• CIM 11.24 0.05(0.40%)
  • BTC 84528.25 548.76(0.65%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)
  • CIM 11.24 0.05(0.40%)
  • BTC 84528.25 548.76(0.65%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)

Các nước chia rẽ về thỏa thuận đánh thuế Big Tech trên toàn cầu

07:39 11/07/2023

Trong tuần này, đại diện của hơn 130 nước trên thế giới sẽ họp tại trụ sở của Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ở Paris để đàm phán giải cứu thỏa thuận đánh thuế các tập đoàn công nghệ lớn nhất toàn cầu, hay còn gọi là Big Tech. Hiện các nước vẫn bất đồng về việc thực hiện cơ chế đánh thuế mới này, với Thượng viện Mỹ bày tỏ quan điểm phản đối, và các nền kinh tế mới nổi bao gồm Ấn Độ lo ngại thuế mới làm giảm doanh thu của họ.

Các nước chia rẽ về thỏa thuận đánh thuế Big Tech trên toàn cầu

Các nước vẫn bất đồng về cách tính thuế đối với các tập đoàn công nghệ lớn nhất toàn cầu trong một thỏa thuận do OECD dàn xếp. Ảnh: 1stnews

Trọng tâm của cuộc họp tại Paris là một thay đổi về thuế toàn cầu yêu cầu các nước từ bỏ chính sách thuế rời rạc đối với các tập đoàn công nghệ khổng lồ như Google, Facebook và Amazon, để chuyển sang áp dụng cơ chế đánh thuế thống nhất, buộc các tập đoàn này phải trả thuế nhiều hơn tại thị trường mà họ kinh doanh. Điều này có nghĩa là các tập đoàn công nghệ phải trả thuế dựa vào doanh thu tại thị trường mà họ cung cấp các dịch vụ số hóa, thay vì dựa vào doanh thu tại nơi mà họ đặt văn phòng trụ sở.

Theo thỏa thuận hiện tại, các nước chỉ xem xét áp thuế dịch vụ kỹ thuật số (DST) của riêng họ nếu như thỏa thuận đánh thuế toàn cầu nhằm vào các tập đoàn công nghệ vẫn chưa được các nước phê chuẩn để có hiệu vào ngày 1-1-2024. Tuy nhiên, những bế tắc và trì hoãn về quá trình phê chuẩn thỏa thuận này đang khiến các nước kêu gọi lùi thời điểm áp thuế DST đến năm 2025.

Nếu không được gia hạn, chiến tranh thương mại có thể xảy ra khi các nước đơn phương áp thuế DST để kiếm doanh thu thuế nhiều từ 100 công ty đa quốc gia lớn nhất thế giới nằm trong phạm vi thỏa thuận.

Các nhà đàm phán lo ngại rằng một số nước sẽ gặp khó khăn trong việc phê chuẩn thỏa thuận. Trong số đó có Mỹ, nơi có nhiều công ty công nghệ lớn nhất thế giới đặt trụ sở chính.

Một nguồn tin nắm rõ nội dung với các cuộc đàm phán ở Paris cho biết, vấn đề lớn là liệu chính phủ Mỹ có thể thuyết phục quốc hội phê chuẩn bất kỳ thỏa thuận thuế nào đã được OECD nhất trí hay không

Dù được chính quyền Tổng thống Joe Biden ủng hộ nhưng thỏa thuận thuế toàn cầu của OECD, vốn được thống nhất tạm thời vào mùa thu năm 2021, cần có 2/3 thành viên của Thượng viện Mỹ bỏ phiếu tán thành. Nhiều thành viên đảng Cộng hòa ở Thượng viện phản đối gay gắt thỏa thuận này.

Trong khi đó, một số thị trường mới nổi lo ngại giải pháp toàn cầu để đánh thuế Big Tech sẽ làm giảm doanh thu của họ.

“Ấn Độ đặc biệt lo ngại về thỏa thuận này”, một nguồn tin nắm rõ thông tin cuộc đàm phán ở Paris cho biết.

Những thay đổi thuế do OECD thiết kế nhằm cập nhật các quy tắc quốc tế để 100 công ty lớn nhất thế giới phải trả nhiều thuế hơn tại nơi họ kinh doanh.

Hiện tại, các nước chỉ có thể đánh thuế thu nhập của một công ty nếu công ty đó có mặt thực tế ở nước của họ (có đặt văn phòng, cơ sở vật chất). Nhưng cách tiếp cận này không còn phù hợp trong thời đại số hóa.

Thay vào đó, hệ thống thuế mới sẽ yêu cầu các công ty đa quốc gia nộp thuế dựa trên nơi bán hàng hóa và dịch vụ, một sự thay đổi mà OECD ước tính tác động đến 200 tỉ đô la lợi nhuận bị đánh thuế.

Tuy nhiên, các thay đổi này, được gọi là “Trụ cột một” trong thỏa thuận thuế toàn cầu của OECD, chỉ áp dụng với các công ty đa quốc gia có hơn 20 tỉ đô la doanh thu toàn cầu hàng năm và biên lợi nhuận lớn hơn 10%. Đối với những công ty này, 25% phần lợi nhuận vượt biên độ lợi nhuận 10% sẽ bị đánh thuế ở nước mà họ tạo ra doanh thu.

Sự phản đối của Ấn Độ và các thị trường mới nổi khác tập trung vào công thức đánh thuế này. Vì họ cho rằng cách tính thuế như vậy có lợi cho các nước phát triển, đơn giản vì các công ty đa quốc gia lớn nhất bán được nhiều hàng hóa và dịch vụ hơn ở các nền kinh tế giàu có hơn. Ấn Độ đã giới thiệu DST nhưng sẽ hủy bỏ thuế này nếu phê chuẩn thỏa thuận thuế toàn cầu của OECD.

Một số nước có ý định theo đuổi các biện pháp của riêng họ để đánh thuế những ông lớn công nghệ. Sri Lanka ban đầu tham gia các cuộc đàm phán của OECD nhưng đến năm 2021, quyết định không tán thành thỏa thuận thuế toàn cầu của tổ chức này. Sri Lanka đang cân nhắc đánh thuế DST đối với các doanh nghiệp công nghệ trong bối cảnh đất nước chìm trong cuộc khủng hoảng kinh tế, và phải kêu gọi Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cấp khoản vay giải cứu 3 tỉ đô la Mỹ.

Tuy nhiên, hai nguồn tin nói với Financial Times rằng Sri Lanka đang chịu áp lực từ IMF để từ bỏ kế hoạch đánh thuế DST và gia nhập thỏa thuận của OECD. Quan điểm của IMF là “thuế DST sẽ trì hoãn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Sri Lanka”, một quan chức chính phủ Sri Lanka cho biết.

“Đơn phương không phải là giải pháp tốt nhất và giải pháp tối ưu chắc chắn là hợp tác… nhưng giải pháp thực tế nhất cho các nước đang phát triển hiện nay là áp dụng các biện pháp đánh thuế đơn phương (đối với các tập đoàn công nghệ)”, Verónica Grondona, cựu giám đốc thuế quốc tế tại Cơ quan thuế Argentina, nói.

Các doanh nghiệp đa quốc gia đã phải chật vật để tuân thủ các chính sách thuế mỗi nơi mỗi kiểu và hiện tại đang lo lắng về khả năng thỏa thuận thuế toàn cầu của OECD bị sụp đổ.

Tháng trước, Phòng Thương mại quốc tế, tổ chức đại diện cho các doanh nghiệp trên toàn cầu, có trụ sở ở Paris, nhấn mạnh “một hệ thống thuế ổn định và có thể dự đoán được” đối với các công ty là điều rất quan trọng. Để đạt được mục tiêu này, một thỏa thuận thuế toàn cầu phải được phê chuẩn và được triển khai rộng rãi, tổ chức này cho biết trong một bức thư gửi Ban thư ký OECD.

Cuộc đàm phán ở Paris sẽ kết thúc vào ngày 12-7. Các nhà đàm phán dự kiến công bố một thỏa thuận thống nhất để thay đổi quy tắc thuế toàn cầu, một bước quan trọng để tiến tới một buổi lễ ký kết vào cuối năm nay. Sau đó, quốc hội của các nước dự kiến sẽ phê chuẩn thỏa thuận này.

Tuy nhiên, ngay cả khi một thỏa thuận tạm thời đạt được trong tuần này tại Paris, một nguồn tin nắm rõ các cuộc đàm phán cho biết, không rõ liệu sẽ có nhiều nước ký kết nó vào cuối năm 2023 hay không.

Theo Financial Times

Lạm phát và lãi suất tăng vọt khiến kinh tế Đức suy thoái đến mức nào?
Lạm phát và lãi suất tăng vọt khiến kinh tế Đức suy thoái đến mức nào?
2 năm trước
CNBC đưa ra 5 biểu đồ thể hiện những vấn đề mà Đức đang phải đối mặt.
Nomura: Các NHTW châu Á sẽ giảm lãi suất sớm hơn Fed
Nomura: Các NHTW châu Á sẽ giảm lãi suất sớm hơn Fed
2 năm trước
Các chuyên gia tại Nomura dự báo NHTW ở châu Á có thể bắt đầu giảm lãi suất sớm hơn Fed.
Kinh tế Ấn Độ có thể vượt Mỹ sau 50 năm nữa
Kinh tế Ấn Độ có thể vượt Mỹ sau 50 năm nữa
2 năm trước
Goldman Sachs dự báo Ấn Độ sẽ là nền kinh tế lớn nhì thế giới năm 2075, vượt qua cả Đức, Nhật Bản và Mỹ.
Quan chức Fed: NHTW sẽ tăng lãi suất thêm 'vài lần' nữa cho đến khi đạt được mục tiêu
Quan chức Fed: NHTW sẽ tăng lãi suất thêm 'vài lần' nữa cho đến khi đạt được mục tiêu
2 năm trước
Mới đây, 3 quan chức Fed cho biết các nhà hoạch định chính sách sẽ cần tăng lãi suất mạnh hơn nữa trong năm nay để đưa lạm phát trở về mục tiêu của NHTW.
Các ngân hàng trung ương châu Á sắp nới lỏng khi phương Tây tăng cường chống lạm phát
Các ngân hàng trung ương châu Á sắp nới lỏng khi phương Tây tăng cường chống lạm phát
2 năm trước
(ĐTCK) Khi căng thẳng giữa Bắc Kinh và phương Tây gia tăng bởi những nỗ lực của Mỹ và các đồng minh nhằm giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc, một phiên bản "tách rời" đã sẵn sàng trong thế giới của các ngân hàng trung ương.
Quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới: Hãy chuẩn bị cho kịch bản chứng khoán giảm mạnh, suy thoái ập đến
Quỹ phòng hộ lớn nhất thế giới: Hãy chuẩn bị cho kịch bản chứng khoán giảm mạnh, suy thoái ập đến
2 năm trước
Giám đốc đầu tư của Bridgewater Associates cho rằng tăng trưởng kinh tế có thể tốt hơn kỳ vọng, song thị trường vẫn đang quá lạc quan.
Trung Quốc xây đập thủy điện ở
Trung Quốc xây đập thủy điện ở "lưng chừng trời", liên tục xô đổ những kỷ lục vô tiền khoáng hậu: Nằm ở độ cao 3.000m, riêng thân đập cần tới 43 triệu m3 vật chất để lấp đầy
2 năm trước
Những con số thống kê về siêu thuỷ điện Lưỡng Hà Khẩu của Trung Quốc sẽ khiến nhiều người đi từ kinh ngạc này đến ngỡ ngàng khác.
Giới chức Fed lên tiếng trước cuộc họp tháng 7: Ba người đòi tăng lãi suất, một người kêu gọi các đồng nghiệp 'kiên nhẫn'
Giới chức Fed lên tiếng trước cuộc họp tháng 7: Ba người đòi tăng lãi suất, một người kêu gọi các đồng nghiệp 'kiên nhẫn'
2 năm trước
Trong khi ít nhất ba quan chức thúc giục Fed tiếp tục tăng lãi suất, một người đã kêu gọi các đồng nghiệp tạm ngưng tại cuộc họp tháng 7.
Trung Quốc: Lạm phát giảm xuống mức 0 tạo đà cho những gói kích thích mới
Trung Quốc: Lạm phát giảm xuống mức 0 tạo đà cho những gói kích thích mới
2 năm trước
(ĐTCK) Lạm phát tiêu dùng giảm xuống 0 vào tháng 6 đã làm dấy lên lo ngại rằng Trung Quốc đang ở trước nguy cơ giảm phát và làm tăng thêm những lời kêu gọi các nhà chức trách sẽ tung ra một gói kích thích mạnh mẽ hơn để phục hồi kinh tế.
Foxconn rút khỏi dự án sản xuất chip 19,5 tỷ USD ở Ấn Độ
Foxconn rút khỏi dự án sản xuất chip 19,5 tỷ USD ở Ấn Độ
2 năm trước
Foxconn hôm 10/7 tuyên bố rút khỏi liên doanh sản xuất chất bán dẫn trị giá 19,5 tỷ USD với tập đoàn kim loại hóa dầu Vedanta của Ấn Độ.
Nhật Bản: Số vụ phá sản doanh nghiệp ở mức cao nhất trong vòng 5 năm
Nhật Bản: Số vụ phá sản doanh nghiệp ở mức cao nhất trong vòng 5 năm
2 năm trước
Theo Tokyo Shoko Research, các doanh nghiệp dịch vụ đứng đầu danh sách phá sản, sau đó là doanh nghiệp xây dựng. Đồng thời, Tokyo Shoko Research cũng cảnh báo số công ty phá sản có thể tiếp tục tăng.
Kinh tế Trung Quốc đối mặt 'bóng ma' giảm phát
Kinh tế Trung Quốc đối mặt 'bóng ma' giảm phát
2 năm trước
(KTSG Online) - Với chỉ số giá tiêu dùng giảm xuống còn 0% và chỉ số giá nhà sản xuất giảm mạnh hơn trong tháng 6, kinh tế Trung Quốc đang tiến đến bên bờ
Chủ Nhật, 20/04/2025
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 21/4: Giải ngân thăm dò tại những cổ phiếu đã điều chỉnhNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 21/4: Giải ngân thăm dò tại những cổ phiếu đã điều chỉnh
7 giờ trước
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/4: Tăng giảm đan xen quanh mốc 1.220 điểmGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/4: Tăng giảm đan xen quanh mốc 1.220 điểm
7 giờ trước
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ: Giá dầu sẽ còn xuống thấp hơn nữaBộ trưởng Năng lượng Mỹ: Giá dầu sẽ còn xuống thấp hơn nữa
7 giờ trước
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Máy bay Boeing bị Trung Quốc trả về MỹMáy bay Boeing bị Trung Quốc trả về Mỹ
7 giờ trước
Một chiếc Boeing 737 MAX đáng lẽ bàn giao cho hãng bay Trung Quốc đã quay về Mỹ hôm 20/4 trong bối cảnh căng thẳng thuế quan.
[Báo cáo] Thị trường gạo quý I/2025: Giá gạo vẫn ở mức thấp trong thời gian tới?[Báo cáo] Thị trường gạo quý I/2025: Giá gạo vẫn ở mức thấp trong thời gian tới?
8 giờ trước
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
Nhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản MỹNhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản Mỹ
10 giờ trước
Ngày 19/4, tờ Yomiuri (Nhật Bản) cho biết nước này đang cân nhắc mua thêm đậu tương và gạo của Mỹ, nhằm tăng vị thế trong đàm phán thuế.
Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắmGóc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắm
10 giờ trước
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?
11 giờ trước
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
ĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trườngĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trường
13 giờ trước
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Ruble tăng giá 40% so với USD năm nayRuble tăng giá 40% so với USD năm nay
13 giờ trước
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Giỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành côngGiỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành công
13 giờ trước
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cách Tập toàn Tuấn Ân chi tiền để trúng thầu tại EVN Bình ThuậnCách Tập toàn Tuấn Ân chi tiền để trúng thầu tại EVN Bình Thuận
15 giờ trước
Huỳnh Tuấn Ân, Chủ tịch Tập đoàn Tuấn Ân, bị cáo buộc chi tiền ngoài hợp đồng 5-6% cho Điện lực Bình Thuận, để được trúng 25 gói thầu cung cấp thiết bị.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.