Doanh nghiệp phương Tây quay lại Nga: Ngậm ngùi bán nhà máy giá 1 rúp, trở lại bị đòi 1,3 tỷ USD
05:15 01/03/2025
Các công ty nước ngoài sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức khi quay trở lại Nga, thậm chí phải bồi thường.
Hãng xe Pháp Renault có thể phải thanh toán 112,5 tỷ rúp (khoảng 1,3 tỷ USD) nếu muốn quay lại thị trường Nga sau chiến tranh, theo tuyên bố của Avtovaz - đối tác cũ của Renault. Điều này cho thấy các công ty nước ngoài muốn tái gia nhập thị trường Nga có thể đối mặt với yêu cầu bồi thường đáng kể.
Maxim Sokolov, CEO của Avtovaz, tiết lộ rằng công ty này cùng chính phủ Nga đã đầu tư 112,5 tỷ rúp vào hoạt động kinh doanh trước đây của Renault trong giai đoạn từ khi hãng xe Pháp rời đi đến năm 2025.
Renault đã rời Nga vào năm 2022, bán tài sản của mình với giá 1 rúp trong bối cảnh phương Tây trừng phạt
“Rõ ràng, nếu muốn quay lại, những khoản đầu tư này sẽ phải được hoàn trả bằng cách nào đó,” Sokolov phát biểu trên hãng tin nhà nước TASS.
Tín hiệu từ Tổng thống Mỹ Donald Trump về khả năng hòa giải với Moscow đã làm dấy lên các cuộc thảo luận về việc các doanh nghiệp phương Tây, trong đó có Renault, có thể quay lại Nga.
Năm 2022, Renault bán 67,6% cổ phần của mình tại Avtovaz cho chính phủ Nga, kèm điều khoản có thể mua lại tài sản trong vòng 6 năm. Hãng xe Pháp chịu khoản lỗ 2,2 tỷ euro từ việc rút khỏi thị trường quan trọng thứ hai của mình sau Pháp.
Người phát ngôn của Renault nói với Business Insider rằng công ty không có kế hoạch thay đổi chiến lược trong ngắn hạn và từ chối bình luận về phát ngôn của Sokolov.
David Szakonyi, phó giáo sư khoa học chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học George Washington, nhận định rằng những tuyên bố về khoản bồi thường cần được xem xét nghiêm túc, dù có thể một phần là động thái chính trị của Nga.
Việc các doanh nghiệp nước ngoài rời đi đã mang lại lợi ích cho một số công ty nội địa Nga, khi họ có thể mua lại tài sản với giá rẻ.
"Cho phép các công ty nước ngoài quay lại đồng nghĩa với việc giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp trong nước, khiến môi trường cạnh tranh trở nên khốc liệt hơn. Do đó, nếu điều này xảy ra, Nga muốn nhận được một khoản bồi thường để đổi lấy việc mở cửa thị trường", Szakonyi nhận định.
Nga ngày càng cứng rắn với doanh nghiệp nước ngoài
Những tuyên bố của Sokolov phản ánh lập trường cứng rắn của chính phủ Nga đối với các công ty phương Tây muốn quay lại.
Anton Alikhanov, Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại Nga, tuyên bố hôm thứ Năm rằng Nga “không chào đón bất kỳ ai bằng vòng tay rộng mở” và rằng “sẽ có cái giá phải trả cho những quyết định trong quá khứ”.
Szakonyi cho rằng Nga đang ngày càng thể hiện sự tự tin sau khi vượt qua các lệnh trừng phạt của phương Tây.
"Họ cảm thấy rằng mình đã sống sót qua những gì tồi tệ nhất mà phương Tây có thể gây ra, và giờ đây họ trở nên tự tin hơn, thậm chí ngạo nghễ hơn trong việc đưa ra yêu cầu với phương Tây", ông nói thêm.
3 năm sau khi chiến tranh Ukraine nổ ra, đã có 475 công ty nước ngoài rời khỏi thị trường Nga hoàn toàn, theo dữ liệu từ Trường Kinh tế Kyiv.
Những thương hiệu lớn như McDonald's và Starbucks đã rút khỏi Nga, với tài sản của họ được các doanh nghiệp Nga mua lại. McDonald's được đổi tên thành "Tasty and that's it", còn Starbucks trở thành Stars Coffee.
Phương Tây không vội vàng quay lại thị trường Nga
Dù Nga là một thị trường lớn, nhiều chuyên gia nhận định rằng các doanh nghiệp phương Tây sẽ thận trọng trước khả năng quay lại, ngay cả khi lệnh trừng phạt được dỡ bỏ.
Nền kinh tế thời chiến của Nga đang gặp khó khăn với lạm phát cao, đồng nội tệ biến động mạnh và lãi suất cao ngất ngưởng, khiến các doanh nghiệp lo ngại về tính pháp lý và sự an toàn khi đầu tư.
“Mặc dù Nga nói rằng họ sẵn sàng làm ăn trở lại, nhưng họ chưa thực sự thay đổi lập trường hay chính sách nào”, Szakonyi nhận xét, đồng thời cho rằng những tuyên bố này có thể nhằm thu hút chính quyền Trump nếu ông quay lại nắm quyền.
Các nhà đầu tư cũng vẫn cảnh giác sau hàng loạt vụ quốc hữu hóa và tịch thu tài sản trong những năm gần đây, khi chính phủ Nga phân phối lại tài sản của các công ty quốc tế cho nhà nước và giới tài phiệt trong nước.
"Việc bảo vệ quyền sở hữu tài sản, đảm bảo đầu tư và môi trường kinh doanh thân thiện ở Nga đã trở thành quá khứ", Szakonyi nhận định. "Khi những điều đó không còn, không có lý do gì để các công ty phương Tây mạo hiểm một lần nữa với Nga – một chế độ đầy biến động và khó lường. Nga đã chứng minh rằng họ không coi trọng quyền sở hữu tài sản và không đáng tin cậy trong các cam kết của mình".
Không quân Ukraine cho biết, các lực lượng Nga đã phóng 208 máy bay không người lái (UAV) Shahed cùng nhiều UAV mồi nhử khác tấn công nước này kể từ đêm 27/2.
Ca sĩ Katy Perry, Lauren Sanchez – hôn thê của tỷ phú Jeff Bezos, phi hành gia người Mỹ gốc Việt Amanda Nguyen sắp bay vào vũ trụ bằng tên lửa của hãng Blue Origin. Họ là 3 thành viên của phi hành đoàn gồm toàn nữ.
Một quyết định mới đây của Jeff Bezos đã gây chấn động tòa soạn, khiến nhiều phóng viên chỉ trích đây là bước đi phản bội các giá trị cốt lõi của tờ báo.
(KTSG Online) – Hơn 140 nước thành viên của Liên hợp quốc (LHQ)nhất trí chiến lược huy động đến 200 tỉ đô la Mỹ mỗi năm để giúp đảo ngược tình trạng mất
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố danh mục thành phần của chỉ số VNDiamond trong tháng 4, với những thay đổi có hiệu lực từ ngày 28/4.
Theo kế hoạch kinh doanh 2025, doanh thu và lợi nhuận của Hodeco chủ yếu từ việc bán toàn bộ cổ phần còn lại tại CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu, chủ đầu tư Khu du lịch Đại Dương (Antares).
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.