• CIM 11.54 0.04(0.34%)
  • VNI 1222.90 0.45(0.04%)
  • BTC 93206.05 774.42(0.82%)
  • GOLD 3292.605 56.230(1.68%)
  • WTI 63.02 0.30(0.47%)
  • EUR/USD 1.13306 0.01000(0.5%)
  • EUR/GBP 0.85322 0.00026(0.03%)
  • USD/CHF 0.83209 0.01000(0.64%)
  • USD/JPY 143.621 1.060(0.74%)
  • USD/CAD 1.38799 0.00305(0.22%)
  • GBP/USD 1.32779 0.01000(0.46%)
  • CAD/CHF 0.59940 0.00252(0.42%)
  • AUD/USD 0.63949 0.00128(0.2%)
  • NZD/USD 0.59667 0.00269(0.45%)
  • CIM 11.54 0.04(0.34%)
  • VNI 1222.90 0.45(0.04%)
  • BTC 93206.05 774.42(0.82%)
  • GOLD 3292.605 56.230(1.68%)
  • WTI 63.02 0.30(0.47%)
  • EUR/USD 1.13306 0.01000(0.5%)
  • EUR/GBP 0.85322 0.00026(0.03%)
  • USD/CHF 0.83209 0.01000(0.64%)
  • USD/JPY 143.621 1.060(0.74%)
  • USD/CAD 1.38799 0.00305(0.22%)
  • GBP/USD 1.32779 0.01000(0.46%)
  • CAD/CHF 0.59940 0.00252(0.42%)
  • AUD/USD 0.63949 0.00128(0.2%)
  • NZD/USD 0.59667 0.00269(0.45%)

Còn bẻ kèo, còn nghèo

03:10 06/02/2024

Trong mua bán nông sản “móc ngoéo” nhiều lúc chỉ là một cú điện thoại ngắn gọn, nhưng giới kinh doanh trong nghề đều ngầm ý đó là hợp đồng – nghĩa là đến hạn phải giao hàng. Thất hứa thực hiện một hay nhiều hợp đồng giao hoặc nhận hàng dù một bên đã thu hay chưa thu tiền đặt cọc chính là “xù” hợp đồng – một thói xấu trong kinh doanh mà nếu không loại bỏ thì khó mà ngẩng cao đầu làm ăn và giàu có.

Còn bẻ kèo, còn nghèo

Một cái móc ngoéo của hai đứa bé trong một trò chơi ăn thua chỉ trả bằng một ly kem, thế rồi đứa thua thất hứa bẻ kèo, có khi hai cháu giận nhau cả tuần… Trong mua bán nông sản, “móc ngoéo” nhiều lúc chỉ là một cú điện thoại ngắn gọn, nhưng giới kinh doanh trong nghề cho đó là một lời hứa phải thực hiện. Nếu kỹ nữa, bên chủ động thương vụ ghi âm lại lời trao đổi nhưng đôi bên đều ngầm ý đó là “hợp đồng” và đến hạn giao hàng, phải thực hiện.

Từ mấy tháng nay, trên báo chí cũng như mạng xã hội, nhan nhản những thông tin về xù hợp đồng, bẻ kèo, vỡ nợ… và nhiều nơi phải mời nhà chức trách vào cuộc vì có “dấu hiệu lừa đảo”… Nhà kinh doanh nông sản càng đọc, tâm lý càng căng thẳng (stress), nhà vườn bất an và an ninh xã hội tại một số nơi sản xuất kinh doanh nông sản không tránh khỏi tình trạng xáo động.

Bẻ kèo: tập quán kinh doanh xấu cần bỏ đi

Bẻ kèo trong kinh doanh là thất hứa thực hiện một hay nhiều hợp đồng giao hoặc nhận hàng dù một bên đã thu hay chưa thu tiền đặt cọc trên một tỷ lệ phần trăm nào đó của tổng trị giá hợp đồng. Nói trắng ra, đó chính là “xù hợp đồng”.

Năm ngoái, một người buôn chuyến từ Đồng Nai lên huyện Buôn Hồ tỉnh Đắk Lắk đặt cọc 300 triệu đồng để mua xa cạ cả vườn sầu riêng với tổng trị giá 600 triệu đồng. Khi thu hoạch xong, bên mua phải trả thêm phần còn lại. Tuy nhiên, khi đưa lao động và xe đến hái, sầu riêng trên cây đã buồn chân tìm ngõ ngách tẩu thoát. Vụ bẻ kèo này được đưa ra tòa án địa phương, bên mua tốn mớ phí và được tuyên thắng án. Bên bán chống án, đưa lên cấp cao hơn. Người mua tính toán nếu tiếp tục kiện tụng, không chỉ mất 300 triệu tiền bị lật kèo mà có khi chi phí theo kiện, tiền ăn ở khách sạn… còn tốn nhiều hơn mà không biết có lấy lại được cọc, nên đành buông, chấp nhận mất… sạch. Lý do bẻ kèo: do giá sầu riêng bấy giờ tự nhiên lên cơn sốt, người hứa bán nhận tiền cọc nhưng lờ luôn mà không chút “hối hận”. Còn bên mua ngồi thở dài và chỉ biết nói hai chữ: “nghiệp trả”.

Dù nền nông sản hàng hóa của ta đáng nể thật, nhưng sản xuất lớn để làm gì khi chính từ trong hệ thống, chuỗi cung ứng xuất khẩu của ta còn bẻ kèo, gây hiệu ứng domino, và cuối cùng làm nóng ran cả thị trường trong và ngoài nước.

Bẻ kèo thường xảy ra khi giá một mặt hàng nông sản nào đó biến động mạnh. Nếu giá tăng, bên bán xù; còn giảm, bên mua khất không nhận hàng. Hiện tượng này xảy ra như cơm bữa từ thời nảo thời nao với nải chuối, buồng cau, thúng cá… thường đến nỗi “ai kêu được giá, tôi bán, ai hạ giá chào, tôi mua” dù đã hứa với đối tác “chén thù chén tạc”, thắm thiết vô cùng.

Bẻ kèo là một tập quán xấu trong kinh doanh cần bỏ đi. Cho nên dưới bất cứ hình thức nào, không chê chối nó thì thôi chứ đừng lên tiếng bênh vực, toàn xã hội và các hiệp hội ngành nghề cần lên án và chấn chỉnh. Nếu có thể, làm sao đặt hiện tượng bẻ kèo trong kinh doanh vào khuôn khổ luật pháp, tìm mọi cách chế tài nó, vì từ lâu “xù hàng” thường được “ân xá”, được ghép vào “phạm trù đạo đức”.

Bẻ kèo phá hỏng cấu trúc bền vững của kinh tế thị trường

Chắc có người sẽ phản ứng “sao mà gắt thế”. Trong cung ứng nông sản, Việt Nam là đàn anh đàn chị, đứng nhất nhì thế giới trên nhiều thị trường như gạo, cà phê, hồ tiêu và một số gia vị khác, cao su, gỗ và các sản phẩm gỗ, thủy hải sản… Rất nhiều nhà kinh doanh quốc tế cho biết sở dĩ họ đến nước ta mua nông sản là do Việt Nam là nước có nhiều ảnh hưởng, là “tham chiếu” của chính mặt hàng họ kinh doanh.

Đúng vậy, từ ngày 3-2-1994 khi Tổng thống Mỹ Bill Clinton gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận, thì cũng từ đấy nhiều mặt hàng nông sản nắm cơ hội phát triển sản xuất, tiến nhanh tiến mạnh giành lấy thị trường. Thị trường “nuôi” nền nông sản hàng hóa, và rõ ràng bẻ kèo là gây tổn thương cho đối tác, cho thị trường chung. Đó là chưa nói đến chuyện tệ hơn khi “xù hợp đồng”, việc giao thương của một mặt hàng nông sản nào đó bị đình đốn theo, có thể bị nhiều bạn hàng rủ nhau tẩy chay hay đưa vào “sổ đen” do sợ “rủi ro có thể gặp phải” khi kinh doanh mặt hàng đó. Hệ lụy là trừ vào giá khoản rủi ro ấy trong các hợp đồng sau này.

Đối với các loại hàng hóa khi mua bán có sử dụng và thông qua các sàn giao dịch kỳ hạn thường được gọi là “hàng hóa thương phẩm” (commodities), như gạo, cà phê, cao su, bông vải… thì việc “bẻ kèo” gây tác hại rất lớn ở ngay thời điểm bẻ kèo và cả về sau.

Các nhà kinh doanh quốc tế giàu vốn và có ảnh hưởng lớn trên thị trường hàng hóa thương phẩm đều sử dụng sàn kỳ hạn như một công cụ tài chính để bảo vệ mình. Khi họ mua được chục ngàn tấn gạo, vài ngàn tấn cà phê, … ngay lập tức họ bán bảo vệ (hedging) cho thương vụ của mình lên sàn, tức là dùng hợp đồng kỳ hạn là phương tiện để tránh rủi ro về dao động giá khi nhận hàng. Làm điều đó tức là họ “khóa” khoản lời của họ (lock the profit). Giả sử họ lời 30 đô la/tấn thì qua “bảo vệ giá”, họ chỉ lời chừng ấy dù biến động giá như thế nào.

Thương nhân (traders) ngày nay không phải là “lái buôn” – những người thường được gọi là “thương buôn, thương lái” – như cách nay hàng trăm năm nữa.

Thương lái thường chèo thuyền, lái xe tới đâu, gặp gì rẻ mua nấy với lượng vừa đủ chở để chuyển sang chỗ khác cần hàng bán kiếm lời. Vai trò của thương lái rất cần trong một thị trường sơ khai vì bản thân tốp này giúp cho hàng hóa “chảy” (liquid) từ nơi có sản phẩm sang nơi cần. Nhưng hiện nay, đặc biệt với các loại nông sản giao dịch theo sàn “thương phẩm”, thì nhóm này chỉ có lợi mỗi khi cần giải cứu một mặt hàng nào đó bị tắc nghẽn khâu tiêu thụ trên một thị trường có phạm vi nhỏ, nhưng điều tai hại là nhóm này thường lợi dụng giá mặt hàng nào đó tăng mạnh, nhảy vào mua làm như kiểu “vớt váng”.

Rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản trong nước cũng sử dụng hình thức tương tự để bán hàng cho thương nhân nước ngoài. Cho nên đừng nghĩ họ “trúng đậm” do giá trên sàn kỳ hạn tăng và được lời nhiều, kiểu “ăn trên đầu trên cổ”. Nếu nhà vườn và đại lý thu mua cấp dưới bẻ kèo, họ không chỉ không có đủ hàng giao, thua lỗ lớn, đền hợp đồng và nhất là mất uy tín với bạn hàng và thị trường. Nên ta không lạ với các doanh nghiệp Việt Nam, giá nông sản giảm cũng lỗ mà tăng cũng lỗ!

Dù nền nông sản hàng hóa của ta đáng nể thật, nhưng sản xuất lớn để làm gì khi chính từ trong hệ thống, chuỗi cung ứng xuất khẩu của ta còn bẻ kèo, gây hiệu ứng domino, và cuối cùng làm nóng ran cả thị trường trong và ngoài nước.

Nhiều lãnh đạo đất nước của ta khi đàm phán ngoại giao với nước ngoài, không ít lần đề nghị các nước đối tác chấp nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam. Nền kinh tế thị trường thì không chỉ hàm ý nói nước ta có năng lực sản xuất và cung ứng hàng hóa lớn cho thị trường thế giới, mà còn chấp nhận cuộc chơi của thị trường từ giao nhận, thanh toán… và điều cốt lõi nhất chính là sẵn sàng giữ uy tín khi gia nhập thị trường.

Những chuyện “bẻ kèo” trong kinh doanh hàng hóa nông sản chắc chắn được đối tác nước ngoài xem xét thông qua các báo cáo của các hiệp hội ngành nghề của họ. Một nước nào đó chưa tin, chưa công nhận nền kinh tế thị trường của ta có thể dính dáng đến quyền lợi, chính trị, nhưng những chuyện bẻ kèo, xù hợp đồng trong kinh doanh nông sản thiết nghĩ cũng được họ tính tới.

Nhìn lại phía nội bộ, việc bẻ kèo trong mua bán gạo, cà phê hiện nay… chứng tỏ chuỗi cung ứng xuất khẩu các mặt hàng nông sản ấy chưa đủ bền vững. Chuỗi cung ứng không bền thì nói chi đến sản xuất vững!

(*) https://tuoitre.vn/mac-ke-cam-ket-nhieu-nong-dan-o-at-be-keo-ban-sach-lua-cho-thuong-lai

Giải mã 'ma trận' làm phim trăm tỉ đồng
Giải mã 'ma trận' làm phim trăm tỉ đồng
1 năm trước
(KTSG Online) – Doanh thu trăm tỉ đồng là con số mơ ước của bất kỳ nhà sản xuất, đạo diễn, nhà phát hành phim ở Việt Nam. Đặc biệt, “đường đua” Tết là cơ
Thách thức thương mại hàng hóa 2024
Thách thức thương mại hàng hóa 2024
1 năm trước
(KTSG) - Năm 2023, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam ước đạt 683 tỉ đô la Mỹ, giảm 6,6% so với năm 2022. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu
Ứng dụng sáng tạo hình ảnh con rồng
Ứng dụng sáng tạo hình ảnh con rồng
1 năm trước
(KTSG) - Với tính sáng tạo của con người và sự phát triển không ngừng của công nghệ, hình ảnh con rồng tiếp tục được thiết kế cách điệu, xử lý đồ họa xuất
Con đường dài gia nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu
Con đường dài gia nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu
1 năm trước
(KTSG) - Trong gần 10 năm qua, Bộ Công Thương và Samsung đã phối hợp triển khai chương trình tư vấn cải tiến nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho 379
Doanh nghiệp kỳ vọng một năm Giáp Thìn tươi sáng
Doanh nghiệp kỳ vọng một năm Giáp Thìn tươi sáng
1 năm trước
(KTSG) - Dù còn nhiều khó khăn phía trước nhưng với bản lĩnh vốn có của doanh nhân, những người điều hành, người đứng đầu doanh nghiệp vẫn không ngừng kỳ
Thương mại điện tử: Nghịch lý các đơn hàng từ Trung Quốc-giao hàng nhanh, cước vận chuyển rẻ
Thương mại điện tử: Nghịch lý các đơn hàng từ Trung Quốc-giao hàng nhanh, cước vận chuyển rẻ
1 năm trước
(KTSG) - Người tiêu dùng Việt Nam những năm gần đây có khuynh hướng muốn đặt mua hàng trực tuyến (online) từ Trung Quốc hơn so với mua hàng trong nước vì
Toyota Việt Nam nối lại giao xe Avanza Premio MT tới đại lý
Toyota Việt Nam nối lại giao xe Avanza Premio MT tới đại lý
1 năm trước
(KTSG Online) - Từ 26-1, Toyota Việt Nam chính thức phân phối trở lại mẫu MPV Toyota Avanza Premio phiên bản số sàn (MT), sau một thời gian tạm ngừng bán
Càng làm càng lỗ vì định mức, đơn giá bất cập
Càng làm càng lỗ vì định mức, đơn giá bất cập
1 năm trước
(KTSG) - Định mức, đơn giá vừa thiếu vừa thấp hơn thực tế khiến nhà thầu càng làm càng lỗ! “Cùng với giải phóng mặt bằng, các vấn đề định mức, đơn giá,
Con đường trở thành xứ sở kỳ lân của Ấn Độ có dễ đi?
Con đường trở thành xứ sở kỳ lân của Ấn Độ có dễ đi?
1 năm trước
(KTSG Online) - Startup về trí tuệ nhân tạo (AI) Krutrim SI Designs đã huy động được 50 triệu đô la trong vòng tài trợ cuối tuần rồi do quỹ đầu tư Matrix
Dòng đầu tư từ xứ hoa anh đào khoe sắc trở lại
Dòng đầu tư từ xứ hoa anh đào khoe sắc trở lại
1 năm trước
(KTSG Online) - Trong năm 2023 vừa qua, các nhà đầu tư Nhật Bản đã "rót" vào Việt Nam gần 6,57 tỉ đô la Mỹ, trở thành một điểm sáng đáng chú ý trong bức
Tiếp thị liên kết trước những thách thức về pháp lý
Tiếp thị liên kết trước những thách thức về pháp lý
1 năm trước
(KTSG) - Tiếp thị liên kết đang là một kênh truyền thông và bán hàng hiệu quả của doanh nghiệp trên thế giới và Việt Nam. Tuy nhiên, doanh nghiệp và nhà
Nhiều góc khuất nơi mô hình tiếp thị liên kết
Nhiều góc khuất nơi mô hình tiếp thị liên kết
1 năm trước
(KTSG) - Phương thức tiếp thị liên kết (affiliate marketing - AM) nơi các sàn thương mại điện tử ở Việt Nam hầu như không giới hạn người tham gia như một
Thứ Sáu, 25/04/2025
12:00
   
SingaporeSGDSingapore
   
-3.6%
0.6%
-2.9%
12:00
   
SingaporeSGDSingapore
   
5.8%
8.1%
0.9%
12:00
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo: 0.8%
Trước đó: 0.1%
0.8%
0.1%
12:00
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo: -0.3%
Trước đó: 0.4%
-0.3%
0.4%
12:00
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo: 107.9
Trước đó: 108.2
107.9
108.2
13 giây nữa
   
United_KingdomGBPUnited_Kingdom
   
Thực tế:
Dự báo: -0.4%
Trước đó: 1.0%
-0.4%
1.0%
13 giây nữa
   
United_KingdomGBPUnited_Kingdom
   
Thực tế:
Dự báo: 2.2%
Trước đó: 2.2%
2.2%
2.2%
13 giây nữa
   
United_KingdomGBPUnited_Kingdom
   
Thực tế:
Dự báo: -0.3%
Trước đó: 1.0%
-0.3%
1.0%
13 giây nữa
   
United_KingdomGBPUnited_Kingdom
   
Thực tế:
Dự báo: 1.8%
Trước đó: 2.2%
1.8%
2.2%
13:45
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo: 96
Trước đó: 96
96
96
Masan Group cho cổ đông 'xé túi mù' trong ĐHĐCĐ, có sản phẩm đặc biệt hợp tác với đội bóng hàng đầu thế giớiMasan Group cho cổ đông 'xé túi mù' trong ĐHĐCĐ, có sản phẩm đặc biệt hợp tác với đội bóng hàng đầu thế giới
45 phút trước
Masan Consumer cho biết thời gian tới sẽ tập trung vào chiến lược cao cấp hoá sản phẩm và vươn ra thế giới.
ĐHĐCĐ Petrolimex: Tập đoàn thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng chỉ sau vài ngày Mỹ công bố thuế đối ứngĐHĐCĐ Petrolimex: Tập đoàn thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng chỉ sau vài ngày Mỹ công bố thuế đối ứng
2 giờ trước
Giá dầu thô thế giới giảm mạnh ảnh hưởng đến kinh doanh của tập đoàn. Ngay trong kỳ điều hành ngày 10/4, doanh thu của tập đoàn mất luôn 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, với lượng tồn kho chưa bán hết,...
Giao dịch chứng khoán sáng 25/4: Cặp CII - LGC nổi sóngGiao dịch chứng khoán sáng 25/4: Cặp CII - LGC nổi sóng
2 giờ trước
(ĐTCK) Trong khi các nhóm cổ phiếu trụ cột bank - chứng - thép đang tạo sức ép khiến VN-Index chuyển qua trạng thái rung lắc nhẹ, thì thị trường "đón" những con sóng nhỏ lẻ với tâm điểm đáng chú ý là cặp CII - LGC.
Trung Quốc mạnh tay bơm tiền vào nền kinh tếTrung Quốc mạnh tay bơm tiền vào nền kinh tế
3 giờ trước
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tháng này đã bơm ròng cho các nhà băng gần 70 tỷ USD - mức lớn nhất kể từ cuối năm 2023.
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang cảnh báo cái chết của mô hình bán lẻ truyền thống và yếu tố định hình lại toàn bộ ngành nàyTỷ phú Nguyễn Đăng Quang cảnh báo cái chết của mô hình bán lẻ truyền thống và yếu tố định hình lại toàn bộ ngành này
3 giờ trước
Chủ tịch Masan Group Nguyễn Đăng Quang khẳng định dữ liệu sẽ giúp họ trở thành công ty nền tảng như Walmart, Amazon, Alibaba, Reliance hay Apple.
[LIVE] ĐHĐCĐ Kienlongbank: Trình phương án trả cổ tức tỷ lệ 50%, tăng vốn gấp đôi trong năm 2025[LIVE] ĐHĐCĐ Kienlongbank: Trình phương án trả cổ tức tỷ lệ 50%, tăng vốn gấp đôi trong năm 2025
4 giờ trước
Đại hội đồng cổ đông sẽ xem xét phương án chia cổ tức bằng cổ phiếu tỷ lệ khủng 50% và kế hoạch chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu tỷ lệ 50%, qua đó tăng vốn lên gấp đôi.
Ngân hàng Bản Việt đặt mục tiêu tăng 41% lợi nhuận trong năm 2025, tăng vốn lên gần 7.700 tỷNgân hàng Bản Việt đặt mục tiêu tăng 41% lợi nhuận trong năm 2025, tăng vốn lên gần 7.700 tỷ
5 giờ trước
Trong năm 2025, BVBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 550 tỷ đồng, tăng 41% so với 2024. Riêng trong quý I, dự kiến lợi nhuận đạt 80 tỷ đồng, tăng 16% so cùng kỳ.
Những thay đổi NĐT chứng khoán cần biết khi hệ thống KRX vận hành từ 5/5Những thay đổi NĐT chứng khoán cần biết khi hệ thống KRX vận hành từ 5/5
5 giờ trước
Ngày 24/4, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) thông báo sẽ vận hành chính thức hệ thống công nghệ thông tin KRX từ ngày 5/5. Hệ thống này được kỳ vọng mang đến nhiều thay đổi như giao dịch trong...
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩuẤn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu
6 giờ trước
Cục Thuế - Bộ Tài chính Ấn Độ đã ban hành Quyết định số 01/2025-Hải quan (SG) về việc áp dụng thuế tự vệ tạm thời đối với mặt hàng thép cán phẳng hợp kim và không hợp kim nhập khẩu.
Ông Trump bác lời Trung Quốc về đàm phán thương mại, khẳng định 'họ vừa họp sáng nay'Ông Trump bác lời Trung Quốc về đàm phán thương mại, khẳng định 'họ vừa họp sáng nay'
6 giờ trước
Mỹ và Trung Quốc đưa ra những tuyên bố trái ngược về các cuộc đàm phán thương mại song phương.
Giá vàng hôm nay 25/4: Tăng hơn 1% nhờ lực cầu bắt đáyGiá vàng hôm nay 25/4: Tăng hơn 1% nhờ lực cầu bắt đáy
6 giờ trước
Giá vàng tăng trong phiên giao dịch ngày 24/4 sau khi lao dốc hơn 3% trong phiên giao dịch trước, vì đồng USD yếu và hoạt động bắt đáy, trong khi sự chú ý của thị trường vẫn tập trung vào những cập nhật về quan hệ thương mại Mỹ-Trung.
Chứng khoán Mỹ xanh ba phiên liên tiếp nhờ triển vọng tích cực về đàm phán thương mạiChứng khoán Mỹ xanh ba phiên liên tiếp nhờ triển vọng tích cực về đàm phán thương mại
6 giờ trước
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ tiếp tục xu hướng phục hồi sang phiên thứ ba khi nhà đầu tư tiếp tục nhìn thấy triển vọng hạ nhiệt căng thẳng thương mại toàn cầu.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.