Chủ doanh nghiệp Trung Quốc xếp hàng dài để nói chuyện với đại diện Việt Nam: Cảnh tượng hiếm thấy hé lộ những tiềm năng to lớn
08:38 21/09/2023
Theo SCMP, tại hội chợ thường niên của các doanh nghiệp Đông Nam Á, số lượng các chủ doanh nghiệp Trung Quốc chờ đợi để hỏi về việc chuyển nhà máy sang Việt Nam cao bất ngờ so với mọi khi.
Việt Nam thành mối quan tâm lớn
Sau buổi kết nối kinh doanh kéo dài một giờ với hơn 300 người tham dự vào ngày 17/9, bà Nguyễn Thị Nga - đại diện kinh doanh của Khu công nghiệp Deep C Việt Nam - vẫn còn hơn một chục khách hàng Trung Quốc tiềm năng đang chờ để được nhận tư vấn.
“Thực sự các doanh nghiệp Trung Quốc đã dành nhiều sự quan tâm hơn tới Việt Nam từ kể từ năm ngoái,” bà Nga cho biết tại Hội chợ triển lãm ASEAN - Trung Quốc kéo dài 4 ngày. “Mối quan tâm đặc biệt bùng nổ trong năm nay, sau đại dịch”.
Bà Nga đại diện cho một trong những nhà phát triển khu công nghiệp lớn nhất Việt Nam tại sự kiện kết thúc vào ngày 19/9 tại Nam Ninh, thủ phủ của khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây. Hơn 2.000 doanh nghiệp từ Trung Quốc và 10 nước thành viên ASEAN đã tham dự diễn đàn thường niên, trong đó nhiều doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội kinh doanh mới.
Đại diện kinh doanh tới từ Việt Nam cho biết, một nửa trong số khoảng 30 khách hàng Trung Quốc – bao gồm các nhà sản xuất hóa chất, điện tử và tấm pin mặt trời – ở tất cả 5 khu vực của Deep C, mới tới kể từ năm 2022.
“Chúng tôi đang mong đợi sẽ có thêm nhiều nhà đầu tư tham gia,” bà Nga nói và cho biết thêm rằng sẽ có khoảng 7 đến 8 nhà đầu tư Trung Quốc sẽ chuyển đến vào cuối năm nay.
Trong khi Việt Nam là điểm đến được lựa chọn của các nhà sản xuất muốn đa dạng hoá chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc kể từ khi chiến tranh thương mại với Mỹ bắt đầu vào năm 2018, thì sự cạnh tranh trong khu vực dự kiến sẽ gay gắt hơn trong việc thu hút đầu tư từ Trung Quốc.
Môi trường ổn định của Việt Nam và lực lượng lao động trẻ, chi phí thấp – lớn thứ 3 trong số tất cả các quốc gia châu Á – từ lâu đã giúp Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất và xuất khẩu trong khu vực. Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 4 vào Việt Nam vào năm 2022 và Mỹ vẫn là nhà đầu tư lớn nhất - theo số liệu thống kê từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp và chuyên gia thương mại đã dự báo về việc thắt chặt quy định về xuất xứ giữa các nhà nhập khẩu phương Tây, đặc biệt là Mỹ. Điều này có thể dẫn đến việc quản lý chặt chẽ hơn các sản phẩm từ công ty linh kiện Trung Quốc nhưng lắp ráp ở Việt Nam.
Các lựa chọn khác tại Đông Nam Á
Một giám đốc kinh doanh từ Malaysia cho biết mặc dù khu công nghiệp của họ ở Malaysia cho đến nay chỉ có một vài khách hàng Trung Quốc nhưng họ đã cử người đến Trung Quốc ít nhất mỗi tháng một lần kể từ đầu năm để quảng bá và thu hút kinh doanh.
Ông nói: “Thực tế là chúng tôi có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển - và quan trọng nhất là lượng dân số nói tiếng Trung Quốc đông đảo – điều đó khiến chúng tôi trở thành một điểm đến hấp dẫn”.
Tuy nhiên, đối với nhiều công ty Trung Quốc đang muốn chuyển dịch sang Đông Nam Á, chi phí vẫn là mối quan tâm hàng đầu.
Pan Junxian, chủ sở hữu một công ty cung cấp vật liệu xây dựng ở tỉnh Giang Tô, đã tham dự hội chợ để tìm kiếm địa điểm tiềm năng với mục tiêu chuyển ít nhất 1/3 chuỗi sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc.
Pan cho biết khá bất ngờ khi có thể tiết kiệm được khoảng 20% chi phí lao động khi chuyển đến Việt Nam, so với số tiền ông phải trả cho nhân viên Trung Quốc. Ông cũng phát hiện ra rằng Thái Lan là một lựa chọn hấp dẫn với nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên tương đối rẻ.
“Nhà máy của tôi sẽ sử dụng nhiều điện nên tôi cần tính toán kỹ xem ở nơi nào có thể giúp giảm chi phí”, ông nói.
Ông Pan, người từng có hơn 100 công nhân trong nhà máy ở Trung Quốc, đã sa thải một nửa số công nhân của mình trong thời kỳ đại dịch để cắt giảm chi phí. Ông cho biết đang tìm cách dần dần mở rộng quy mô kinh doanh trở lại nhưng ưu tiên của ông hiện tại là cắt giảm chi phí và tìm điểm đến xuất khẩu mới.
Ông Pan nói: “Tôi không tự tin vào việc mở rộng hoạt động kinh doanh của mình trong vài năm tới khi xét đến nền kinh tế trì trệ cả trong nước và quốc tế. Nhưng nếu các công ty mua sản phẩm của chúng tôi rời khỏi đất nước, chúng tôi cũng cần phải di chuyển”.
Giá dầu giảm xuống mức thấp nhất trong 1 tuần vào ngày thứ Tư (20/09), sau khi Fed giữ nguyên lãi suất như dự kiến, nhưng củng cố lập trường “diều hâu” với việc một đợt nâng lãi suất nữa được dự kiến diễn ra vào cuối năm nay.
Giá vàng tăng vào ngày thứ Tư (20/09), sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) giữ nguyên lãi suất nhưng đưa ra quan điểm “diều hâu” đối với chính sách trong tương lai.
Số lượng các cặp đôi muốn kết hôn của Trung Quốc đang sụt giảm, và người trẻ ngày nay cũng chi ít tiền hơn cho đám cưới. Trong khi đó, khoảng chục năm trước, nhiều cặp đôi ở Trung Quốc sẵn sàng chi cả trăm nghìn USD cho ngày đại sự.
Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm điểm trong phiên giao dịch ngày 20/9 khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cảnh báo sẽ còn một đợt tăng lãi suất nữa trong năm nay.
Nhà phân tích thị trường cổ phiếu cấp cao tại ngân hàng tư nhân Huntington nhận định Microsoft hiện có nhiều ưu thế hơn nên sẽ không ngạc nhiên nếu Microsoft một ngày nào đó vượt qua Apple.
Đúng như dự đoán của thị trường, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tháng 9. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách bày tỏ mong muốn tăng lãi suất thêm một lần nữa trong năm 2023.
Xét theo thị trường, thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ đạt 650,6 tỷ yen (4,4 tỷ USD) sau khi kim ngạch xuất khẩu tăng 5,1% lên gần 1.620 tỷ yen (11 tỷ USD) - mức cao kỷ lục trong tháng Tám.
Airbnb (mô hình kết nối người cần thuê nhà, thuê phòng nghỉ với những người có nhu cầu) giờ đây đã khác xa so với tôn chỉ và mục đích hoạt động ban đầu.
Trong bối cảnh chính sách tiền tệ toàn cầu đang chuyển sang giai đoạn được kiểm soát thận trọng hơn, thì một mối bất ổn khác đang ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì giá dầu tăng cao.
Những khu vực không mấy nổi trội trong lĩnh vực năng lượng đang chứng kiến sự bùng nổ khi châu Âu tìm thấy nguồn khí đốt tự nhiên mới để thay thế cho Nga. Sự thay đổi này đang nhanh chóng vẽ lại bản đồ năng lượng của thế giới.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hy vọng họ có thể dập tắt lạm phát mà không gây ra suy thoái. Tuy nhiên, kịch bản tốt đẹp nhất của Fed đang đối mặt với hàng loạt rủi ro trong bối cảnh công nhân...
Tối ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer, chính thức khởi động đàm...
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, mong...
WSJ cho biết Mỹ đang cân nhắc giảm tới một nửa thuế với hàng Trung Quốc, nhưng nguồn tin của CNBC nói điều này chỉ xảy ra nếu Bắc Kinh cũng hạ thấp rào cản thương mại.
Động thái này có thể đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau nhiều tuần leo thang trả đũa khiến giới đầu tư toàn cầu bất an.
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Dự án đầu tư mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines hiện đang làm các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với giá trị lên tới gần 93.000 tỷ đồng.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm).
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.