Chiến tranh ở Ukraine đẩy chi tiêu quân sự toàn cầu lên cao kỷ lục
21:56 25/04/2023
(KTSG Online) – Chi tiêu quân sự của thế giới đạt mức cao kỷ lục 2.240 tỉ đô la Mỹ vào năm ngoái do tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine và phản ánh một thế giới “ngày càng trở nên bất an”, theo báo cáo của Viện Nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), có trụ sở ở Thụy Điển.
Năm ngoái, chi tiêu quân sự ở châu Âu tăng 13%, lên 345 tỉ đô la, đánh dấu mức cao nhất kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc cách đây hơn 3 thập niên. Ảnh: Alamy
Báo cáo thường niên của SIPRI, công bố hôm 24-4, ghi nhận về chi tiêu quân sự toàn cầu đã tăng năm thứ 8 liên tiếp. Năm ngoái, chi tiêu quân sự ở châu Âu tăng 13%, lên 345 tỉ đô la, đánh dấu mức cao nhất kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc cách đây hơn 3 thập niên. Mức tăng này chủ yếu đến từ Nga và Ukraine, nhưng nhiều quốc gia trên khắp lục địa châu Âu cũng tăng cường ngân sách quân sự trong bối cảnh căng thẳng gia tăng.
“Sự gia tăng liên tục trong chi tiêu quân sự toàn cầu trong những năm gần đây là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang sống trong một thế giới ngày càng bất an. Các quốc gia đang củng cố sức mạnh quân sự để đối phó môi trường an ninh đang xấu đi”, Nan Tian, nhà nghiên cứu cấp cao của Chương trình sản xuất vũ khí và chi tiêu quân sự của SIPRI, nói.
Moscow sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014, đồng thời hậu thuẫn quân nổi dậy đòi ly khai ở miền đông nước này trước khi bắt đầu phát động chiến dịch quân sự toàn diện vào tháng 2-2022.
Theo SIPRI, các động thái này gây báo động đối với các quốc gia láng giềng với Nga hoặc từng là một phần trong phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô trước đây, với chi tiêu quân sự của Phần Lan và Litva lần lượt tăng 36% và 27% hồi năm ngoái.
Trong tháng 4 này, Phần Lan, có đường biên giới với Nga dài khoảng 1.340 km, đã trở thành thành viên thứ 31 của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại tây dương (NATO), một liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu. Thụy Điển, quốc gia đã giữ vị thế trung lập trong hơn 200 năm, cũng đã nộp đơn xin gia nhập NATO.
Lorenzo Scarazzato, nhà nghiên cứu thuộc Chương trình chi tiêu quân sự và sản xuất vũ khí của SIPRI, nói: “Dù cuộc chiến toàn diện mà Nga phát động ở Ukraine chắc chắn ảnh hưởng đến các quyết định chi tiêu quân sự (của châu Âu) vào năm 2022, nhưng những lo ngại về Nga đã có từ lâu. Nhiều quốc gia thuộc khối Đông Âu cũ đã tăng hơn gấp đôi chi tiêu quân sự kể từ năm 2014, năm mà Nga sáp nhập Crimea”.
SIPRI cho biết biết chi tiêu quân sự của Ukraine đã tăng hơn sáu lần lên 44 tỉ đô la vào năm 2022, mức tăng chi tiêu quân sự trong một năm cao nhất của một quốc gia từng được ghi nhận trong dữ liệu SIPRI. Tính theo tỷ lệ phần trăm của GDP, chi tiêu quân sự của nước này tăng 34% vào năm 2022, so với 3,2% của năm trước.
Trong khi đó, chi tiêu quân sự của Nga ước tính tăng 9,2% vào năm 2022, lên khoảng 86,4 tỉ đô la. Con số đó tương đương với 4,1% GDP năm 2022 của Nga và tăng từ 3,7% vào năm 2021.
Mỹ vẫn là quốc gia chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới, tăng 0,7% lên 877 tỉ đô la trong năm 2022, chiếm 39% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu. Nan Tian của SIPRI giải thích sự gia tăng này chủ yếu là do “mức viện trợ quân sự chưa từng có” dành cho Ukraine. Viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine trong năm ngoái lên đến 19,9 tỉ đô la, theo SIPRI. Trung Quốc vẫn là nước chi tiêu quốc phòng lớn thứ hai thế giới, với khoảng 292 tỉ đô la vào năm 2022. Con số này cao hơn 4,2% so với năm 2021 và là mức tăng hàng năm thứ 28 liên tiếp.
Nhật Bản chi 46 tỉ đô la cho quân đội vào năm ngoái, tăng 5,9% so với năm 2021 và đánh dấu mức chi quân sự cao nhất của nước này kể từ năm 1960.
Nhật Bản và Trung Quốc dẫn đầu chi tiêu quân sự ở châu Á và châu Đại Dương trong bối cảnh căng thẳng ở Đông Á đang tăng lên xung quanh vấn đề Đài Loan, mà Bắc Kinh xem là một phần lãnh thổ không tách rời.
Nhật Bản và Trung Quốc cũng vướng vào tranh chấp về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, nằm ở phía đông bắc Đài Loan. Tokyo có tranh chấp kéo dài với Moscow ở quần đảo Kuril, nằm ở phía đông bắc đảo Hokkaido của Nhật Bản và bị Liên Xô chiếm giữ vào cuối Thế chiến thứ hai
(KTSG) - Steve Jobs thay đổi thế giới khi tung ra chiếc iPhone màn hình cảm ứng vào năm 2007. Những chiếc màn hình như thế xâm nhập chiếc xe hơi, chiếm
Tỷ phú Guo Guangchang từng được so sánh với huyền thoại Warren Buffett vì sự nhạy bén khi lựa chọn các khoản đầu tư chất lượng. Tập đoàn Fosun của ông từng bị dự đoán là sẽ vỡ nợ và đã gặp...
(ĐTCK) Công chức tại một thành phố Trung Quốc sẽ được trả hoàn toàn bằng đồng Nhân dân tệ điện tử, đây là một bước tiến quan trọng trong nỗ lực nhằm phổ biến đồng tiền điện tử ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
(ĐTCK) Mùa báo cáo tài chính quý I/2023 tại Mỹ có sự khởi đầu thuận lợi, khi các ngân hàng lớn tại Phố Wall đều công bố những kết quả vượt dự kiến bất chấp những tác động tiêu cực từ các vụ sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) và Signature Bank.
Apple có nhiều ưu thế đáng gờm so với hầu hết các ngân hàng, bao gồm việc họ có sẵn lượng tiền mặt khổng lồ, hệ sinh thái lớn và niềm tin của người tiêu dùng.
Trong phiên giao dịch ngoài giờ ngày 24/4, giá cổ phiếu của First Republic đã lao dốc hơn 20% sau khi ngân hàng tiết lộ họ đã mất hơn 100 tỷ USD tiền gửi trong quý I năm nay.
Hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) của Singapore tại Nhật Bản đã chạm mức cao kỷ lục trong năm nay nhờ một thỏa thuận gây chú ý của quỹ đầu tư quốc gia GIC, trong bối cảnh đồng yen rẻ và chênh lệch lãi suất lớn thu hút người mua tư nhân.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.