'Nỗi đau đầu mới' của các NHTW trên thế giới khi các cuộc họp quan trọng sắp diễn ra: Giá dầu lên 100 USD/thùng
20:50 20/09/2023
Trong bối cảnh chính sách tiền tệ toàn cầu đang chuyển sang giai đoạn được kiểm soát thận trọng hơn, thì một mối bất ổn khác đang ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới vì giá dầu tăng cao.
Việc giá dầu thô tiệm cận mức 100 USD/thùng trở thành “lời nhắc nhở” cho các NHTW rằng thời kỳ biến động do ảnh hưởng của mâu thuẫn Nga - Ukraine vẫn chưa đi qua. Thực tế này cũng thể hiện cho lập trường “lãi suất cao trong thời gian dài” mà Chủ tịch Fed Jerome Powell từng đề cập trong sự kiện Jackson Hole vào tháng trước.
Liệu đà tăng vọt của giá dầu thô chỉ là tạm thời hay sẽ còn kéo dài là câu hỏi mà các NHTW phải đối mặt ở các cuộc họp trong tuần này. Trong khi đó, dầu có thể đóng vai trò vừa là động lực thúc đẩy lạm phát vừa là lực cản đối với tăng trưởng kinh tế. Diễn biến này sẽ trở thành vấn đề được các quan chức NHTW thảo luận xem rủi ro lạm phát đã được ngăn chặn đủ hay chưa, để họ có thể tạm dừng những động thái thắt chặt vào thời điểm này.
Hiện tại, giá dầu thô Brent đã đạt mức cao nhất trong 10 tháng, khoảng 95 USD/thùng, do lệnh hạn chế xuất khẩu của Ả Rập Xê Út và Nga, cùng với đó là triển vọng kinh tế của Mỹ và Trung Quốc được cải thiện.
Đối với các NHTW, đà tăng đột biến của giá dầu có thể là một tín hiệu cảnh báo nguy hiểm. Trong một bài báo gần đây, IMF đã theo dõi hơn 100 cú sốc lạm phát kể từ những năm 1970 và nhận thấy chỉ khoảng 60% trường hợp ghi nhận giá tiêu dùng chậm lại một cách lâu dài trong vòng 5 năm.
Theo tính toán của Bloomberg Economics, nếu đà tăng hiện tại sẽ dẫn đến việc giá dầu đạt trung bình 100 USD/thùng trong quý IV, điều này có thể tác động lên tới 0,9 điểm phần trăm với lạm phát ở Mỹ. Ở khu vực eurozone và Anh thì tỷ lệ này là 0,4 điểm phần trăm.
Lạm phát tăng nhanh hơn sẽ là một “đòn giáng” mạnh vào thị trường trái phiếu, vốn đang đặt cược rằng Fed sẽ duy trì lãi suất ở mức cao lâu hơn để CPI về mục tiêu.
Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 2 năm tăng hơn 30 điểm cơ bản kể từ đầu tháng và đang giao dịch ở mức gần cao nhất 16 năm. Lợi suất với loại trái phiếu tương tự ở Đức tăng khoảng 25 điểm cơ bản trong tháng này, trái phiếu kỳ hạn 10 năm đạt gần mức cao nhất kể từ năm 2011.
Những mối lo ngại này sẽ kéo dài suốt một tuần quan trọng đối với các NHTW, trong bối cảnh cuộc họp của Fed diễn ra vào ngày 19/9. Vào thứ Năm, NHTW Anh, Ngân hàng Norges, Riksbank của Thuỵ Điển và Ngân hàng Quốc gia Thuỵ Sĩ có thể sẽ thực hiện đợt tăng lãi suất cuối cùng và duy trì ở mức cao.
Trong khi đó, NHTW Nhật Bản được dự kiến sẽ không thực hiện động thái quan trọng nào vào ngày 21/9. Tuy nhiên, nhiều người dự đoán BOJ chuẩn bị loại bỏ chính sách lãi suất âm.
Tuần trước, ECB đã phát tín hiệu tạm dừng tăng lãi suất trong thời gian ngắn. Đây là động thái mà cựu kinh tế trưởng của ngân hàng này - Peter Praet, cho rằng có liên quan đến việc giá dầu thô tăng.
Nói về mối rủi ro kép, NHTW Tây Ban Nha mới đây cảnh báo rằng lạm phát sẽ tăng nhanh hơn dự kiến trong năm nay và năm tới, do giá dầu thô đắt hơn, trong khi tốc độ tăng trưởng cũng yếu hơn.
Những mối lo ngại đó đã kéo đồng euro xuống mức thấp nhất trong 6 tháng vào tuần trước. Năm ngoái, EU đã rơi vào khủng hoảng sau khi Nga cắt nguồn cung khí đốt và đồng euro giao dịch ngang bằng với đồng USD. Hiện vẫn chưa rõ liệu khối này có thể ứng phó như thế nào khi giá cả đang tăng cao.
Triển vọng tăng trưởng cũng là yếu tố mà nhà kinh tế trưởng của OECD, Clare Lombardelli, lo ngại. Bà cho biết, những rủi ro này sẽ khiến nhu cầu cùng chi tiêu hộ gia đình sụt giảm. Theo bà, châu Âu sẽ chịu thiệt hại nhiều hơn Mỹ vì phụ thuộc vào nhập khẩu năng lượng.
Trong khi đó, điều khiến Fed lo ngại hơn có thể là tác động đến tốc độ tăng trưởng chứ không phải lạm phát. Theo Anna Wong, nhà kinh tế trưởng Mỹ tại Bloomberg Economics, nhìn chung, các nhà hoạch định nhiều khả năng sẽ ứng phó với lạm phát tăng cao bằng cách hạ lãi suất hơn là tăng lãi suất.
Tuy nhiên, Ana Andrade và Jamie Rush - 2 chuyên gia của Bloomberg Economics, viết trong một báo cáo: “Chúng tôi dự đoán các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ xem xét loại cú sốc này. Song, cú sốc vẫn chưa đủ lớn để họ thay đổi triển vọng về lãi suất.”
Những khu vực không mấy nổi trội trong lĩnh vực năng lượng đang chứng kiến sự bùng nổ khi châu Âu tìm thấy nguồn khí đốt tự nhiên mới để thay thế cho Nga. Sự thay đổi này đang nhanh chóng vẽ lại bản đồ năng lượng của thế giới.
Theo CNBC, nhu cầu về dầu mỏ của Trung Quốc có thể đạt đỉnh vào cuối thập kỷ này. Trong bối cảnh sự phục hồi kinh tế vẫn chưa thực sự hiện hữu, liệu thị trường dầu mỏ toàn cầu có thể tiếp tục phụ thuộc vào Trung Quốc hay không?
Rất nhiều công ty trong danh mục đầu tư của Buffett trả cổ tức cho cổ đông. Đáng chú ý nhất trong số đó phải kể đến gã khổng lồ nước giải khát Coca-Cola.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hy vọng họ có thể dập tắt lạm phát mà không gây ra suy thoái. Tuy nhiên, kịch bản tốt đẹp nhất của Fed đang đối mặt với hàng loạt rủi ro trong bối cảnh công nhân...
Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều giảm nhẹ khi thị trường chờ đợi quyết định lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng như những định hướng chính sách trong tương lai.
Tối ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer, chính thức khởi động đàm...
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, mong...
WSJ cho biết Mỹ đang cân nhắc giảm tới một nửa thuế với hàng Trung Quốc, nhưng nguồn tin của CNBC nói điều này chỉ xảy ra nếu Bắc Kinh cũng hạ thấp rào cản thương mại.
Động thái này có thể đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau nhiều tuần leo thang trả đũa khiến giới đầu tư toàn cầu bất an.
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Dự án đầu tư mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines hiện đang làm các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với giá trị lên tới gần 93.000 tỷ đồng.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm).
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.