Cận cảnh ký túc xá 1.900 tỷ bỏ hoang sắp chuyển thành nhà ở xã hội
06:23 06/11/2024
Xung quanh ký túc xá có nhiều tòa bỏ hoang, cạnh đó mọc lên nhiều bãi đỗ xe, gara sửa ô tô gây nhếch nhác, mất mỹ quan. Các tuyến xe buýt xung quanh không kết nối thuận tiện với trường đại học.
Dự án xây dựng khu nhà ở cho học sinh, sinh viên Pháp Vân - Tứ Hiệp được khởi công từ năm 2009, trên diện tích 40.000m², gần cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, đường Vành đai 3 - những tuyến giao thông huyết mạch của Hà Nội.
Công trình gồm 6 tòa nhà (từ A1 đến A6) với hơn 1.400 phòng, dự kiến đáp ứng chỗ ở cho khoảng 22.000 sinh viên. Theo thiết kế, mỗi phòng ở rộng hơn 50m2, được trang bị đầy đủ thiết bị như bình nóng lạnh, vòi tắm hoa sen, bàn học, giường tầng… Quy định suất đầu tư dành cho 8 người/phòng, với giá thuê là 205.000 đồng/người/tháng (chưa bao gồm tiền điện, nước).
Nhiều năm nay, ký túc xá Pháp Vân – Tứ Hiệp chưa thu hút đông đảo sinh viên đến ở. Hiện nay chỉ có 2 khối nhà (nhà A5 và A6) hoạt động và phòng trống còn rất nhiều.
Bên cạnh tòa A5, A6 đã đưa vào hoạt động, nhà A2, A3 hiện chỉ mới xây xong phần thô, nằm phơi nắng phơi mưa gây lãng phí trong thời gian dài. Ngoài ra, nhà A1 xây dựng xong nhưng bị bỏ hoang, nhà A4 chưa xây dựng do chưa giải phóng mặt bằng.
Tầng mái của các tòa nhà bị đọng nước mưa, phơi nắng dẫn đến thấm dột; nhiều bức tường bị rêu mốc, nứt nẻ, lan can hoen gỉ…
Các phòng tại các tòa A2, A3 đang dần xuống cấp, cây cỏ mọc vì bị bỏ hoang nhiều năm.
Khu ký túc xá được che chắn bằng lớp tường tôn xộc xệch và rác thải xây dựng tràn ngập. Các lối ra vào xung quanh vẫn trong tình trạng “cửa đóng then cài” nhiều năm nay.
Cách đây hai năm, nơi đây từng được sử dụng để làm khu vực cách ly bệnh nhân Covid-19. Sau khi đại dịch qua đi, tòa nhà trở về trạng thái không người. Bảng hiệu, bảng chỉ dẫn hiện vẫn còn ngổn ngang chưa được xử lý.
Dưới chân tòa nhà, từng có một số người thuê lại mặt bằng để kinh doanh hiện cũng đã bị trả lại.
Xung quanh ký túc xá mọc lên nhiều bãi đỗ xe, gara sửa ô tô, ki-ốt kinh doanh gây nhếch nhác, mất mỹ quan.
Bên trong một phòng ký túc xá.
Lương Thủy Tiên (18 tuổi, Trường Cao đẳng Y tế Bạch Mai) cho biết, cô đến khu ký túc xá này ở qua sự giới thiệu của nhà trường. "Ưu thế lớn nhất là giá phòng rẻ song cũng còn nhiều bất cập: phòng xuống cấp; nước bẩn; điện cầu thang hỏng. Có 5 thang máy nhưng cũng chỉ dùng được 1, thường xuyên phải bảo dưỡng. Có hôm em phải chạy bộ từ tầng 16 xuống để đi học”, Tiên chia sẻ.
Còn bạn trẻ Tạ Duy Khang (Đại học Bách Khoa) cho biết, từ ký túc xá đến trường, cậu chỉ có thể di chuyển bằng xe buýt tuyến số 21. "Vào giờ cao điểm, cả tiếng mới có một chuyến đi qua. 7h vào lớp, em phải đi học từ 5h30 sáng”, Khang nói.
Hiện mạng lưới giao thông công cộng khu vực này chưa thuận tiện, có ít tuyến xe buýt từ đây đến các trường đại học và cao đẳng.
Dự án ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp từng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách với chi phí đầu tư 1.900 tỷ đồng, mục đích hỗ trợ chỗ ở cho khoảng 22.000 sinh viên. Dự án hiện được UBND TP Hà Nội giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng làm chủ đầu tư để tiếp tục triển khai.
Trước sự lãng phí lớn, trong kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 mới phê duyệt, UBND TP Hà Nội sẽ dành hơn 220 tỷ đồng để hoàn thành, điều chỉnh các hạng mục nhà A2, A3, A4 của ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê.
Thời gian qua, Hà Nội đã thu hồi được 56 địa điểm là nhà, đất là tài sản công. UBND các quận, huyện đang tiếp tục cưỡng chế thu hồi các địa điểm vi phạm còn lại.
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành công văn số15850/2024 chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra việc kê khai giá đất ghi trong hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và giá giao dịch thực tế trên địa bàn.
Tòa ghi nhận bà Trương Mỹ Lan có khả năng khắc phục thiệt hại rất lớn, có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ... nên đã giảm án tù chung thân để thể hiện tính nhân văn.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
Sau đợt chào bán thêm cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của cả ba cổ đông lớn nhất của PGBank đã giảm từ 40% về còn 33,6%.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.