Điều kiện để Mỹ có thể dỡ lệnh trừng phạt các ngân hàng Nga
08:12 05/03/2025
Mỹ có thể dỡ bỏ lệnh trừng phạt các ngân hàng Nga nếu ký được thỏa thuận có lợi về kim loại đất hiếm.
Nhà kinh tế học Bartu Soral người Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng, từng làm giám đốc tại Chương trình Phát triển LHQ, đưa ra nhận định trên.
Ông Soral cho biết, tính đến năm 2024, ngành công nghiệp lớn nhất thế giới là sản xuất chất bán dẫn và vi mạch với giá trị thị trường là 8.000 tỷ USD.
Trung Quốc đứng đầu trong lĩnh vực này, thống trị thị trường khoáng sản chiến lược, bao gồm cả đất hiếm. Mỹ đang tụt hậu trong cuộc cạnh tranh trên.
“Chúng tôi hiện thấy Mỹ đang tìm cách hợp tác với Nga trong lĩnh vực này", ông Soral nói với TASS.
Theo ông Soral, các thỏa thuận tiềm năng giữa Nga và Mỹ trong bối cảnh Ukraine gồm sản xuất đất hiếm.
Nếu một thỏa thuận giữa 2 quốc gia có lợi cho người Mỹ đạt được ở giai đoạn hiện tại, và có khả năng sẽ đạt được, các ngoại lệ sẽ được đưa ra đối với các lệnh trừng phạt.
Ông cũng cho biết “Nga có tiềm năng cung cấp cho Tổng thống Mỹ Donald Trump những gì ông ấy cần" và nếu các bên đạt được thỏa thuận, "một số hoặc thậm chí toàn bộ lệnh trừng phạt do Mỹ áp đặt lên các ngân hàng Nga có thể được dỡ bỏ".
Reuters trích dẫn các nguồn tin từng cho biết chính quyền Mỹ đang xem xét dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại Nga và Nhà Trắng đã yêu cầu Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính đưa ra các phương án để nới lỏng các hạn chế vì ông Trump muốn khôi phục quan hệ với Moscow và chấm dứt xung đột Ukraine.
Theo các nguồn tin trên, lệnh trừng phạt của Mỹ có thể không được dỡ bỏ ngay lập tức. Ngoài ra, không rõ Washington có thể yêu cầu gì để đổi lại.
Mỹ đã tích cực áp đặt lệnh trừng phạt đối với Nga từ năm 2014, khi người dân Crimea và Sevastopol quyết định sáp nhập Nga sau các cuộc trưng cầu dân ý.
Năm 2017, luật "Chống lại các đối thủ của Mỹ thông qua lệnh trừng phạt" đã được thông qua, đưa ra các hạn chế đối với các lĩnh vực quốc phòng và năng lượng Nga đồng thời gây khó khăn cho việc đầu tư vào các dự án có sự tham gia của Nga.
Các lệnh trừng phạt đã tăng cường theo thời gian. Đến năm 2022, danh sách trừng phạt đã được mở rộng 28 lần.
Sau khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, các lệnh trừng phạt của Mỹ nhắm vào các công ty nhà nước lớn nhất, các ngân hàng chủ chốt và toàn bộ giới lãnh đạo Nga - gồm các nhánh hành pháp, lập pháp và tư pháp của chính phủ.
Tổng cộng, khoảng 80 gói trừng phạt đã được đưa ra, ảnh hưởng không chỉ đến nền kinh tế quốc gia và các cơ quan chính phủ mà còn đến các nhân vật công chúng và văn hóa, cũng như phương tiện truyền thông Nga.
Nỗi lo nền kinh tế tăng trưởng yếu đi và lạm phát tái xuất đang bùng lên tại Mỹ, khiến siêu cường số một thế giới có khả năng phải đối mặt với cú sốc khủng khiếp mà nước này từng trải qua cách đây 50 năm.
Trong khi châu Âu đang nỗ lực tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine, ngày càng có nhiều lời kêu gọi tài trợ cho Ukraine bằng cách tịch thu hàng chục tỷ euro tài sản bị đóng băng của Nga. Tuy nhiên,...
Hoạt động sản xuất của Mỹ gần như không thay đổi trong tháng 2/2025, nhưng giá nguyên vật liệu đầu vào tại nhà máy đã tăng lên mức cao nhất gần ba năm và thời gian giao hàng kéo dài hơn.
Ngày 3/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo TSMC - nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới đến từ Đài Loan (Trung Quốc), sẽ đầu tư ít nhất 100 tỷ USD vào Mỹ để xây dựng các cơ sở sản xuất tiên tiến.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.