Chiến tranh thương mại làm 'xói mòn' nhu cầu toàn cầu
13:00 14/03/2025
Kinh tế Sài Gòn Online
Nhu cầu dầu toàn cầu đang chịu áp lực từ cuộc chiến thương mại toàn mại trong bối cảnh liên minh OPEC+ lên kế hoạch phục hồi sản lượng, đe dọa làm trầm trọng thêm tình trạng dư cung, theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA).
Giá dầu giảm mạnh trong những tuần gần đây một phần do mối lo ngại cuộc chiến thuế quan mà Mỹ phát động sẽ kìm hãm tăng trưởng của Mỹ và toàn cầu. Ảnh: Current Affairs
Tốc độ giao dầu chậm lại trong những tháng gần đây khiến IEA cắt giảm dự báo về mức tăng trưởng tiêu thụ trong năm nay.
Trong báo cáo thị trường hôm 13-3, tổ chức có trụ sở ở Paris ước tính, thế giới sẽ đối mặt với tình trạng dư cung 600.000 thùng dầu mỗi ngày trong năm 2025.
Cụ thể, IEA dự báo mức tăng trưởng tiêu thụ dầu thế giới trong năm nay khoảng 1,03 triệu thùng/ngày, thấp hơn 70.000 thùng/ngày so với ước tính trước đây.
"Các nước châu Á sẽ chiếm gần 60% mức tăng trưởng nhu cầu dầu, dẫn đầu là Trung Quốc, nơi nguyên liệu đầu vào của hóa chất sẽ cung cấp toàn bộ tăng trưởng khi nhu cầu về nhiên liệu tinh chế đạt đến ngưỡng bão hòa”, IEA cho biết.
Tuy nhiên, mức tăng nhu cầu bị lu mờ bởi sự gia tăng nguồn cung dầu toàn cầu thêm 1,5 triệu thùng/ngày, dẫn đầu là Mỹ, Brazil, Canada và Guyana. Mỹ đang sản xuất dầu ở các mức cao kỷ lục và dự kiến sẽ trở thành nguồn tăng trưởng sản lượng dầu lớn nhất trong năm 2025.
Theo IEA, các đợt trừng phạt mới nhất nhằm vào Nga và Iran chưa làm gián đoạn đáng kể dòng chảy dầu từ hai nước này dù một số nước đã hạn chế mua/
Kết quả là thị trường dầu thế giới đang hướng đến tình trạng dư cung cả khi OPEC+ không tăng thêm sản lượng.
Tuần trước, liên minh OPEC+, gồm Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ OPEC và các đồng minh do Nga dẫn đầu thông báo sẽ tăng sản lượng trở lại vào tháng 4. Theo OPEC, liên minh này có thể bổ sung lên đến 400.000 thùng dầu/ngày cho thị trường toàn cầu nếu dần khôi phục sản lượng qua mỗi tháng.
Báo cáo của IEA ghi nhận, các điều kiện kinh tế vĩ mô đã xấu đi trong tháng qua khi căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và một số quốc gia khác với các đòn áp thuế nhằm vào hàng hóa của nhau. Điều này có thể khiến nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại, kìm hãm nhu cầu dầu.
Thuế quan mới mà Mỹ dự kiến áp vào hàng hóa năng lượng của Mexico và Canada có thể tác động đến dòng chảy dầu mỏ. Tuy nhiên, IEA cho cho biết, còn quá sớm để đánh giá tác động do các cuộc đàm phán dàn xếp thuế quan vẫn đang diễn ra.
Theo Andrew Lipow, Chủ tịch hãng tư vấn Lipow Oil Associates, tình hình thuế quan là yếu tố chính ảnh hưởng đến cảm nhận của thị trường về mức tăng trưởng nhu cầu dầu vào năm 2025.
“Thuế thuế của Mỹ và thuế trả đũa cuối cùng sẽ tác động đến chi tiêu của người tiêu dùng”, Lipow nói.
Hôm qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết Moscow ủng hộ Mỹ về đề xuất ngừng bắn với Ukraine nhưng bất kỳ lệnh ngừng bắn nào cũng phải dẫn đến hòa bình lâu dài và giải quyết tận gốc nguyên nhân xung đột.
Thị trường đang cân nhắc khả năng ngừng bắn trong ngắn hạn giữa Nga và Ukraine. Tuy nhiên, nhà phân tích Giovanni Staunovo của ngân hàng UBS vẫn hoài nghi điều này sẽ thúc đẩy nguồn cung dầu của Nga.
Với cam kết của Trump về giá dầu rẻ hơn, các nhà phân tích của ngân hàng Citi dự báo, giá dầu Brent vào nửa cuối năm 2025 là 60 đô la / thùng.
Giá dầu chuẩn quốc tế Brent ở thị trường London đang giao dịch ở mức quanh 70 đô la Mỹ/ thùng tại London sau khi giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2021 vào tuần trước, sau quyết định của OPEC+ về việc khôi phục sản xuất và các thông báo liên tục của Tổng thống Mỹ Donald Trump về việc áp thuế trừng phạt đối với Trung Quốc, châu Âu, Canada và Mexico.
“Thị trường dầu hiện có vẻ được cung cấp đầy đủ, tạo ra một số thách thức cho việc tăng thêm sản lượng từ OPEC+”, Toril Bosoni, người đứng đầu bộ phận thị trường và công nghiệp dầu mỏ của IEA nói.
Bên cạnh đó, thị trường dầu chịu áp lực vì nhu cầu nhiên liệu hàng không ở Mỹ đang suy yếu. Dữ liệu của Cục An ninh vận tải Mỹ cho thấy , lưu ượng hành khách đi máy bay trong tháng 3 đã giảm 5% so với cùng kỳ năm ngoái, sau tình trạng trì trệ vào tháng 2.
Trong vài tuần ngắn ngủi, Tổng thống Donald Trump đã làm lung lay niềm tin của các nhà giao dịch theo chiến lược "mua khi giá giảm" – chiến lược từng chi phối Phố Wall suốt gần hai thập kỷ qua.
Nhà đồng sáng lập của một công ty tài chính không mấy nổi tiếng đã "đút túi" 17,2 tỷ USD trong năm nay và trở thành người giàu nhất ngành tài chính chỉ sau Warren Buffett.
Tương tự Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ, Nga đã áp thuế nhập khẩu cao hơn đối với ô tô sản xuất tại Trung Quốc trong bối cảnh lo ngại ngành công nghiệp ô tô trong nước bị ảnh hưởng vì doanh số khổng lồ từ các hãng xe hơi đến từ đất nước tỷ dân.
Việc giá vàng tăng mạnh, vượt ngưỡng tâm lý 3.000 USD tiếp tục khẳng định vai trò của vàng là một “kho” lưu trữ giá trị trong thời kỳ bất ổn và thước đo nỗi sợ hãi trên thị trường.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển pin hạt nhân đầu tiên của nước này, có khả năng hoạt động trong một thế kỷ mà không cần sạc, tờ SCMP đưa tin.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.