• CIM 11.32 0.08(0.75%)
  • BTC 85156.05 79.04(0.09%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)
  • CIM 11.32 0.08(0.75%)
  • BTC 85156.05 79.04(0.09%)
  • GOLD 3326.830 13.200(0.4%)
  • WTI 63.68 1.77(2.87%)
  • EUR/USD 1.13893 0.00282(0.25%)
  • EUR/GBP 0.85642 0.00080(0.09%)
  • USD/CHF 0.81548 0.00343(0.42%)
  • USD/JPY 142.108 0.312(0.22%)
  • USD/CAD 1.38405 0.00084(0.06%)
  • GBP/USD 1.32909 0.00266(0.20%)
  • CAD/CHF 0.58928 0.00261(0.44%)
  • AUD/USD 0.63725 0.00182(0.28%)
  • NZD/USD 0.59275 0.00435(0.73%)

ADB: Vì sao lạm phát giảm sâu nhưng các ngân hàng trung ương vẫn 'giữ phanh'?

08:29 10/04/2025

Lạm phát hạ nhiệt, kỳ vọng lãi suất giảm dâng cao. Nhưng theo ADB, “cuộc chơi tiền tệ” tại châu Á – Thái Bình Dương vẫn chưa thể bắt đầu sớm như nhiều người tưởng.

Báo cáo Asian Development Outlook – April 2025 của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vẽ nên bức tranh trái chiều về kinh tế vĩ mô khu vực châu Á – Thái Bình Dương: trong khi lạm phát đang dần lùi xa, thì chính sách tiền tệ lại chưa thể nới lỏng. “Việc nới lỏng chính sách tiền tệ cần được thực hiện từ từ và có kiểm soát” – ADB khuyến nghị.

Trái ngược với kỳ vọng của thị trường tài chính, ADB cho rằng các ngân hàng trung ương khu vực vẫn cần giữ nguyên “phanh tiền tệ” để tránh rủi ro lan rộng trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động. Những rủi ro từ thuế quan Mỹ, bất ổn địa chính trị và thị trường bất động sản Trung Quốc khiến không gian chính sách trở nên mong manh hơn bao giờ hết.

Lạm phát giảm mạnh, nhưng chưa đủ để cắt giảm lãi suất sớm

Theo báo cáo của ADB, tốc độ tăng giá tiêu dùng trung bình tại khu vực châu Á đang giảm nhanh: từ 3,3% năm 2023 xuống 2,6% năm 2024, tiếp tục giảm còn 2,3% trong năm 2025 và 2,2% vào năm 2026.

Xu hướng giảm này diễn ra trên diện rộng, nhờ giá năng lượng và lương thực toàn cầu hạ nhiệt, cũng như độ trễ của các chính sách tiền tệ thắt chặt trong giai đoạn 2022–2023. Tại các nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam, lạm phát hiện đã thấp hơn mức trung bình tiền đại dịch, cho phép các ngân hàng trung ương có điều kiện để nới lỏng chính sách.

ADB: Vì sao lạm phát giảm sâu nhưng các ngân hàng trung ương vẫn giữ phanh?

Cơ cấu đóng góp vào lạm phát tại châu Á đang phát triển (không bao gồm Trung Quốc), giai đoạn 2022–2025. Nguồn: Tính toán của chuyên gia ADB từ dữ liệu Haver Analytics, CEIC Data Company.

Tuy nhiên, ADB nhấn mạnh rằng: “Chính sách tiền tệ sẽ được nới lỏng, nhưng với tốc độ chậm hơn dự kiến ban đầu”. Dù lạm phát đã hạ nhiệt, nhưng lạm phát lõi – vốn phản ánh áp lực giá cả cơ bản – vẫn ở mức gần 2% trong quý I/2025, đặc biệt tại các nền kinh tế công nghệ cao như Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan (Trung Quốc).

Điều này phản ánh sức cầu nội địa vẫn mạnh và các yếu tố chi phí vẫn chưa hoàn toàn tiêu biến, buộc các ngân hàng trung ương phải duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn.

ADB: Vì sao lạm phát giảm sâu nhưng các ngân hàng trung ương vẫn giữ phanh?

Chênh lệch giữa lạm phát thực tế và mục tiêu của ngân hàng trung ương tại một số quốc gia châu Á, tính đến tháng 2/2025. Nguồn: CEIC Data Company; trích từ Báo cáo Asian Development Outlook – April 2025, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Không chỉ vậy, sự khác biệt về chính sách giữa Mỹ và châu Á khiến việc điều chỉnh lãi suất trở nên nhạy cảm hơn. “Kỳ vọng lãi suất cao kéo dài tại Mỹ đang khiến nhiều ngân hàng trung ương ở châu Á phải thận trọng để tránh chênh lệch lãi suất quá lớn gây bất ổn tỷ giá”, theo ADB.

Mức lãi suất chính sách tại nhiều nước dự kiến sẽ chỉ giảm nhẹ vào cuối năm 2025, chẳng hạn Indonesia và Philippines vẫn duy trì mức 6,0–6,5%, Ấn Độ ở khoảng 6,25%.

ADB: Vì sao lạm phát giảm sâu nhưng các ngân hàng trung ương vẫn giữ phanh?

Dự báo lãi suất điều hành đến cuối năm 2025 tại một số nền kinh tế châu Á. Nguồn: Focus Economics, CEIC Data Company; trích từ Báo cáo Asian Development Outlook – April 2025, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Bẫy tài khóa và nợ công: rào cản gián tiếp với nới lỏng tiền tệ

Một trong những yếu tố khiến các ngân hàng trung ương dè dặt trong việc giảm lãi suất là tình trạng “bẫy tài khóa”. Theo ADB, nhiều quốc gia như Sri Lanka, Pakistan, Maldives và Ấn Độ đang chi trả lãi nợ công rất lớn – dao động từ 5% đến gần 9% GDP trong năm 2024.

Đây là mức cao vượt trội so với ngưỡng bền vững tài khóa thông thường (khoảng 3% GDP), khiến áp lực tài khóa không còn đủ chỗ để gánh đỡ nền kinh tế nếu có cú sốc xảy ra.

ADB: Vì sao lạm phát giảm sâu nhưng các ngân hàng trung ương vẫn giữ phanh?

Áp lực từ chi phí lãi vay đối với cân đối tài khóa tại các nền kinh tế châu Á, năm 2024. Nguồn: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), cơ sở dữ liệu Asian Sovereign Debt Monitor.

Cán cân ngân sách của các nước này cũng đang âm sâu, từ –5% đến –15% GDP, dẫn tới việc các chính phủ không thể triển khai các gói kích thích tài khóa mạnh mẽ để hỗ trợ tăng trưởng. Trong hoàn cảnh đó, gánh nặng ổn định vĩ mô bị dồn sang vai trò của chính sách tiền tệ. “Nếu các nước giảm lãi suất quá sớm, hệ quả có thể là mất ổn định tỷ giá, cán cân thanh toán xấu đi và rủi ro khủng hoảng thanh khoản trở nên hiện hữu”, ADB cảnh báo.

Bên cạnh đó, giá lương thực vẫn là yếu tố nhạy cảm nhất ảnh hưởng đến cảm nhận của người dân về lạm phát. Trong báo cáo, ADB chỉ rõ: “Tại một số quốc gia như Ấn Độ, Bangladesh, giá lương thực năm 2024 vẫn tăng hơn 9% so với cùng kỳ”. Những rủi ro không thể kiểm soát như thời tiết cực đoan, gián đoạn chuỗi cung ứng hay xung đột địa chính trị có thể đẩy giá thực phẩm tăng vọt trở lại, bóp nghẹt mọi nỗ lực giảm lãi suất.

Đáng chú ý, nhiều đồng nội tệ trong khu vực đã suy yếu kể từ tháng 10/2024 và đặc biệt sau ngày 2/4/2025 – thời điểm Mỹ công bố loạt thuế quan mới. Điều này càng củng cố lập luận rằng nếu nới lỏng chính sách tiền tệ quá nhanh, dòng vốn đầu tư gián tiếp có thể tiếp tục rút ròng, gây áp lực lên tỷ giá và dự trữ ngoại hối.

Thuế quan Mỹ và bất ổn toàn cầu: 'liều thuốc thử' cho chính sách tiền tệ

Một trong những yếu tố rủi ro lớn nhất hiện nay, theo ADB, là cú sốc thuế quan do Mỹ áp lên hàng hóa nhập khẩu từ châu Á. “Nếu toàn bộ các biện pháp thuế được thực thi đầy đủ từ ngày 2/4, các nền kinh tế châu Á đang phát triển sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu của Mỹ lên tới gần 50%”, ADB cảnh báo. Cụ thể, Việt Nam có thể phải chịu mức thuế sau điều chỉnh khoảng 46% – một trong những mức cao nhất trong khu vực.

ADB: Vì sao lạm phát giảm sâu nhưng các ngân hàng trung ương vẫn giữ phanh?

Tác động tiềm tàng từ mức thuế bổ sung của Mỹ ngày 2/4/2025 đối với các nền kinh tế châu Á đang phát triển. Nguồn: Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), trích từ Asian Development Outlook – April 2025.

Không chỉ ảnh hưởng tới xuất khẩu, các mức thuế này còn tác động mạnh đến triển vọng tăng trưởng và chính sách tiền tệ. Theo ADB: “Việc Mỹ tăng thuế có thể gây áp lực lớn lên hoạt động xuất khẩu, từ đó làm suy giảm niềm tin doanh nghiệp và tăng rủi ro thị trường tài chính”. Thị trường chứng khoán khu vực đã giảm điểm mạnh từ đầu tháng 4/2025, trong khi dòng vốn đầu tư gián tiếp bị rút ròng liên tục kể từ tháng 10/2024.

Ngoài ra, các nước như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia hay Philippines đều đang ngày càng phụ thuộc vào nhu cầu tiêu dùng của Mỹ – đặc biệt là đối với các mặt hàng điện tử, công nghệ cao và dệt may. “Điều này làm gia tăng tính dễ tổn thương của khu vực trước bất kỳ cú sốc nào đến từ kinh tế Mỹ”, ADB nhấn mạnh. Tình trạng “chính sách bất định” (policy uncertainty) từ chính quyền mới của Mỹ cũng khiến các doanh nghiệp trong khu vực dè dặt hơn trong kế hoạch đầu tư – làm giảm hiệu quả của chính sách nới lỏng tiền tệ nếu được triển khai.

Tóm lại, dù nền tảng kinh tế vĩ mô tại châu Á – Thái Bình Dương vẫn khá vững, nhưng các ngân hàng trung ương vẫn chưa thể “nhả phanh” chính sách tiền tệ. “Việc nới lỏng cần được tiến hành một cách thận trọng, từng bước và có kiểm soát – đó là cách duy nhất để khu vực vững vàng vượt qua cơn sóng dữ”, ADB kết luận trong báo cáo.

>> Chuyên gia Kinh tế trưởng ADB: Đầu tư công sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng của Việt Nam năm 2025

'Nhà hiền triết xứ Omaha' sẵn tiền mặt khủng, chờ gom hàng giá hời
'Nhà hiền triết xứ Omaha' sẵn tiền mặt khủng, chờ gom hàng giá hời
1 tuần trước
Được ví như bậc thầy đầu tư, Warren Buffett là tỷ phú vẫn có thêm hàng tỷ USD trong lúc thị trường chứng khoán hoảng loạn.
Nga muốn nối lại đường bay thẳng đến Mỹ
Nga muốn nối lại đường bay thẳng đến Mỹ
1 tuần trước
Nga sẽ nêu vấn đề nối lại các chuyến bay thẳng với Mỹ trong cuộc đàm phán song phương ngày 10/4 tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Đại sứ Nga tại Mỹ Alexander Darchiev cho biết.
Ảnh hiếm cuối thời Thanh: Từ Hi thái hậu nhiệt tình trong việc này, Lý Liên Anh dùng sào tre chống thuyền
Ảnh hiếm cuối thời Thanh: Từ Hi thái hậu nhiệt tình trong việc này, Lý Liên Anh dùng sào tre chống thuyền
2 tuần trước
Những bức ảnh cũ hiếm hoi về cuối thời nhà Thanh hé lộ nhiều điều thú vị về cuộc sống của các nhân vật lịch sử, từ hoàng tộc đến các quan lại.
Bill Gates cay đắng thừa nhận 2 sai lầm khi điều hành Microsoft, khuyên chân tình: 'Thông minh không phải là tất cả'
Bill Gates cay đắng thừa nhận 2 sai lầm khi điều hành Microsoft, khuyên chân tình: 'Thông minh không phải là tất cả'
2 tuần trước
Trong dịp kỷ niệm sinh nhật thứ 50 của Microsoft, tỷ phú Bill Gates đã chia sẻ những điều mà ông ước bản thân biết sớm hơn.
Tài chính toàn cầu khởi sắc khi Mỹ hoãn áp thuế
Tài chính toàn cầu khởi sắc khi Mỹ hoãn áp thuế
2 tuần trước
Giá vàng tăng mạnh nhất 18 tháng, Bitcoin thêm 8%, trong khi chứng khoán Nhật Bản lên gần 9% ngay đầu phiên.
Goldman Sachs: Giá dầu có thể giảm xuống dưới 40 USD/thùng trong trường hợp xấu nhất
Goldman Sachs: Giá dầu có thể giảm xuống dưới 40 USD/thùng trong trường hợp xấu nhất
2 tuần trước
(ĐTCK) Theo các nhà phân tích của Goldman Sachs, giá dầu có thể giảm xuống dưới 40 USD/thùng trong trường hợp xấu nhất.
Chuyên gia chỉ ra thời điểm vàng để nhà đầu tư dài hạn bắt đầu 'bắt đáy'
Chuyên gia chỉ ra thời điểm vàng để nhà đầu tư dài hạn bắt đầu 'bắt đáy'
2 tuần trước
Thị trường chao đảo giữa loạt tín hiệu suy thoái, nhưng với nhiều nhà đầu tư, vùng 5.000 điểm của S&P 500 lại mở ra cơ hội xuống tiền.
Ông Friedrich Merz được đề cử làm Thủ tướng Đức
Ông Friedrich Merz được đề cử làm Thủ tướng Đức
2 tuần trước
Chiều 9/4, tại cuộc họp báo công bố thỏa thuận thành lập chính phủ, Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) và đảng Dân chủ Xã hội (SPD) đã thống nhất về việc chia các bộ trong nội các, trong đó đề cử ông Friedrich Merz làm Thủ tướng chính phủ.
Trump khuyên mua vào, nhà đầu tư làm theo đã lãi khủng
Trump khuyên mua vào, nhà đầu tư làm theo đã lãi khủng
2 tuần trước
Những nhà đầu tư hành động theo lời khuyên thẳng thừng của Tổng thống Donald Trump vào sáng thứ Tư đã được đền đáp xứng đáng chỉ vài giờ sau đó, khi ông tuyên bố rút lại một số thuế quan đã từng làm chao đảo thị trường.
Toàn cảnh động thái hoãn áp thuế của Tổng thống Trump và kịch bản 90 ngày tới
Toàn cảnh động thái hoãn áp thuế của Tổng thống Trump và kịch bản 90 ngày tới
2 tuần trước
Trong nhiều tuần liền, Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra hàng loạt tuyên bố, động thái để tiến hành kế hoạch áp thuế quan ở mức cao, bất chấp những cảnh báo rằng chính sách này có thể gây ra...
Bộ trưởng Tài chính Mỹ gợi ý 'chìa khóa' để đàm phán hòa giải căng thẳng với Trung Quốc
Bộ trưởng Tài chính Mỹ gợi ý 'chìa khóa' để đàm phán hòa giải căng thẳng với Trung Quốc
2 tuần trước
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent chỉ trích Trung Quốc là bên 'vi phạm nghiêm trọng' trong thương mại quốc tế, đồng thời kêu gọi Bắc Kinh thể hiện thiện chí đàm phán bằng hành động cụ thể đối với vấn đề fentanyl.
Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng
Việt Nam, Hoa Kỳ thống nhất khởi động đàm phán thỏa thuận thương mại đối ứng
2 tuần trước
Chiều 09/4 (giờ địa phương), trong khuôn khổ chuyến thăm Hoa Kỳ với tư cách là Đặc phái viên của Tổng Bí thư Tô Lâm để trao đổi về các vấn đề kinh tế - thương mại song phương, Phó Thủ tướng...
Thứ Hai, 21/04/2025
08:00
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế:
Dự báo: 3.60%
Trước đó: 3.60%
3.60%
3.60%
08:15
   
ChinaCNYChina
   
Thực tế:
Dự báo: 3.10%
Trước đó: 3.10%
3.10%
3.10%
14:00
   
SwitzerlandCHFSwitzerland
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1,158,350.0B
1,158,350.0B
17:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
19:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.013%
2.013%
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.192%
2.192%
20:00
   
FranceEURFrance
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 2.101%
2.101%
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế:
Dự báo: -0.5%
Trước đó: -0.3%
-0.5%
-0.3%
Giá vàng được kỳ vọng tiếp tục tăngGiá vàng được kỳ vọng tiếp tục tăng
4 giờ trước
Bất ổn vĩ mô, biến động trên thị trường chứng khoán và nhu cầu mua trú ẩn vẫn sẽ là lực đẩy chính cho kim loại quý tuần này.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 21/4: Giải ngân thăm dò tại những cổ phiếu đã điều chỉnhNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 21/4: Giải ngân thăm dò tại những cổ phiếu đã điều chỉnh
11 giờ trước
(ĐTCK) Với việc hình thành mẫu nến không mấy khả quan trên cả khung đồ thị ngày và tuần, nhịp hồi phục đang chững lại và thế giằng co phân hóa dần chiếm thế chủ đạo nhiều hơn.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/4: Tăng giảm đan xen quanh mốc 1.220 điểmGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 21/4: Tăng giảm đan xen quanh mốc 1.220 điểm
11 giờ trước
(ĐTCK) Hai chỉ báo MACD, RSI không có tín hiệu hình thành phân kỳ âm và đường +/-DI cùng ở trên mốc 25 nên nhìn chung thị trường vẫn đang trong nhịp tìm điểm cân bằng và kỳ vọng sẽ sớm củng cố động lực trong ngắn hạn.
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ: Giá dầu sẽ còn xuống thấp hơn nữaBộ trưởng Năng lượng Mỹ: Giá dầu sẽ còn xuống thấp hơn nữa
11 giờ trước
Bộ trưởng Năng lượng Mỹ Chris Wright tuyên bố, trong nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump giá năng lượng sẽ thấp hơn so với nhiệm kỳ trước, Bloomberg đưa tin.
Máy bay Boeing bị Trung Quốc trả về MỹMáy bay Boeing bị Trung Quốc trả về Mỹ
11 giờ trước
Một chiếc Boeing 737 MAX đáng lẽ bàn giao cho hãng bay Trung Quốc đã quay về Mỹ hôm 20/4 trong bối cảnh căng thẳng thuế quan.
[Báo cáo] Thị trường gạo quý I/2025: Giá gạo vẫn ở mức thấp trong thời gian tới?[Báo cáo] Thị trường gạo quý I/2025: Giá gạo vẫn ở mức thấp trong thời gian tới?
12 giờ trước
Trong bối cảnh Ấn Độ đang đẩy mạnh xuất khẩu gạo ra thế giới do lượng tồn kho cao kỷ lục, giá gạo toàn cầu có khả năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức thấp trong thời gian tới.
Nhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản MỹNhật Bản cân nhắc mua thêm nông sản Mỹ
14 giờ trước
Ngày 19/4, tờ Yomiuri (Nhật Bản) cho biết nước này đang cân nhắc mua thêm đậu tương và gạo của Mỹ, nhằm tăng vị thế trong đàm phán thuế.
Góc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắmGóc nhìn chuyên gia chứng khoán tuần mới: Những nhóm cổ phiếu đáng lọt vào tầm ngắm
15 giờ trước
(ĐTCK) Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều yếu tố bất định, các chuyên gia sẽ đưa ra lời khuyên về việc duy trì tỷ lệ cổ phiếu/tiền mặt và những nhóm cổ phiếu có triển vọng lọt vào tầm ngắm.
Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?Apple, Tesla, Nike đối mặt cơn giận dữ từ Bắc Kinh: Mỹ tự tay phá hủy di sản kinh tế 50 năm tại Trung Quốc?
15 giờ trước
Từ Apple, Nike đến Tesla, các doanh nghiệp Mỹ đang quay cuồng giữa vòng xoáy thuế quan.
ĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trườngĐHĐCĐ Chứng khoán BSC: Chuẩn bị cho vận hành KRX và kỳ vọng nâng hạng thị trường
17 giờ trước
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC – mã: BSI) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm nay với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 560 tỷ đồng, tăng...
Ruble tăng giá 40% so với USD năm nayRuble tăng giá 40% so với USD năm nay
17 giờ trước
Kỳ vọng căng thẳng Nga - Mỹ hạ nhiệt giúp đồng ruble liên tiếp mạnh lên so với đôla Mỹ kể từ đầu năm.
Giỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành côngGiỏi thôi là chưa đủ, Warren Buffett và Bill Gates còn cần một yếu tố khác để thành công
18 giờ trước
Warren Buffett, Bill Gates, Jeff Bezos hay Mark Cuban là những biểu tượng thành công được đông đảo người ngưỡng mộ. Chính những tỷ phú này cũng thừa nhận may mắn là yếu tố âm thầm nhưng quyết định,...
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.