• CIM 11.54 0.18(1.55%)
  • VNI 1211.83 14.70(1.23%)
  • BTC 93740.03 297.04(0.32%)
  • GOLD 3314.260 65.110(1.93%)
  • WTI 64.67 1.18(1.85%)
  • EUR/USD 1.13933 0.00262(0.23%)
  • EUR/GBP 0.85583 0.00060(0.07%)
  • USD/CHF 0.82193 0.00329(0.40%)
  • USD/JPY 141.813 0.230(0.17%)
  • USD/CAD 1.38176 0.00111(0.08%)
  • GBP/USD 1.33106 0.00173(0.13%)
  • CAD/CHF 0.59467 0.00208(0.35%)
  • AUD/USD 0.64094 0.00455(0.71%)
  • NZD/USD 0.59829 0.00197(0.33%)
  • CIM 11.54 0.18(1.55%)
  • VNI 1211.83 14.70(1.23%)
  • BTC 93740.03 297.04(0.32%)
  • GOLD 3314.260 65.110(1.93%)
  • WTI 64.67 1.18(1.85%)
  • EUR/USD 1.13933 0.00262(0.23%)
  • EUR/GBP 0.85583 0.00060(0.07%)
  • USD/CHF 0.82193 0.00329(0.40%)
  • USD/JPY 141.813 0.230(0.17%)
  • USD/CAD 1.38176 0.00111(0.08%)
  • GBP/USD 1.33106 0.00173(0.13%)
  • CAD/CHF 0.59467 0.00208(0.35%)
  • AUD/USD 0.64094 0.00455(0.71%)
  • NZD/USD 0.59829 0.00197(0.33%)

Câu chuyện tỷ giá và lạm phát: Ổn định không có nghĩa là bất động

10:25 21/09/2022

Chọn ổn định không có nghĩa là cố thủ mức tỷ giá hiện tại, mà cần điều chỉnh mức thay đổi phù hợp.

Câu chuyện tỷ giá và lạm phát: Ổn định không có nghĩa là bất động

Việt Nam hoàn toàn có thể tùy cơ ứng biến, điều chỉnh tỷ giá trượt theo sức ép. Ảnh: Đức Thanh

Phá giá hay giữ cố định?

Gần đây, bắt đầu có những tranh luận về chính sách tỷ giá. Một luồng quan điểm cho rằng, nhiều đồng tiền của đối tác thương mại lớn của Việt Nam như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và châu Âu đều đang mất giá từ vừa (vài phần trăm), đến mạnh (10-22%) so với USD. Điều đó dẫn đến một sức ép phải phá giá.

Ngược lại, có quan điểm như ông Trương Văn Phước, nguyên quyền Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia là, “giữ tỷ giá ổn định là 'phòng tuyến sông Cầu' cho lạm phát. Nếu vỡ phòng tuyến tỷ giá này thì lạm phát sẽ tràn vào, vô cùng khó khăn".

Những quan điểm trái chiều trên tạo ra nhiều tranh luận. Nhưng có một vấn đề là, các tranh luận đó có xu hướng mang tính lựa chọn một trong hai, chỉ có 2 thái cực, hoặc là phá giá hoặc là giữ cố định tỷ giá vào USD như hiện tại, dùng phòng tuyến cuối cùng là dự trữ ngoại hối can thiệp.

Thực tế thì đây là những cách hiểu sai.

Giữa 2 thái cực phá giá và cố giữ tỷ giá không đổi, có rất nhiều cách khác nhau để mô tả về trạng thái tỷ giá. Một ví dụ là xếp hạng các chính sách tỷ giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) với hơn 10 loại khác nhau. Nó giống như một trò chơi, có một thanh trượt điều khiển mức độ nguồn lực phân bổ tập trung cho quân đội, hay cho cải thiện đời sống người dân, không phải cứ 100% vào quân đội hoặc 100% vào kinh tế. Ngoài ra, trong các trò chơi đó, mỗi nước còn có đặc tính và quân bài tối thượng và đặc biệt riêng, chứ không phải có mỗi công cụ can thiệp bằng dự trữ ngoại hối.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang giữ vai trò cân chỉnh thanh trượt cũng như cân đo đong đếm khi nào nên thả những quân bài tối thượng lên bàn. Nên trượt 10-20% như nhiều đồng tiền châu Âu, hay cố thủ toàn lực một mức USD/CNY 7,0 như Trung Quốc để rồi giờ vỡ thì lui về phòng thủ những mức khác (một số đang đề cập mức 7,5)? Hoặc trượt một lần vài phần trăm rồi cố thủ toàn diện với nhiều công cụ khác như Thái Lan từng làm (và thất bại)?

Có rất nhiều thử nghiệm đã có trong lịch sử và không có yếu tố khoa học trong này, mỗi thời mỗi khác. Phá giá hay bảo vệ mốc tỷ giá hiện tại (to devalue or to defend) là tên một bài viết hay tôi đọc được trên một tạp chí nghiên cứu chính trị mấy năm trước. Nó trước tiên là một vấn đề chính trị. Tùy vào định hướng chiến lược phát triển chính trị - xã hội cũng như ngoại giao mà nhiều nước sẽ có lựa chọn về xu hướng phá giá hay giữ tỷ giá.

Và sau đó, có định hướng rồi, nó vẫn phụ thuộc vào thực tế năng lực nền kinh tế có làm được không. Muốn giữ tỷ giá, phải cân nhắc 4 nhân tố cán cân thanh toán: cán cân thương mại, kiều hối và những khoản chuyển giao một lần khác (ví dụ rút lợi nhuận về nước của công ty nước ngoài), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), dòng vốn gián tiếp (FII).

Trong điều kiện Việt Nam, nếu chỉ tập trung nhìn vào dự trữ ngoại hối là một cái nhìn phiến diện vì phải cân chỉnh theo kết quả các cân bằng vĩ mô ở trên. Nếu dòng vốn FDI, FII tổng thể, kiều hối cân bằng được sức ép về cán cân thương mại, thì sức ép tỷ giá trên thị trường có thể tự thân cân bằng được. Can thiệp chỉ là điều chỉnh cho thời điểm và kỳ hạn của các dòng tiền vào và ra khớp nhau.

Ngoài ra, kinh nghiệm chống trả gần đây của các nước cho thấy, rất nhiều công cụ của các ngân hàng trung ương đã được sử dụng với các tên gọi khác nhau để hỗ trợ tỷ giá mà không dùng đến can thiệp bằng dự trữ ngoại hối. Đó là những loại lãi suất hoặc công cụ mà ngân hàng trung ương giao dịch với ngân hàng thương mại để cân bằng nhu cầu trên thị trường ngoại hối.

Ví dụ gần nhất là Trung Quốc hạ tỷ lệ dự trữ ngoại tệ ở ngân hàng thương mại từ 8% xuống 6% để hỗ trợ tỷ giá CNY. Và trong trường hợp can thiệp ngoại hối, NHNN còn cả công cụ kỳ hạn để đẩy cung cầu về tương lai một cách tạm thời. Các công cụ này không có hiệu quả dài hạn, nhưng chống đỡ ngắn hạn 3 tháng từ nay đến cuối năm thì vẫn có thể.

Câu chuyện tỷ giá và lạm phát: Ổn định không có nghĩa là bất động

Vì sao đến cuối năm?

Đó là vì đỉnh lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể đạt đâu đó tháng 3 đến tháng 6/2023 (xem hình), trong khi đỉnh lãi suất các nước khác đang cố gắng đuổi theo.

USD không thể mạnh mãi được và đặc biệt vị thế đầu tư nhiều tỷ USD đang đổ ngược từ EU và châu Á vào Mỹ năm nay có thể đảo chiều, là giữa năm sau hay cuối năm sau thì không ai biết, nhưng có thể đảo chiều. Tại sao? Vì lãi suất cao thì nền kinh tế Mỹ cũng không chịu nổi. Sức ép lên Fed sẽ ngày một gia tăng khi kinh tế Mỹ tăng trưởng không mạnh như dự kiến. Đây chỉ là một kịch bản, nhưng không thể hoàn toàn bị loại trừ. Đó là trong trường hợp tốt.

Trong trường hợp xấu, kinh tế Mỹ mạnh, lạm phát cao “lỳ lợm”, Fed phải tăng lãi suất có khi đến 5% để chống lạm phát, thay vì kỳ vọng 4-4,5% như hiện tại. Khi đó, sức ép lên giá USD càng mạnh trên toàn cầu. Như GS. Ken Rogoff của Đại học Harvard nói, vẫn có khả năng EUR rớt tiếp 15% nữa so với USD. Vậy thì sao?

Ta đã thấy trong trường hợp kẻ địch mạnh như vậy, cố thủ thành trì đánh tới cuối cùng thì sẽ thiệt hại toàn quân. Vậy bỏ thành này rút về thành khác, như Trung Quốc nếu giữ không nổi mức 7 thì có thể rút về thủ những mốc sau của CNY.

Việt Nam hoàn toàn có thể tùy cơ ứng biến, điều chỉnh tỷ giá trượt theo sức ép (sau khi quan sát kiều hối, FDI, FII và cán cân thương mại - những yếu tố cực kỳ khó đoán).

Thực tế mấy hôm nay đã có tin đồn Ngân hàng Trung ương Anh đã ra can thiệp để độ biến động của bảng Anh so với USD không quá cao - một cách tạo tấm đệm cho nền kinh tế Anh dù vẫn để tỷ giá GBP/USD trượt về thấp nhất trong 37 năm.

Vì vậy, làm chính sách không thể chỉ nhìn vào dự trữ ngoại hối đầy hay vơi để đánh giá cục diện. Cần phải có một tầm nhìn toàn diện về dòng vốn, cân bằng thị trường ngoại hối và áp lực tỷ giá.

Năm ngoái, tôi đã đăng một bài nghiên cứu trên Tạp chí quốc tế International Review of Financial Analysis là một tạp chí rank A của ngành tài chính, cho thấy chính sách tỷ giá và biến động của nó nằm ngoài dự đoán của các nhà phân tích được trả lương triệu đô trên thị trường rất xa.

Vì vậy, không ai dám đảm bảo tỷ giá sẽ ra sao, áp lực thế nào vào ngày mai, tuần sau. Và không ai có thể khẳng định giữ tỷ giá mốc nào là tốt và cách tiếp cận chọn “ổn định” là cố gắng hạn chế độ biến động (volatility) cũng như mức lệch chuẩn (skewness) ở mức phù hợp. Đó là duy trì ổn định, không phải là cố định tỷ giá (peg).

Nói cách khác, chọn ổn định không có nghĩa là cố thủ mức tỷ giá hiện tại, thậm chí lạm phát hiện tại 4%, một cách mù quáng, mà cần phải điều chỉnh mức thay đổi phù hợp. Và công cụ song song để hỗ trợ đồng nội tệ chính là tăng lãi suất.

Gần đây, GS. Ken Rogoff viết rằng, USD mạnh có nguy cơ gây ra tác động đặc biệt đối với các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, bởi các công ty tư nhân và ngân hàng ở các quốc gia này vay vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài chỉ bằng USD. Lãi suất cao của Mỹ có xu hướng đẩy lãi suất của những người đi vay yếu hơn một cách không tương xứng. Trên thực tế, chỉ số USD sẽ còn tăng cao hơn nữa nếu nhiều ngân hàng trung ương ở thị trường mới nổi không chủ động tăng lãi suất để giảm áp lực lên tiền tệ quốc gia. Nhưng sự thắt chặt như vậy tất nhiên sẽ đè nặng lên nền kinh tế trong nước của họ.

Theo GS. Ken Rogoff, thực tế các thị trường mới nổi cho đến nay phần lớn vẫn chịu được lãi suất cao hơn và USD mạnh hơn. Đây là một điều gây ngạc nhiên, nhưng liệu họ sẽ tiếp tục chịu đựng trong bao lâu, nếu Fed theo đuổi con đường thắt chặt? Đặc biệt, nếu Mỹ cùng châu Âu rơi vào suy thoái cũng như suy giảm ở Trung Quốc, thì điều tồi tệ sẽ đến.

Các nền kinh tế mới nổi đang đứng trước một cú sốc rất lớn do USD mạnh và lãi suất Mỹ tăng tạo ra. Nhưng như vậy không có nghĩa là kêu gọi phá giá ngay, hay hoảng loạn chỉ vào con số dự trữ ngoại hối sụt giảm mà lo ngại.

Trung Quốc có 3.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối thì sao? Có mấy chục quỹ đầu tư nước ngoài đang tập trung đánh CNY xuống.

Cần lưu ý rằng, một khi điều chỉnh tỷ giá mạnh, bạn sẽ thu hút sự chú ý của những cá mập quỹ đầu cơ đang đặt cược rằng bạn sẽ điều chỉnh mạnh nữa. Đơn giản như khi bắt đầu có máu thì sẽ thu hút cá mập đến vậy.

Đến nay, Việt Nam rất ổn định vĩ mô, không có báo cáo phân tích nào “chê”, mà có nhiều báo cáo khen, nên họ không động đến, không đặt cược VND giảm giá mạnh. Chúng ta may mắn như vậy thì không nên tự dọa mình, hay cắt tay cho chảy máu lênh láng dụ cá mập. Chúng ta điều chỉnh theo điều kiện của bản thân sau khi đã ráng hết khả năng, với tôn chỉ lấy ổn định là định hướng.

Ổn định không có nghĩa là bất động. Nhưng chắc chắn là không nên manh động.

BAC A BANK “tung” gói tài khoản siêu miễn phí-Super Free Combo
BAC A BANK “tung” gói tài khoản siêu miễn phí-Super Free Combo
3 năm trước
(ĐTCK) Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) ra mắt Gói tài khoản Siêu miễn phí (Super Free Combo) dành cho khách hàng cá nhân, bao gồm tất cả các dịch vụ: Tài khoản Thanh toán, Dịch vụ Ngân hàng điện tử...
Mất tiền tỷ, nguy cơ đi tù vì cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng
Mất tiền tỷ, nguy cơ đi tù vì cho thuê, mượn tài khoản ngân hàng
3 năm trước
Một lượng lớn tài khoản ngân hàng cho thuê, cho mượn được phát hiện trong nhiều vụ án quy mô lớn được cơ quan công an triệt phá đã cảnh báo về mối nguy mới xuất hiện này.
Giải pháp nào để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay?
Giải pháp nào để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay?
3 năm trước
Khoảng 90 ngân hàng trung ương trên thế giới đã tăng lãi suất để đối phó với lạm phát. Ở trong nước, lãi suất huy động cũng tăng ở nhiều ngân hàng...
Agribank bán nợ trăm tỷ của chủ dự án khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng Cúc Phương
Agribank bán nợ trăm tỷ của chủ dự án khu du lịch nghỉ dưỡng khoáng nóng Cúc Phương
3 năm trước
Tổng dư nợ tính đến hết ngày 9/9 của CTCP Đầu tư xây dựng Thăng Long là hơn 156,2 tỷ đồng và 664.500 USD (quy đổi thành 172 tỷ đồng).
USD tăng vọt, giá vàng giảm sâu
USD tăng vọt, giá vàng giảm sâu
3 năm trước
USD tăng lên gần sát mức cao nhất trong vòng 2 thập kỷ trong bối cảnh các nhà đầu tư giữ vững kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất mạnh mẽ khác của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) – cuộc họp thu...
Các ngân hàng nói gì về room tín dụng được cấp?
Các ngân hàng nói gì về room tín dụng được cấp?
3 năm trước
Từ cuối quý 2, không ít ngân hàng đã ghi nhận hết hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín dụng), song phải đến gần cuối quý 3 mới được nới room...
VietinBank rao bán nhiều khoản nợ
VietinBank rao bán nhiều khoản nợ
3 năm trước
Trong tháng 9/2022, VietinBank đã rao bán nhiều khoản nợ, với tổng giá trị lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Xử lý nghiêm ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm
Xử lý nghiêm ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm
3 năm trước
Khi được "khuyến khích" mua bảo hiểm nhân thọ, đa số khách hàng đều phải chấp nhận, sau đó bỏ hợp đồng...
Tỷ giá USD/VND lên mức cao nhất từ trước tới nay, áp lực vẫn còn ở phía trước
Tỷ giá USD/VND lên mức cao nhất từ trước tới nay, áp lực vẫn còn ở phía trước
3 năm trước
Hiện tại, đồng VND đã mất giá khoảng 3,6% so với đồng USD kể từ đầu năm.
Rủi ro từ cuộc đua tăng lãi suất
Rủi ro từ cuộc đua tăng lãi suất
3 năm trước
Việc lạm dụng quá mức việc tăng lãi suất - biện pháp chống lạm phát - có thể kéo lùi tăng trưởng, thậm chí là đẩy các nền kinh tế đối mặt với rủi...
Đề xuất nâng mức tối đa được vay vốn ngân hàng qua tín chấp
Đề xuất nâng mức tối đa được vay vốn ngân hàng qua tín chấp
3 năm trước
Theo quy định hiện hành, cá nhân, hộ gia đình được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp…
IR Awards 2022: MBB - Top 3 doanh nghiệp được nhà đầu tư yêu thích nhất
IR Awards 2022: MBB - Top 3 doanh nghiệp được nhà đầu tư yêu thích nhất
3 năm trước
Với những nỗ lực hoàn thiện, chuẩn hóa quan hệ nhà đầu tư, Ngân hàng TMCP Quân đội với mã cổ phiếu MBB vinh dự nằm trong Top 3 Doanh nghiệp niêm yết có vốn hóa lớn (Large Cap) được nhà đầu tư yêu thích nhất.
Thứ Tư, 23/04/2025
26 phút trước
   
FranceEURFrance
   
Thực tế: 46.8
Dự báo: 47.7
Trước đó: 47.9
46.8
47.7
47.9
11 phút trước
   
GermanyEURGermany
   
Thực tế: 49.7
Dự báo: 50.4
Trước đó: 51.3
49.7
50.4
51.3
11 phút trước
   
GermanyEURGermany
   
Thực tế: 48.0
Dự báo: 47.5
Trước đó: 48.3
48.0
47.5
48.3
11 phút trước
   
GermanyEURGermany
   
Thực tế: 48.8
Dự báo: 50.3
Trước đó: 50.9
48.8
50.3
50.9
11 phút trước
   
JapanJPYJapan
   
-10.00
19 phút nữa
   
South_AfricaZARSouth_Africa
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1.1%
1.1%
19 phút nữa
   
South_AfricaZARSouth_Africa
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 3.4%
3.4%
19 phút nữa
   
South_AfricaZARSouth_Africa
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 0.9%
0.9%
19 phút nữa
   
South_AfricaZARSouth_Africa
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 3.2%
3.2%
19 phút nữa
   
EuropeEUREurope
   
Thực tế:
Dự báo: 47.4
Trước đó: 48.6
47.4
48.6
Viejet 'quay xe' để SAGS phục vụ mặt đất tại Tân Sơn Nhất đến 22/5Viejet 'quay xe' để SAGS phục vụ mặt đất tại Tân Sơn Nhất đến 22/5
7 phút trước
Trước những phát sinh thực tế nằm ngoài khả năng kiểm soát, Vietjet vừa có văn bản đề nghị CTCP phục vụ mặt đất Sài Gòn (SAGS) cung cấp dịch vụ phục vụ mặt đất tại sân bay Tân Sơn Nhất thêm một tháng.
ĐHĐCĐ Tập đoàn PAN: Lợi nhuận quý I tăng mạnh, dự chia cổ tức tiền mặt 5%ĐHĐCĐ Tập đoàn PAN: Lợi nhuận quý I tăng mạnh, dự chia cổ tức tiền mặt 5%
8 phút trước
Trong quý I, lợi nhuận sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 108 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ, hoàn thành 16% kế hoạch. Năm nay công ty dự kiến chia cổ tức tiền mặt 5%.
Chọn chiến lược giao dịch thận trọngChọn chiến lược giao dịch thận trọng
2 giờ trước
Các nhịp phục hồi mang tính kỹ thuật nên được tận dụng để cơ cấu danh mục Ngay đầu nhiệm kỳ thứ hai của mình, Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục áp thuế lên các mặt hàng nhập khẩu, đặc...
Tổng Giám đốc BAF: Cơ cấu doanh thu chuyển sang 100% mảng chăn nuôi, quý I bán khoảng 160.000 con heoTổng Giám đốc BAF: Cơ cấu doanh thu chuyển sang 100% mảng chăn nuôi, quý I bán khoảng 160.000 con heo
2 giờ trước
Theo chia sẻ của lãnh đạo BAF, trong quý I, công ty ước tính doanh thu hơn 1.100 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hơn 140 tỷ đồng.
Cổ phiếu chứng khoán, bất động sản đồng loạt xanh, tím, VN-Index tăng gần 13 điểmCổ phiếu chứng khoán, bất động sản đồng loạt xanh, tím, VN-Index tăng gần 13 điểm
2 giờ trước
Cổ phiếu nhóm công ty chứng khoán cũng có phiên giao dịch khởi sắc với mức tăng phổ biến của các mã trong nhóm 2 – 4%. SBS, VIG, APG tăng trần, “trắng bên bán”.
Một cổ phiếu tăng gần 30% trong 2 phiên sau tin Sacombank muốn chi 1.500 tỷ đồng thâu tóm công ty trong ngànhMột cổ phiếu tăng gần 30% trong 2 phiên sau tin Sacombank muốn chi 1.500 tỷ đồng thâu tóm công ty trong ngành
3 giờ trước
Cổ phiếu SBS tăng trần 2 phiên liên tiếp, nâng vốn hóa thêm gần 30% chỉ sau 2 ngày giao dịch. Diễn biến này diễn ra ngay sau khi Sacombank công bố kế hoạch chi 1.500 tỷ đồng thâu tóm một công ty chứng khoán, làm dấy lên đồn đoán về SBS.
Ông Trump tiếp tục nhượng bộ, hứa giảm đáng kể thuế quan cho Trung QuốcÔng Trump tiếp tục nhượng bộ, hứa giảm đáng kể thuế quan cho Trung Quốc
5 giờ trước
Một chuyên gia kinh tế cho rằng động thái nhượng bộ mới nhất của ông Trump là dấu hiệu cho thấy vị tổng thống đang hoảng loạn vì biến động trên thị trường.
Thêm một ngân hàng lợi nhuận giảm trong quý IThêm một ngân hàng lợi nhuận giảm trong quý I
5 giờ trước
ACB là ngân hàng thứ 4 công bố lợi nhuận quý I giảm so với cùng kỳ khi đạt 4.600 tỷ đồng trước thuế.
Phiên giao dịch sáng 23/4: Sắc xanh lan tỏaPhiên giao dịch sáng 23/4: Sắc xanh lan tỏa
5 giờ trước
(ĐTCK) Dư âm của phiên bắt đáy mạnh chiều qua (22/4), cũng thông tin tích cực của thị trường bên kia bờ Thái Bình Dương giúp sắc xanh lan tỏa trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch sáng nay (23/4).
ĐHĐCĐ Vinhomes: Kế hoạch lãi ròng 42.000 tỷ đồngĐHĐCĐ Vinhomes: Kế hoạch lãi ròng 42.000 tỷ đồng
5 giờ trước
Sáng nay (23/4), CTCP Vinhomes tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Theo kế hoạch kinh được công bố, Vinhomes đặt chỉ tiêu doanh thu 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng.
Ông Trump: Thuế với Trung Quốc có thể 'giảm đáng kể'Ông Trump: Thuế với Trung Quốc có thể 'giảm đáng kể'
5 giờ trước
Tổng thống Mỹ cho biết mức thuế nhập khẩu 145% áp lên Trung Quốc sẽ giảm mạnh nếu hai nước đạt thỏa thuận thương mại, nhưng sẽ không về 0%.
Giá vàng thế giới giảm mạnh, chứng khoán Mỹ bật tăngGiá vàng thế giới giảm mạnh, chứng khoán Mỹ bật tăng
7 giờ trước
Mỗi ounce vàng mất hơn 100 USD ngay sau khi chạm đỉnh 3.500 USD, trong khi DJIA chấm dứt chuỗi 4 phiên giảm liên tiếp.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.