Các đồng tiền châu Á suy yếu so với đô la do kinh tế Trung Quốc trì trệ
09:00 25/01/2024
Các loại tiền tệ trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã giảm xuống mức thấp nhất so với đồng bạc xanh trong các tháng qua. Nhiều nhà phân tích chỉ ra nguyên nhân chính là do nền kinh tế trì trệ ở Trung Quốc đã phủ bóng mờ lên các nước có quan hệ kinh tế và thương mại chặt chẽ với Bắc Kinh. Số khác thì cho rằng các đồng tiền châu Á sẽ tiếp tục xuống giá trong tương lai.
Đồng peso của Philippines, đồng rupiah của Indonesia và đồng ringgit của Malaysia nằm trong số những đồng tiền chạm mức thấp nhất trong ba tháng so với đồng đô la Mỹ hôm 24-1. Đồng baht Thái và đồng đô la Úc đang giao dịch quanh mức yếu nhất trong một đến hai tháng.
Các đồng tiền châu Á đã sụt giảm so với đồng đô la Mỹ kể từ cuối năm 2023, với đồng baht, đô la Úc và đô la New Zealand giảm khoảng 4% và đồng won Hàn Quốc giảm hơn 3%.
Trong khi đó, đồng euro đã mất giá khoảng 1,6% và bảng Anh mất 0,3%.
Hai nguyên nhân chính
Xu hướng này một phần bắt nguồn từ sự vững chắc của đồng đô la Mỹ kể từ đầu năm 2024. Thông thường, đồng đô la mạnh sẽ khiến các nền kinh tế mới nổi gặp khó khăn hơn trong việc thanh toán các khoản nợ bằng đô la, từ đó làm suy yếu đồng nội tệ.
Dữ liệu kinh tế quan trọng của Mỹ được công bố trong tháng này, chẳng hạn như chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 và số liệu doanh số bán lẻ, nêu bật sức mạnh của nền kinh tế Mỹ. Các nhà đầu tư đang tích cực gom đồng bạc xanh giữa lúc có nhiều đồn đoán rằng Quỹ Dự trữ liên bang (Fed) sẽ sớm cắt giảm lãi suất.
Sự trì trệ của nền kinh tế Trung Quốc là một yếu tố khác.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới có vẻ lấy lại sức vào đầu năm 2023, nhưng thực tế tình hình lại tệ hơn. Chỉ số quản lý mua hàng sản xuất (PMI) của Trung Quốc xuống còn 49 trong tháng 12 vừa rồi, tháng thứ ba xuống dưới ngưỡng 50. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cũng giảm trong ba tháng liên tiếp kể từ tháng 10.
Nhiều nước châu Á phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, nghĩa là sự sụt giảm của Trung Quốc có xu hướng thúc đẩy việc bán đồng nội tệ của những nền kinh tế này.
Toru Nishihama, nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Dai-ichi Life, nói: “Các ngành công nghiệp quan trọng nhất ở những quốc gia này để thu ngoại tệ phụ thuộc vào nền kinh tế Trung Quốc, từ than và quặng sắt ở Úc đến thiết bị điện tử ở Philippines và du lịch ở Thái Lan”.
Khoảng 30% hàng xuất khẩu của Úc và hơn 20% hàng xuất khẩu của Hàn Quốc và Indonesia có đích đến là Trung Quốc trong năm 2022, theo Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF). Do Trung Quốc nhận được tỷ trọng xuất khẩu của châu Á lớn hơn so với Mỹ hoặc các nền kinh tế lớn châu Âu nên sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc sẽ khiến nhiều nước bị lụy.
Các loại tiền tệ châu Á sụt giảm so với đô la Mỹ, lấy ngày 29-12-2023 làm cột mốc với chỉ số là 100. Nguồn: Nikkei Asia
Trông chờ tín hiệu của Fed
Những lo ngại về suy thoái toàn cầu đang khiến nhiều người nghiêng về giả thuyết cắt giảm lãi suất ở các nước châu Á.
Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc giữ lãi suất chính sách ở mức 3,5% trong tháng này trong cuộc họp thứ tám liên tiếp. Nhưng tài liệu quyết định chính sách tiền tệ mới nhất không đề cập đến sự cần thiết phải tăng lãi suất hơn nữa, không giống như những tháng trước.
Số việc làm ở Úc đã giảm vào tháng 12, lần đầu tiên sau năm tháng. Những người theo dõi thị trường ngày càng kỳ vọng lãi suất sẽ thấp hơn vào cuối năm nay.
Áp lực chính trị về việc cắt giảm lãi suất cũng đang gia tăng do tác động tiềm tàng của lãi suất cao hơn đối với hoạt động kinh tế. Tại Thái Lan, Thủ tướng Srettha Thavisin được cho là đã tạo sức ép với ngân hàng trung ương nhằm hạ lãi suất chính sách từ mức 2,5% hiện tại.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) hôm 24-1 công bố giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. Động thái này được xem là cách bơm thêm tiền vào lưu thông, thúc giục các ngân hàng cho vay nhiều hơn để vực dậy nền kinh tế.
Naoki Tsukioka tại Mizuho Research & Technologies cho biết: “PBoC có thể tiến hành hạ lãi suất chính sách một lần nữa trong khoảng thời gian từ nay đến tháng 3”.
Nếu châu Á cũng cắt giảm lãi suất trong bổi cảnh mọi người nhìn nhau hỏi là liệu Fed sẽ cắt giảm lãi suất và khi nào, thì các đồng tiền châu Á có thể suy yếu hơn nữa so với đồng đô la trong thời gian tới.
(KTSG Online) - Theo dự báo mới nhất của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), sản lượng điện hạt nhân toàn cầu sẽ đạt mức cao nhất mọi thời đại vào năm tới,
(KTSG Online) - Thiếu nhân tài, hạ tầng, vật liệu thô cũng như chuỗi cung ứng trong nước, Saudi Arabia xây dựng ngành công nghiệp xe điện với hành trình
(KTSG Online) - Không cảm nhận rõ ràng về vai trò, thiếu gắn kết với công việc và mức độ hài lòng thấp, những nhân viên bất mãn khiến các công ty Mỹ thiệt
(KTSG Online) – Liên minh châu Âu (EU) cần phải đầu tư khoảng 1,5 nghìn tỉ euro mỗi năm trong giai đoạn 2031-2050 để cắt giảm 90% lượng khí thải nhà kính
(KTSG Online) - Các chuỗi bánh lớn của Hàn Quốc đang mở rộng sự hiện diện tại thị trường Mỹ, với hàng trăm cửa hàng cung cấp đủ loại bánh mì, bánh ngọt và
(KTSG Online) – Nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc tăng vọt năm 2023, nhưng kéo theo sự suy giảm thị phần sầu riêng đáng kể của Thái Lan, từ mức gần như
(KTSG Online) - Với số thương vụ được đề xuất cao nhất kể từ năm 2010, “mua thôn tính” (MBO) có thể trở thành động lực giao dịch lớn nhất trên thị trường
(KTSG Online) - Tình hình hỗn loạn hàng hải ở Biển Đỏ, nơi phiến quân Houthi liên tục tấn công tàu thương mại, bắt đầu tác động đến triển vọng lợi nhuận
(KTSG Online) – Năng lượng sạch, hạ tầng, dịch vụ dược phẩm, công nghệ thông tin, tín dụng tư nhân nằm trong số những lĩnh vực mà các quỹ đầu tư lớn trên
(KTSG Online) – Ngày 23-1, Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho hay giới chức trách Trung Quốc đang xem xét gói biện pháp bình ổn thị trường chứng khoán,
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến các nhóm đua nhau giảm điểm, đã khiến VN-Index có thời điểm lùi về sát mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thị trường vẫn đón những "điểm nóng" ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Tập đoàn 911 đặt kế hoạch kinh doanh đi ngang trong năm 2025 giữa bối cảnh thị trường máy thi công suy yếu. Đáng chú ý, kế hoạch triển khai dịch vụ taxi điện từng gây sốt với 2.200 xe VinFast hiện đã biến mất khỏi tài liệu họp cổ đông.
(ĐTCK) Quy hoạch điện VIII điều chỉnh vừa được phê duyệt đặt mục tiêu cao cho năng lượng tái tạo, mở ra cơ hội lớn cho nhiều doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành điện, đặc biệt nhóm phát điện và thiết bị điện niêm yết trên sàn.
Ngân hàng Quốc Tế (VIB) và Công ty Cổ phần Chứng khoán KAFI (Kafi) đã hợp tác phát triển tính năng giao dịch chứng khoán trực tuyến trên ứng dụng ngân hàng số MyVIB, cung cấp giải pháp tài chính tối ưu cho khách hàng.
Thị trường chứng khoán thường nhạy cảm với những biến động về kinh tế, chính trị trên thế giới. Vừa qua, câu chuyện chiến tranh thương mại đã tác động mạnh lên nhiều thị trường, trong đó...
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng trên diện rộng, với tâm điểm là nhóm cổ phiếu chứng khoán, đã khiến thị trường đảo chiều giảm sau 2 phiên hồi phục nhẹ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.