Có thể nói, việc hoàn thuế giá trị gia tăng (GTGT) có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp, bởi lẽ đối với những doanh nghiệp quy mô lớn, số tiền thuế được hoàn có thể chiếm một tỷ trọng lớn trong dòng tiền của doanh nghiệp. Tuy nhiên, những câu chuyện về việc doanh nghiệp gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoàn thuế GTGT vẫn xuất hiện nhiều trên thực tế.
Hoàn thuế GTGT được hiểu là việc cơ quan Nhà nước trả lại cho đối tượng nộp thuế là doanh nghiệp một khoản thuế mà doanh nghiệp đã nộp thừa vào ngân sách Nhà nước. Hiểu cụ thể hơn là ngân sách Nhà nước trả lại cho doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ số tiền thuế mà doanh nghiệp đã đóng trước đó. Số tiền thuế được trả là số tiền thuế đầu vào khi doanh nghiệp trả để mua hàng hoá dịch vụ mà doanh nghiệp chưa được khấu trừ trong kỳ tính thuế hoặc doanh nghiệp không thuộc diện chịu thuế.
Trên thực tế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp về xuất, nhập khẩu thường phát sinh số thuế phải nộp ban đầu lớn, nhưng thời gian được hoàn thuế lại chậm bất thường, có khi là đôi ba năm do các hồ sơ hoàn thuế GTGT của doanh nghiệp bị cơ quan thuế từ chối.
Khó khăn trong quá trình hoàn thuế GTGT
Có nhiều lý do dẫn đến việc hoàn thuế GTGT cho doanh nghiệp bị chậm, trễ và xuất phát từ những nguyên nhân chính sau đây:
Sự chênh lệch giữa số liệu về thuế. Một trong những lý do phổ biến khiến nhiều doanh nghiệp không thể kết thúc quá trình hoàn thuế là do có sự chênh lệch giữa số liệu về thuế GTGT đầu vào hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp so với số liệu kê khai trên tờ khai thuế GTGT.
Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc hạch toán trên sổ sách kế toán và kê khai trên tờ khai thuế bị lệch kỳ. Tuy nhiên, trên thực tế điều này cũng không ảnh hưởng đến số thuế đề nghị hoàn và điều kiện được hoàn. Việc chênh lệch tạm thời giữa sổ kế toán và tờ khai thuế hàng tháng là thực tiễn phổ biến của các doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ đối chiếu thường xuyên để đảm bảo trong cả kỳ kế toán, số thuế được ghi nhận trên sổ kế toán và trên tờ khai thuế GTGT được đồng nhất, dựa trên các chứng từ gốc. Mặc dù vậy, sự chênh lệch này vẫn là lý do để nhiều cục thuế từ chối hoặc kéo dài thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế. Trong các trường hợp này, hồ sơ hoàn thuế của doanh nghiệp thường sẽ không được xử lý, dẫn đến việc hoàn thuế không được diễn ra như mong đợi của doanh nghiệp.
Lo ngại về hóa đơn giả mạo và mua bán hóa đơn. Xuất phát từ thực tế nhiều doanh nghiệp sử dụng các hóa đơn giả mạo hoặc của các doanh nghiệp mua bán hóa đơn, dẫn đến việc cơ quan thuế có những danh sách công ty thuộc diện rủi ro về hóa đơn. Trường hợp doanh nghiệp có mua hàng hóa sử dụng dịch vụ của những doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn, việc hoàn thuế GTGT cũng sẽ gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Cụ thể, các cơ quan thuế lo ngại rằng những doanh nghiệp này không thực sự sử dụng dịch vụ hoặc mua hàng hóa ở giai đoạn đầu vào mà chỉ sử dụng hóa đơn được phát hành bởi những công ty được thành lập chỉ phục vụ mục đích xuất hóa đơn. Hoặc thậm chí, có những trường hợp sau khi doanh nghiệp mua hàng hóa từ bên bán, sau đó bên bán gặp khó khăn dẫn đến việc chấm dứt hoạt động, những hóa đơn mà doanh nghiệp đã được xuất bởi bên bán cũng thuộc diện phải kiểm tra rất kỹ lưỡng. Nhiều trường hợp trong rất nhiều hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp, chỉ có vài hóa đơn của các doanh nghiệp chịu rủi ro về thuế và giá trị của các hóa đơn này rất nhỏ so với tổng số thuế đề nghị hoàn.
Tuy nhiên, cơ quan thuế cũng xem xét đối với toàn bộ hóa đơn mà doanh nghiệp đã kê khai. Từ đó dẫn đến việc doanh nghiệp phải giải trình, cung cấp tài liệu chứng minh như hợp đồng, biên bản giao nhận hàng hoá, hóa đơn GTGT, chứng từ thanh toán qua ngân hàng… để chứng minh cho luồng giao dịch hàng hóa, và điều này áp dụng đối với tất cả các hóa đơn mà doanh nghiệp kê khai.
Không kê khai đúng thuế suất của hàng hóa mua vào. Gần đây, cơ quan thuế cũng từ chối hoàn thuế GTGT đối với nhiều doanh nghiệp khi doanh nghiệp kê khai không đúng thuế suất của hàng hóa mua vào, cụ thể liên quan đến các hàng hóa thuộc đối tượng giảm thuế GTGT. Theo chính sách giảm thuế GTGT của Nhà nước hiện nay, đối với những hàng hóa thuộc diện giảm thuế GTGT nhưng doanh nghiệp không kê khai theo mức thuế suất đã giảm cũng sẽ là vướng mắc khi thực hiện thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng.
Mặc dù việc giảm thuế GTGT mang ý nghĩa hỗ trợ rất lớn cho doanh nghiệp, tuy nhiên, quan điểm về mức thuế suất đối với một số loại hàng hóa lại chưa được thống nhất giữa các cơ quan thuế khác nhau.
Đơn cử như trường hợp Công ty Millennium Furniture, có trụ sở tại Quảng Ngãi, phát sinh các hợp đồng mua sản phẩm mút xốp từ các công ty tại Bình Dương. Các công ty tại Bình Dương khi bán sản phẩm mút xốp đã xuất hóa đơn GTGT với thuế suất 10%, do cho rằng sản phẩm mút xốp không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 15/2022/NĐ-CP. Tuy nhiên, khi Công ty Millennium Furniture kê khai hồ sơ để hoàn thuế GTGT thì Cục thuế tỉnh Quảng Ngãi đã cho rằng các sản phẩm mút xốp mà Công ty Millennium Furniture đã mua có mức thuế suất là 8%, việc kê khai thuế suất 10% là không phù hợp(1).
Đáng chú ý, việc này xuất phát từ quan điểm khác nhau trong việc xác định mức thuế suất đối với hàng hóa giữa hai cơ quan thuế khác nhau, lại vô tình khiến cho doanh nghiệp như công ty nói trên phải chịu rủi ro. Trong vụ việc này, số tiền hoàn thuế của Công ty Millennium Furniture lên đến hàng tỉ đồng.
Cần sự thay đổi từ cả hai phía
Có thể nhận thấy rằng, những vướng mắc trên đang cản trở rất lớn đối với các doanh nghiệp trong việc sớm được hoàn thuế GTGT. Điều này không những ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp mà còn gây sụt giảm niềm tin của doanh nghiệp đối với các cam kết của Việt Nam trong việc bảo đảm một môi trường đầu tư kinh doanh minh bạch và ổn định.
Có thể hình dung rằng có những doanh nghiệp phải chờ trong rất nhiều năm để giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT nhưng vẫn chưa có kết quả, trong khi nếu việc hoàn thuế GTGT diễn ra đúng thời hạn pháp luật quy định, số tiền được hoàn có thể được doanh nghiệp sử dụng để tiếp tục đầu tư kinh doanh, mang lại nguồn lợi lớn cho doanh nghiệp. Việc nguồn lực của doanh nghiệp bị chôn vùi trong quá trình giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT là điều cần phải xem xét kỹ lưỡng.
Trong khi đó, đứng ở góc độ doanh nghiệp, chỉ cần doanh nghiệp chậm nộp tờ khai hay chậm nộp thuế, doanh nghiệp đã phải đối diện với nguy cơ bị xử phạt vi phạm hành chính, việc xử phạt chỉ là vấn đề sớm hay muộn. Xét tương quan giữa câu chuyện nghĩa vụ nộp thuế và quyền được hoàn thuế, có thể thấy doanh nghiệp đang phải chịu thiệt thòi nhất định.
Để hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện quá trình hoàn thuế một cách nhanh chóng và thuận lợi, sự thay đổi cần phải xuất phát từ cả doanh nghiệp hoàn thuế và các cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc giải quyết hồ sơ hoàn thuế GTGT.
Đối với cơ quan có thẩm quyền. Thứ nhất, về những trường hợp có sự chênh lệch trong sổ sách kế toán và tờ khai thuế GTGT, các cơ quan thuế cần xác định rõ nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch này, dựa trên những giải trình từ doanh nghiệp. Bởi lẽ, việc chênh lệch trong số liệu kế toán là điều không thể tránh khỏi và khi đó, việc xem xét bản chất của sự chênh lệch này là điều cần thiết. Trường hợp doanh nghiệp có những giải trình hợp lý, cơ quan thuế cần xem xét và cân nhắc với những giải trình này.
Thứ hai, đối với những lo ngại về việc doanh nghiệp sử dụng hóa đơn của những công ty rủi ro về hóa đơn. Có thể hiểu rằng, lo ngại này là chính đáng trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, cơ quan thuế cần phân loại cụ thể những hóa đơn nào có thể tồn tại rủi ro để yêu cầu doanh nghiệp giải trình đối với những hóa đơn đó thay vì doanh nghiệp phải giải trình toàn bộ những hóa đơn đã kê khai.
Hơn nữa, khi xem xét giải trình của doanh nghiệp, cơ quan thuế cũng nên cân nhắc đến những trường hợp doanh nghiệp ngay tình, hay nói cách khác, giao dịch giữa doanh nghiệp và bên bán hàng hóa hoàn toàn có thật. Doanh nghiệp không thể nào kiểm soát được hoạt động của bên bán, do đó, cơ quan thuế nên tập trung vào từng giao dịch của doanh nghiệp hơn là tình trạng chung của bên bán.
Thứ ba, về mức thuế suất của hàng hóa, dịch vụ, nếu để doanh nghiệp phải chịu rủi ro chậm hoặc không được hoàn thuế với lý do xác định không đúng mức thuế suất là điều thiệt thòi cho doanh nghiệp. Bởi lẽ các cơ quan thuế hoàn toàn có thể trao đổi nội bộ để thống nhất cách xác định mức thuế suất dựa trên quy định pháp luật. Từ đó có hướng giải quyết phù hợp nếu doanh nghiệp xác định chưa đúng thuế suất.
Đối với doanh nghiệp. Ở góc độ của mình, doanh nghiệp cũng cần lưu ý một số nội dung để tránh gặp phải những vướng mắc như trên. Cụ thể, doanh nghiệp nên rà soát việc kê khai số liệu của mình giữa hồ sơ kế toán và hồ sơ đã kê khai với cơ quan thuế. Hạn chế đến mức thấp nhất việc sai sót, chênh lệch số liệu giữa các hồ sơ.
Đối với các giao dịch mua hàng hóa, cần thu thập, lưu trữ đầy đủ những tài liệu cần thiết nhằm chứng minh giao dịch này là có thật. Hơn nữa, trước khi giao dịch, doanh nghiệp cũng cần tìm hiểu qua về đối tác của mình, hạn chế giao dịch với những doanh nghiệp có rủi ro về hóa đơn.
Cuối cùng, trong quá trình kê khai thuế hoặc các hoạt động khác về thuế, doanh nghiệp nên tham vấn ý kiến của cơ quan thuế, công ty luật, luật sư, những người có chuyên môn về thuế để có được hướng xử lý phù hợp nhất tại từng thời điểm, nhằm tránh rủi ro không được hoàn thuế hoặc bị trì hoãn việc hoàn thuế gây nên rất nhiều khó khăn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
(*) Công ty Luật TNHH HM&P
(1) https://thesaigontimes.vn/doanh-nghiep-van-gap-kho-voi-chinh-sach-giam-thue-gia-tri-gia-tang/, truy cập lần cuối vào ngày 14-10-2024.
(ĐTCK) Khép lại năm 2024 với những thành tựu đáng khích lệ, đạt được nhiều danh hiệu có giá trị như “Thương hiệu Quốc gia”, “Chủ đầu tư của Thập kỷ”, “Nhà phát triển Bất động sản...
Với việc hợp tác với PIL, cảng quốc tế Chu Lai sẽ mở rộng cơ hội kết nối hàng hóa cho các doanh nghiệp tại miền Trung đến các cảng lớn của Úc như: Melbourne, Sydney, Brisbane, Fremantle, Darwin… với tần suất 4 chuyến/tháng.
Trong tháng 11, MWG không mở mới cũng không đóng thêm cửa hàng nào ở các chuỗi nội địa, còn chuỗi EraBlue ở thị trường Indonesia ghi nhận mở thêm 2 cửa hàng.
(ĐTCK) CTCP Tập đoàn CIENCO4 (C4G - UPCoM) vừa trúng thầu dự án Nâng cấp mở rộng Cải tuyến Tỉnh lộ 1B (đoạn từ nút giao Quốc lộ 26B đến nút giao Tỉnh lộ 1) của tỉnh Khánh Hòa.
(ĐTCK) CTCP Hóa chất Việt Trì (HVT – sàn HNX) cho biết, ngày 16/1 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông nhận cổ phiếu phát hành do thực hiện tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu.
Công ty Chăn nuôi bò Trung Nguyên xin điều chỉnh dự án trồng cây kết hợp nuôi bò trên tổng quy mô 1.936 ha tại huyện Chư Prông, nâng tổng vốn đầu tư lên 4.380 tỷ đồng.
Vừa qua, Jollibee đã chính thức đưa vào hoạt động cửa hàng thứ 200 sau 2 thập kỷ phát triển thương hiệu tại Việt Nam. Không chỉ là con số, cửa hàng thứ 200 là cột mốc minh chứng cho thành công của...
Tòa ghi nhận bà Trương Mỹ Lan có khả năng khắc phục thiệt hại rất lớn, có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ... nên đã giảm án tù chung thân để thể hiện tính nhân văn.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
Sau đợt chào bán thêm cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của cả ba cổ đông lớn nhất của PGBank đã giảm từ 40% về còn 33,6%.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.