'Công chúa Huawei' trở lại ghế nóng, mơ giúp 'con cưng' đánh bại Apple
21:07 03/10/2024
Hôm 30/9, Huawei thông báo, theo chế độ Chủ tịch luân phiên của công ty, bà Mạnh Vãn Chu sẽ giữ chức Chủ tịch Tập đoàn Huawei từ ngày 1/10/2024 đến ngày 31/3/2025. Đây là lần thứ 2, con gái cưng của người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi giữ trọng trách này.
Nữ Giám đốc tài chính (CFO) của Huawei Technologies, bà Mạnh Vãn Chu (52 tuổi) đã trở lại vị trí lãnh đạo công ty trong bối cảnh gã khổng lồ thiết bị viễn thông Trung Quốc chuẩn bị ra mắt mẫu điện thoại thông minh mới.
Bà Mạnh Vãn Chu, Phó Chủ tịch, Giám đốc tài chính của Huawei Technologies Co trở lại ngồi "ghế nóng" Chủ tịch luân phiên của công ty này - Ảnh: VCG
Bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou), còn được gọi là Cathy Meng hay Sabrina Meng, sinh ngày 13/2/1972 tại Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc.
Bà Mạnh được truyền thông Trung Quốc mô tả là “Công chúa Huawei” (Princess of Huawei) khi bà chính là con gái của nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành (CEO) Huawei Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei). Bà cũng từng giữ nhiều trọng trách như Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc tài chính của công ty.
>> Huawei đẩy mạnh phát triển hệ sinh thái AI bất chấp bị các lệnh cấm vận bao vây
Hôm thứ Ba (1/10/2024), bà Mạnh Vãn Chu đã đảm nhận vị trí Chủ tịch luân phiên và quyền Chủ tịch của Huawei trong nhiệm kỳ 6 tháng kết thúc vào ngày 31/3/2025, công ty có trụ sở tại Thâm Quyến cho biết trong một tuyên bố được công bố vào ngày 30/9.
Đây là lần thứ hai người phụ nữ quyền lực này đảm nhiệm vị trí lãnh đạo cấp cao nhất của Huawei, trong đó bà đứng đầu Hội đồng quản trị và Ủy ban điều hành của công ty. Nhiệm kỳ đầu tiên của bà Mạnh là từ ngày 1/4 đến ngày 30/9 năm ngoái.
Bà Mạnh Vãn Chu có bằng Thạc sĩ tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung (Vũ Hán, Trung Quốc). Kể từ khi gia nhập Huawei năm 1993, bà đã nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng, bao gồm Phó Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc kế toán quốc tế Huawei, Giám đốc tài chính và Tổng tài Bộ phận Quản lý kế toán Huawei Hong Kong.
Thông tin về bà Mạnh Vãn Chu trên trang web của Huawei
Trong nhiệm kỳ mới nhất với tư cách là Chủ tịch luân phiên, bà Mạnh dự kiến sẽ giám sát việc ra mắt dòng điện thoại 5G hàng đầu tiếp theo của Huawei, Mate 70, vào quý IV năm nay, cũng như duy trì sự hồi sinh liên tục ở mảng kinh doanh điện thoại thông minh (smartphone) của công ty.
Theo các báo cáo và hình ảnh rò rỉ trực tuyến, dòng điện thoại thông minh hàng đầu mới dự kiến sẽ được phát hành với nhiều mẫu khác nhau, bao gồm Mate 70 cơ bản cũng như các phiên bản Mate 70 Pro, Mate 70 Pro+ và Mate 70 RS Ultimate có thông số kỹ thuật cao hơn.
Trong thời gian giữ chức Chủ tịch luân phiên vào năm ngoái, bà Mạnh Vãn Chu đã giúp đưa Huawei, công ty bị Mỹ đưa vào danh sách đen, trở lại thị trường điện thoại thông minh 5G với sự ra mắt bất ngờ của Mate 60 Pro. Đây là mẫu smartphone phân khúc cao cấp được trang bị bộ vi xử lý tiên tiến do Trung Quốc sản xuất bất chấp lệnh trừng phạt nghiêm ngặt của “xứ sở cờ hoa”.
Nhu cầu mạnh mẽ trong nước đối với Mate 60 Pro và lòng trung thành với thương hiệu được khôi phục của người tiêu dùng Trung Quốc đã giúp Huawei giành lại vị trí dẫn đầu về doanh số bán điện thoại thông minh tại đại lục vào đầu năm nay.
Sản phẩm "con cưng" điện thoại gập ba Mate XT được Huawei kỳ vọng có thể hạ gục "siêu phẩm" iPhone 16 của Apple
Công ty tư nhân Huawei đã có thể kéo dài đà tăng trưởng đó khi doanh thu trong nửa đầu năm 2024 tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 417,5 tỷ nhân dân tệ (59 tỷ USD).
Năm nay, bà Mạnh cũng được kỳ vọng sẽ chủ trì các nỗ lực của Huawei nhằm thúc đẩy hơn nữa doanh số bán điện thoại gập ba Mate XT 5G tại Trung Quốc đại lục, thị trường điện thoại thông minh thân gập lớn nhất thế giới.
Vào tháng 3 năm 2022, Huawei đã bổ nhiệm bà Mạnh Vãn Chu là một trong ba Giám đốc điều hành theo hệ thống ghế luân phiên của công ty, cùng 2 người khác là Hồ Hậu Côn (Ken Hu Houkun) và Từ Trực Quân (Eric Xu Zhijun).
Bà Mạnh, người luôn tránh xa sự chú ý của dư luận sau khi hoàn thành nhiệm kỳ trước với tư cách là Chủ tịch luân phiên của Huawei vào cuối tháng 9 năm ngoái, đã được ca ngợi là anh hùng dân tộc khi trở về Trung Quốc trên chuyến bay vào tháng 9 năm 2021 sau gần 3 năm bị quản thúc tại gia ở Canada.
Người phụ nữ 52 tuổi này đang nắm quyền điều hành vào thời điểm Huawei đang cạnh tranh trực tiếp với đối thủ Apple về doanh số bán điện thoại thông minh. Cả hai công ty kình địch này đều ra mắt các thiết bị mới nhất của họ vào cùng ngày 10/9 và mở bán ngày 20/9, khi Huawei tung ra thị trường một chiếc điện thoại gập ba cao cấp có giá 2.800 USD với tên gọi Mate XT để “đấu” với iPhone 16 của “Táo khuyết”.
Bà Mạnh Vãn Chu và bố đẻ, ông Nhậm Chính Phi, người sáng lập Tập đoàn Huawei - Ảnh: Sohu
“Công chúa Huawei” Mạnh Vãn Chu từng bị cuốn vào một vụ bê bối dẫn độ cách đây vài năm. Bà bị giam giữ tại Vancouver (Canada) vào tháng 12 năm 2018 sau khi một tòa án ở New York ban hành lệnh bắt giữ với lý do người phụ nữ này đã cố gắng che đậy hành vi của các công ty liên kết với Huawei nhằm bán thiết bị cho Iran, vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ.
Bà Mạnh được phép trở về Trung Quốc vào tháng 9 năm 2021 sau khi đạt được thỏa thuận với các công tố viên Hoa Kỳ để chấm dứt vụ án gian lận ngân hàng chống lại mình.
Mạnh Vãn Chu (phải) và Diêu An Na (trái), hai con gái của nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi - Ảnh: Getty Images
“
Nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi đã trải qua 3 cuộc hôn nhân và có 3 người con là Mạnh Vãn Chu, Mạnh Bình và Diêu An Na. Điều đặc biệt là không ai trong số họ mang họ của bố, trừ người con trai Mạnh Bình mãi sau này mới đổi thành Nhậm Bình.
Năm 16 tuổi, khi bố mẹ ly hôn, bà Mạnh Vãn Chu đã đổi sang lấy họ mẹ kể từ đó đến nay. Sau này, trong cuộc hôn nhân thứ hai, ông Nhậm Chính Phi cũng đặt tên cho con gái Diêu An Na theo họ mẹ giống như cô chị.
Cũng được gọi là “Công chúa Huawei”, nhưng Diêu An Na, em gái cùng cha khác mẹ của bà Mạnh Vãn Chu, ít gây được sự chú ý hơn cho đến tận đầu năm nay khi cô bắt đầu dấn thân vào showbiz.
Theo truyền thông địa phương, sở dĩ các con của nhà sáng lập Huawei lấy họ mẹ vì muốn “tránh sự chú ý không cần thiết”. Thực tế, chỉ mãi đến cách đây vài năm, công chúng mới biết đến mối quan hệ ruột thịt giữa bà Mạnh Vãn Chu với bố mình - tỷ phú Nhậm Chính Phi.
Theo South China Morning Post/Reuters
>> Huawei tìm cách lấy lại chỗ đứng ở châu Á - Thái Bình Dương
Dự án trang trại năng lượng mặt trời “lớn nhất thế giới” của Trung Quốc đã được công ty điện lực nhà nước China Three Gorges Renewables Group công bố với kinh phí gần 11 tỷ USD.
Trong một cuộc họp ngày 02/10, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, Bộ trưởng Dầu mỏ Ả-rập Xê-út, đã đưa ra lời cảnh báo tới các thành viên OPEC+. Thông điệp của ông rất rõ ràng: Tuân thủ hạn ngạch sản...
(ĐTCK) OPEC+ có đủ công suất dầu dự phòng để bù đắp cho toàn bộ nguồn cung bị mất của Iran nếu Israel phá hủy các cơ sở sản xuất dầu của Iran, nhưng sẽ gặp khó khăn nếu Iran trả đũa bằng cách tấn công các cơ sở của các nước láng giềng vùng Vịnh.
Ngoại trưởng Israel Katz hôm 2/10 tuyên bố cấm nhập cảnh vào Israel đối với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Guterres bởi lẽ nhà lãnh đạo Liên Hợp Quốc đã không lên án một cách rõ ràng vụ tập kích tên lửa của Iran vào Israel.
Mỹ đang trở nên bất lực trong việc kiềm chế đồng minh và gây ảnh hưởng đến các bên tham chiến trong cuộc khủng hoảng tại khu vực Trung Đông đang ngày càng tồi tệ.
Vào lúc 23h17 tối Chủ nhật (29/09), Thâm Quyến - thành phố có giá nhà đắt đỏ nhất Trung Quốc – vừa thực hiện nới lỏng quy định mua nhà. Chưa đầy 60 phút sau, những người mua nhà tiềm năng đầu tiên đã có mặt tại trung tâm bán hàng của một dự án ngoại ô.
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Các dự án của Novaland (NVL) tại TP. HCM đang được đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.