Bi hài nhân viên tập đoàn Mỹ đến Trung Quốc rồi bị bỏ rơi: Công ty phá sản, nợ tiền nhà cung ứng, để mặc cấp dưới bị đe dọa tính mạng, tự mua vé bay về nước
13:00 13/01/2025
Việc hãng bán lẻ đồ tổ chức tiệc lớn nhất Mỹ phá sản đã để lại hàng loạt hệ lụy.
Cuối tháng 12/2024, hãng bán lẻ đồ tổ chức tiệc lớn nhất Mỹ Party City tuyên bố nộp đơn phá sản lần thứ 2 chỉ 3 tháng sau khi thoát khỏi tình cảnh này đã khiến nhiều người gây sốc.
Thế nhưng bên cạnh câu chuyện 700 cửa hàng trên toàn quốc của Party phải đóng cửa thì còn câu chuyện bi hài về những nhân viên được gửi sang Trung Quốc rồi bị bỏ rơi.
Xin được nhắc rằng vào lễ Halloween vừa qua, Party City vẫn còn tổ chức tiệc tùng hoành tráng vì thoát khỏi cảnh phá sản và chẳng ai nghĩ rằng công ty sẽ lại lâm vào tình thế vỡ nợ lần nữa.
Bỏ rơi
Sau Lễ Tạ ơn năm 2024, 6 thành viên nhóm phát triển sản phẩm và tìm nguồn cung ứng của Party City đã rời New Jersey để thực hiện chuyến đi thường niên đến Trung Quốc nhằm tìm kiếm các nhà máy sản xuất mọi thứ cho hãng với giá rẻ.
Mọi năm, chuyến đi này sẽ kéo dài khoảng 12 ngày để các nhân viên tìm nguồn cung ứng và thỏa thuận giá cả hợp lý. Thế nhưng năm nay, chuyến đi chỉ kéo dài 2 ngày.
Tồi tệ hơn, ban quản lý Party City đã thông báo nhóm 6 người này rời Trung Quốc nhanh nhất có thể trong bối cảnh hãng vẫn nợ tiền hàng cho nhà cung ứng. Các quản lý cho biết công ty sẽ phá sản trong vài tuần nữa và sẽ thanh lý toàn bộ hoạt động kinh doanh.
"Hãy thoải mái thay đổi chuyến bay khứ hồi của mọi người tùy vào thời điểm thuận tiện cho mọi người", email thông báo của ban quản lý Party City khiến toàn bộ nhóm 6 thành viên bất ngờ.
Điều đáng nói ở đây là CEO Barry Litwin mới tiếp quản vào tháng 8/2024 không hề để lộ việc họ sẽ đóng cửa. Ngay cả khi nhóm 6 người chuẩn bị đến Trung Quốc, dù nhiều lần được hỏi liệu có an toàn khi đến đây công tác trong bối cảnh thanh toán trễ và nợ tiền nhà cung ứng hay không thì CEO Litwin vẫn giữ kín thông tin, đồng thời liên tục khẳng định chuyến đi là "an toàn".
Trong vòng chưa đầy 16 tháng, Party City đã 3 lần nợ tiền các nhà cung ứng của mình và điều này có thể khiến 6 nhân viên trên hứng chịu sự chỉ trích và thậm chí là phẫn nộ của các nhà máy tại Trung Quốc. Việc không trả tiền cho các nhà cung ứng này đồng nghĩa họ cũng sẽ không đủ vốn quay vòng thanh toán lương cho lao động.
Hệ quả của hành động "bỏ rơi" nhân viên này được mô tả là thật đáng sợ khi nhóm 6 người phải đối mặt với cơn giận dữ của các nhà cung ứng đang nợ lương nhân viên.
"Chúng tôi đã cung cấp cho các bạn tất cả đơn hàng đúng hạn...nhưng 50% khoản thanh toán trước là không đủ cho ngay cả chi phí nguyên liệu thô", một nhà cung ứng bức xúc gửi email cho Party City vào tháng 9/2024.
Thậm chí một số nhà cung ứng khác vào tháng 11/2024 đã yêu cầu Party bồi thường cho hàng hóa mà họ đã cung ứng nhưng không được thanh toán đúng hẹn.
Chính sự giận dữ này khiến nhóm nhân viên được cử đến Trung Quốc cực kỳ lo lắng do bị đưa vào tình thế nguy hiểm
"Điều này thật đáng xấu hổ. Không biết phải nói thế nào nữa. Tôi không thể ngồi yên và nói rằng điều này ổn. Thật đáng sợ. Chúng tôi đã rời bỏ gia đình để đến công ty này và các bạn đã gửi chúng tôi đến đó rồi bỏ mặc chúng tôi", một nhân viên trong đoàn đến Trung Quốc tức giận nói.
Ngay cả các đối tác Trung Quốc của Party City cũng khuyên nhóm người Mỹ rời đi trong tình cảnh đó.
"Một trong những đại lý của chúng tôi ở Trung Quốc đã đề nghị chúng tôi rời đi ngay lập tức. Ông ấy nói rằng: 'Tôi nghĩ các anh nên rời khỏi đất nước này và không ở lại thêm một đêm nào nữa. Nghe có vẻ không ổn. Rủi ro lắm'", một nhân viên trong đoàn nhớ lại.
Phía Party City được cho là đã bỏ rơi hoàn toàn nhóm nhân viên khi chẳng hỗ trợ vé máy bay hay hướng dẫn gì thêm sau dòng thông báo ngắn gọn.
Dù đã được công ty thanh toán tiền vé sau khi nhận được đơn khiếu nại, nhưng động thái này khiến toàn bộ nhóm thành viên phải thất vọng.
"Chúng tôi hiểu rằng các lãnh đạo không thể cung cấp thông tin chi tiết nhưng ít nhất cần cho chúng tôi một thông điệp rõ ràng. Chúng tôi không thể nói với các nhà cung cấp rằng công ty yêu cầu mọi người trở về Mỹ vì sắp phá sản được", một nhân viên trong đoàn cho biết.
Tình hình của nhóm nhân viên khi chờ chuyến bay về nhà được mô tả là đầy nước mắt lẫn sợ hãi khi rất nhiều đối tác làm ăn của họ bị đe dọa tính mạng sau khi Party City nợ tiền không thanh toán. Áp lực lên nhóm là cực kỳ lớn vì nợ tiền và nhóm đối tác của Party City thậm chí đã lo lắng rằng các nhân viên Mỹ không thể bắt chuyến bay về nhà.
Bữa tiệc tàn
Ngoài nhóm đi công tác tại Trung Quốc, những nhân viên văn phòng của Party City cũng được thông báo làm việc tại nhà vì "sự an toàn của họ".
Một nhân viên không tham gia chuyến công tác Trung Quốc đã mô tả tình hình trong văn phòng là "hỗn loạn" sau khi họ nhận được email. Cửa trước của văn phòng đã bị khóa và nhân viên không nhận được thêm thông tin chi tiết nào.
"Mọi thứ như một cái tát vào tất cả mọi người, không công ty nào có thể đối xử với nhân viên của mình như vậy", một người nói với CNN.
Hầu hết trong số 12.000 nhân viên của công ty làm việc tại các cửa hàng sẽ bị sa thải sau khi đợt thanh lý tài sản kết thúc vào cuối tháng 2/2025.
Hiện Party City đang phải đối mặt với vụ kiện tập thể được đệ trình tại Texas thay mặt cho các nhân viên New Jersey vì vi phạm Đạo luật WARN khi nhân viên không được thông báo về việc chấm dứt hợp đồng và họ không được trả lương sau ngày chấm dứt hợp đồng theo luật định.
Lisa Kim từng dành tới 14 giờ để vẽ một bộ móng với thiết kế 3D phức tạp với chi phí 1.800 USD; mỗi mẫu đều là duy nhất, được nghĩ ra tại chỗ khi trao đổi với khách.
Nạn nhân sau đó đã phải khâu 12 mũi. Theo Bangkok Post, vụ việc diễn ra tại khu vực Silom ở thủ đô Bangkok vào sáng ngày 11/1. Báo cáo ban đầu cho biết một nhóm người bao gồm 3 đàn ông và một phụ nữ...
Cuộc khủng hoảng bất động sản bắt đầu từ năm 2021 đã tạo ra hàng chục triệu căn hộ trống và gây áp lực lớn lên tình hình tài chính của các chính quyền địa phương Trung Quốc.
Tòa ghi nhận bà Trương Mỹ Lan có khả năng khắc phục thiệt hại rất lớn, có thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ... nên đã giảm án tù chung thân để thể hiện tính nhân văn.
(ĐTCK) Bức tranh kinh doanh quý I của ngành chứng khoán đã dần lộ diện toàn cảnh. Trong đó, các công ty chứng khoán nhỏ suy giảm lợi nhuận còn các công ty chứng khoán lớn vẫn giữ vững và duy trì đà...
Ước tính theo thị giá cổ phiếu trên thị trường, MB dự kiến chi ra hơn 2.300 tỷ đồng để mua lại 100 triệu cổ phiếu nhằm bảo vệ lợi ích cho cổ đông trước biến động của thị trường chứng khoán.
Trong tuần 14/4-18/4, Ngân hàng Nhà nước đã hút khỏi hệ thống 8.356 tỷ đồng trên thị trường liên ngân hàng khi lượng lớn các khoản cho vay cầm cố giấy tờ có giá đáo hạn.
Nhật Bản, Hàn Quốc cùng một số nền kinh tế lớn khác tại châu Á đang cố gắng tham gia sâu hơn vào dự án khí đốt khổng lồ tại Alaska để đổi lấy việc Tổng thống Donald Trump hạ bớt thuế quan đối ứng.
Chiến tranh thương mại và công nghệ sạch thoái trào đang đe dọa các nhà sản xuất Mỹ nhưng lại mang lại thêm cơ hội cho Bắc Kinh, Financial Times đưa tin.
Sau đợt chào bán thêm cổ phiếu, tỷ lệ sở hữu của cả ba cổ đông lớn nhất của PGBank đã giảm từ 40% về còn 33,6%.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.