời sửa đổi các quy định cho phù hợp với thực tiễn.
Về phía doanh nghiệp: Cần có tư duy toàn cầu, tập trung vào các ngành có giá trị gia tăng cao, và đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để nâng cao năng lực cạnh tranh.
Cần xác định lại mô hình tăng trưởng mới để bứt phá
Việt Nam là một trong những quốc gia có độ mở kinh tế cao nhất thế giới, với tỷ lệ kim ngạch thương mại/GDP lên đến 165%. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại toàn cầu đang diễn ra, Việt Nam cần xác định rõ về mặt chiến lược, xem liệu cuộc chiến thương mại này chỉ nhằm điều chỉnh dòng chảy thương mại trong ngắn hạn hay thế giới đã bước vào giai đoạn tăng trưởng mới theo mô hình phi thương mại hóa và từ đó cấu trúc lại tăng trưởng hợp lý để tránh các cú sốc trong tương lai.
Nhìn nhận thực tế, trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới, Việt Nam đang có xu hướng tập trung đẩy mạnh đầu tư phát triển hạ tầng, bao gồm giao thông và năng lượng, đồng thời phát triển các ngành có giá trị thặng dư cao để thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình.
Một yếu tố không thể thiếu trong thúc đẩy tăng trưởng GDP nhanh là tiêu dùng. Để thúc đẩy tiêu dùng, cần thực hiện nhiều chính sách đồng bộ, bao gồm các chính sách kích cầu, phát triển du lịch, và quan trọng hơn cả là nâng cao thu nhập người dân thông qua việc phát triển các trụ cột khác của GDP như đầu tư và xuất khẩu.
Nhìn chung, để đạt được mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong bối cảnh yếu tố bên ngoài bất định, Chính phủ đã và đang xác định rõ, chủ động thúc đẩy đầu tư trong nước, kích thích tiêu dùng nội địa, đồng thời cố gắng duy trì ổn định thương mại để đảm bảo sự phát triển cân bằng và bền vững.
Theo Chuyên gia Nguyễn Tú Anh, khi chúng ta cố gắng thúc đẩy tín dụng nhưng nếu kinh tế tăng trưởng thấp thì sức ép tăng trưởng cao cũng có thể khiến rủi ro về nợ xấu sẽ gia tăng.
VN-Index tăng điểm nhẹ đồng thời xuất hiện mẫu hình nến Doji. Điều này cho thấy xu hướng giằng co vẫn còn hiện hữu khi chỉ số test lại đỉnh cũ tháng 10/2024 (tương đương vùng 1,290-1,305 điểm)....
Đối với 12.000 tỷ đồng nghĩa vụ tài chính mà Khánh Hòa truy thu hồi năm 2022, Tập đoàn Phúc Sơn cho biết do nhà nước chưa xác định giá đất, chưa quyết toán 3 dự án BT để công ty được khấu trừ, công ty cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ này.
Vừa qua, Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP. Hà Nội đã có danh sách 394 trường hợp vi phạm trong năm 2024 nhưng chủ xe chưa đến làm việc theo quy định. Đặc biệt, trong số 394 trường hợp, có nhiều trường hợp vi phạm trên tuyến đường Giải Phóng.
(KTSG Online) - Ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TPHCM được Hội đồng Nhân dân (HĐND) TPHCM khóa X bầu làm Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021-2026.
(KTSG Online) - Chốt phiên giao dịch chiều nay (20-2), chỉ số VN-Index tăng 4,42 điểm, lên 1.292,98 điểm. Các nhà quản lý quỹ tăng đặt cược vào thị chứng
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.