• CIM 11.49 0.01(0.1%)
  • BTC 93372.14 70.85(0.08%)
  • GOLD 3306.100 18.480(0.56%)
  • WTI 62.25 0.02(0.03%)
  • EUR/USD 1.13399 0.00272(0.24%)
  • EUR/GBP 0.85454 0.00103(0.12%)
  • USD/CHF 0.82847 0.00215(0.26%)
  • USD/JPY 143.005 0.390(0.27%)
  • USD/CAD 1.38764 0.00000(0.00%)
  • GBP/USD 1.32689 0.00199(0.15%)
  • CAD/CHF 0.59684 0.00155(0.26%)
  • AUD/USD 0.63652 0.00070(0.11%)
  • NZD/USD 0.59506 0.00071(0.12%)
  • CIM 11.49 0.01(0.1%)
  • BTC 93372.14 70.85(0.08%)
  • GOLD 3306.100 18.480(0.56%)
  • WTI 62.25 0.02(0.03%)
  • EUR/USD 1.13399 0.00272(0.24%)
  • EUR/GBP 0.85454 0.00103(0.12%)
  • USD/CHF 0.82847 0.00215(0.26%)
  • USD/JPY 143.005 0.390(0.27%)
  • USD/CAD 1.38764 0.00000(0.00%)
  • GBP/USD 1.32689 0.00199(0.15%)
  • CAD/CHF 0.59684 0.00155(0.26%)
  • AUD/USD 0.63652 0.00070(0.11%)
  • NZD/USD 0.59506 0.00071(0.12%)

Vùng Vịnh liệu có là vịnh tránh bão năng lượng cho châu Âu?

18:52 06/10/2022

Trong nỗ lực thoát khỏi sự phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga, các nước châu Âu đang hướng nhiều hơn tới các quốc gia Vùng Vịnh. Khu vực này liệu có trở thành “vịnh tránh bão”, giúp châu Âu vượt qua cơn bão năng lượng một cách an toàn?

Vùng Vịnh liệu có là vịnh tránh bão năng lượng cho châu Âu?

Châu Âu thúc đẩy các thỏa thuận nhập khẩu LNG

Các nền kinh tế Liên minh châu Âu (EU), dẫn đầu là Đức, đang đẩy nhanh các nỗ lực đảm bảo nguồn cung khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ các quốc gia Vùng Vịnh, với hy vọng sớm thay thế nguồn cung khí đốt bị mất từ Nga. Hàng loạt thỏa thuận cụ thể đã và đang được triển khai, nhằm cụ thể hóa hai sáng kiến lớn được Chính phủ Đức đưa ra sau khi áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành công nghiệp năng lượng Nga.

Sáng kiến đầu tiên là tập trung tăng cường các cơ chế phân phối khí đốt vào châu Âu, với việc Đức tuyên bố ý định hợp tác năng lượng với Qatar – nhà xuất khẩu LNG hàng đầu thế giới, từ hồi tháng 5 nhằm tăng cường cung cấp LNG vào Đức thông qua các tuyến nhập khẩu hiện tại. Các tuyến nhập khẩu này sẽ được tăng cường bởi những hệ thống cơ sở hạ tầng mới, bao gồm bốn cơ sở nhập khẩu LNG nổi trên bờ biển phía Bắc và hai trạm thường trực trên bờ đang được phát triển.

Theo Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Qatar, Sheikh Mohammed bin Abdulrahman Al Thani, nước này đang đàm phán với một số doanh nghiệp Đức về các hợp đồng cung cấp LNG mới.

Ngoài Qatar, châu Âu cũng hướng tới những nhà cung cấp tiềm năng khác tại Vùng Vịnh. Sau chuyến thăm của Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck tới Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), hai bên đã ký kết thỏa thuận về an ninh năng lượng và công nghiệp. Trong đó, Công ty Dầu khí Quốc gia Abu Dhabi (ADNOC) sẽ cung cấp cho Công ty RWE của Đức một lô hàng LNG vào cuối năm nay và thêm nhiều lô hàng khác vào năm tới. Một nền kinh tế lớn khác là Pháp cũng đã ký kết thành công thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện trong lĩnh vực năng lượng với UAE, nhằm tập trung vào việc đảm bảo cung cấp năng lượng cho Pháp trong tương lai.

Với Ảrập Saudi – từ chỗ lạnh nhạt sau vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi hồi năm 2018, châu Âu giờ đây đã trở nên thân thiện hơn. Trong chuyến công du mới đây tới các nước Vùng Vịnh, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã nỗ lực thúc đẩy quan hệ trong lĩnh vực năng lượng với Arab Saudi. Các nguồn tin Chính phủ Đức cho biết. Trước đó, hôm 28-7, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chào đón Thái tử Ảrập Saudi Mohammed bin Salman tại Điện Elysee trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới một nước thành viên EU. Nguồn cung năng lượng và vấn đề hạt nhân Iran là những chủ đề được hai bên trao đổi trong cuộc thảo luận.

“Sẽ có ít sự chú ý tới vấn đề nhân quyền hơn trong quan hệ giữa châu Âu và các quốc gia xuất khẩu năng lượng tại Vùng Vịnh”, ông Eckhart Woertz, Giám đốc Viện nghiên cứu Trung Đông GIGA đánh giá “cuộc xung đột Ukraine đã làm thay đổi thứ tự của những ưu tiên này”.

Nỗ lực hợp tác để tăng cường sản lượng LNG

Sáng kiến thứ hai là tăng cường sản xuất khí đốt ở Qatar để cung cấp cho châu Âu, cũng đã được cụ thể hóa bằng lễ ký kết các thỏa thuận đối tác riêng biệt giữa Qatar với tập đoàn TotalEnergies của Pháp và sau đó là hãng năng lượng Eni của Ý để mở rộng mỏ North Field. Với trị giá 30 tỉ đô la Mỹ, đây được coi là dự án LNG lớn nhất thế giới.

Theo Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad al-Kaabi, hãng TotalEnergies của Pháp sẽ nắm giữ 25% cổ phần của dự án và trở thành cổ đông lớn nhất. Các điều khoản tương tự cho thỏa thuận hợp tác với Eni cũng đã được công bố. Nhìn chung, dự án khổng lồ này được kỳ vọng sẽ nâng công suất khí hóa lỏng của Qatar từ 77 triệu tấn/năm lên 110 triệu tấn vào năm 2025 và 126 triệu tấn vào năm 2027.

Ngoài ra, một số dự án khác cũng đang được thúc đẩy trong những tuần qua. Eni cho biết, Giám đốc điều hành của hãng – ông Claudio Descalzi, đã có cuộc thảo luận với người đồng cấp bên phía ADNOC Sultan al-Jaber về việc đẩy nhanh tiến độ phát triển dự án Offshore Block 2 và dự án khí chua Ghasha – dự án phát triển khí chua ngoài khơi lớn nhất thế giới với hàng loạt mỏ quan trọng.

“Nước xa chưa thể cứu được lửa gần”

Tuy nhiên, các thỏa thuận tại Vùng Vịnh, được cho là khó có thể hỗ trợ châu Âu đối phó với cuộc khủng hoảng năng lượng trong ngắn hạn. Các thỏa thuận về hợp tác sản xuất sẽ phải mất nhiều thời gian để triển khai, ví dụ như thỏa thuận giữa TotalEnergies và Qatar sẽ chỉ có tác động đáng kể đến sản lượng LNG trong giai đoạn từ năm 2025-2027. Trong khi đó, châu Âu lại đặt mục tiêu thay thế toàn bộ khí đốt và dầu mỏ nhập khẩu từ Nga vào giữa năm 2024.

Các thỏa thuận về xuất khẩu khí LNG có thể tạo ra những tác động tích cực trong thời gian ngắn hơn, nhưng mức độ hiệu quả cho đến nay vẫn còn khá hạn chế. Thỏa thuận với UAE chỉ mang lại cho Đức duy nhất một lô hàng 137.000 mét khối LNG trong những tháng cuối năm nay, một con số không mang quá nhiều ý nghĩa so với những gì mất đi từ Nga. Những lô hàng khác, phải tới năm 2023 mới được giao.

Việc đạt được các thỏa thuận với những quốc gia khác như Qatar hay Ảrập Saudi đang gặp nhiều trở ngại vì những lý do khác nhau. Với Ảrập Saudi, chuyến thăm của Thủ tướng Đức đã không mang lại những kết quả rõ ràng do còn nhiều bất đồng trong lĩnh vực năng lượng.

Còn với Qatar, khúc mắc chủ yếu nằm ở vấn đề giá cả và thời hạn giao dịch. Vấn đề phức tạp đối với Đức và cả khối EU, là người bán đang chiếm ưu thế tuyệt đối trên thị trường, ít nhất là cho tới khi các biện pháp trừng phạt nhằm vào ngành năng lượng Nga được dỡ bỏ. Với vị thế thương lượng rất thuận lợi này, Qatar được cho là đang tìm cách chốt giá rất cao đối với khí LNG, và muốn đảm bảo mức giá này sẽ được duy trì trong các giao dịch có thời hạn kéo dài ít nhất 20 năm.

Bên cạnh đó, cũng cần tính đến những khó khăn của các quốc gia châu Âu như Đức trong việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng để tiếp nhận LNG từ Trung Đông. Hồi đầu năm nay, Đức là quốc gia lớn duy nhất của EU không có cơ sở lưu trữ để tiếp nhận và tái cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Kể từ đó tới nay, tình hình đã được cải thiện phần nào, với 6 dự án ở Wilhelmshaven, Brunsbüttel, Stade, và Lumbin. Trong đó, kho lưu trữ LNG di động đầu tiên (FSRU) ở Wilhelmshaven dự kiến sẽ hoạt động vào ngày 20-12-2022.

Hạn chế nguồn cung từ Vùng Vịnh

Tuy nhiên, ngay cả khi các khúc mắc kể trên được giải quyết, không có vẻ gì là Qatar hay Ảrập Saudi có thể thay thế Nga một cách hoàn hảo trong vai trò nguồn cung khí đốt chính cho châu Âu.

Với Ảrập Saudi, triển vọng là không quá lạc quan. Quốc gia này có trữ lượng khí đốt tự nhiên lớn thứ 8 thế giới, và là nhà sản xuất lớn thứ 9. Tuy nhiên, theo ông Eckhart Woertz, Giám đốc Viện nghiên cứu Trung Đông GIGA, “phần lớn sản lượng khí đốt mà Ảrập Saudi sản xuất ra được sử dụng để phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa của nền kinh tế nội địa”.

Qatar – quốc gia đứng thứ 4 trong số các nhà cung cấp khí đốt hiện đã có những bước chuẩn bị để chiếm lĩnh thị phần của Nga. Theo thẩm định của giới chuyên gia trong ngành, quốc gia Trung Đông này cùng với Mỹ hiện đang nắm giữ tới 50% tiềm năng cung cấp LNG cho thế giới.

Để có thể chiếm lĩnh thị trường LNG thế giới, từ nhiều năm qua, Qatar đã đẩy mạnh đầu tư với mục đích nâng khả năng cung cấp. Dự kiến, trong giai đoạn từ 2025-2027, Qatar có thể cung cấp cho thế giới từ 110-126 triệu tấn LNG/năm thay vì mức 77 triệu tấn LNG như hiện tại. Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Năng lượng Qatar Saad Sherida Al-Kaabi cũng đã khẳng định rằng một khi các cơ sở mới bắt đầu hoạt động, Qatar sẽ dành từ 40-50% sản lượng để cung cấp cho châu Âu.

Nguồn: OilPrice.com, DW, Financial Times, Bloomberg, Reuters

Điều gì tiếp theo sẽ xảy ra đối với giá dầu sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng lớn
Điều gì tiếp theo sẽ xảy ra đối với giá dầu sau khi OPEC+ cắt giảm sản lượng lớn
3 năm trước
(ĐTCK) Hôm thứ Tư (5/10), Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) đã đồng ý cắt giảm sản lượng 2 triệu thùng/ngày bắt đầu từ tháng 11, nhưng điều đó không đảm bảo rằng giá dầu sẽ tiếp tục tăng.
Có 60% tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất tăng trong quý IV/2022. Thị trường 6/10
Có 60% tổ chức tín dụng kỳ vọng lãi suất tăng trong quý IV/2022. Thị trường 6/10
3 năm trước
Investing.com – Thị trường Việt Nam hôm nay có một số tin tức đáng chú ý: Theo kết quả khảo sát của NHNN, có 59-61% TCTD kỳ vọng lãi suất tăng bình quân 0,37 điểm % trong quý IV/2022, Trung Quốc đẩy...
Các CEO chuẩn bị cho suy thoái
Các CEO chuẩn bị cho suy thoái
3 năm trước
Hầu hết CEO đều đã chuẩn bị cho một cuộc suy thoái. Họ dự báo lợi nhuận và tăng trưởng sẽ suy giảm trong giai đoạn tới, theo kết quả khảo sát của KPMG.
5 nước ASEAN sẽ kết nối hệ thống thanh toán vào năm 2023
5 nước ASEAN sẽ kết nối hệ thống thanh toán vào năm 2023
3 năm trước
Thống đốc ngân hàng trung ương Indonesia cho biết hệ thống thanh toán xuyên biên giới giữa 5 nước ASEAN gồm Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines, Indonesia sẽ được kết nối toàn diện vào năm tới.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo EU sẽ thiếu khí đốt chưa từng có trong mùa đông tới
Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo EU sẽ thiếu khí đốt chưa từng có trong mùa đông tới
3 năm trước
Cơ quan Năng lượng Quốc tế dự báo EU sẽ thiếu khí đốt chưa từng có trong mùa đông tới
Siêu hạn hán ở California: Người dân phải đi xin từng giọt nước
Siêu hạn hán ở California: Người dân phải đi xin từng giọt nước
3 năm trước
Siêu hạn hán ở California: Người dân phải đi xin từng giọt nước
'Sói già phố Wall' Carl Icahn hưởng lợi khi Elon Musk lại muốn mua Twitter
'Sói già phố Wall' Carl Icahn hưởng lợi khi Elon Musk lại muốn mua Twitter
3 năm trước
Việc Elon Musk quyết định nối lại thương vụ mua Twitter trị giá 44 tỷ USD được xem là tin tốt với một số nhà đầu tư.
Tại sao Đông Nam Á hấp dẫn các startup công nghệ?
Tại sao Đông Nam Á hấp dẫn các startup công nghệ?
3 năm trước
Đông Nam Á là thị trường tiềm năng cho khởi nghiệp công nghệ bởi dân số đông, nền kinh tế và hệ sinh thái khởi nghiệp phát triển vượt trội.
5 dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu sắp suy thoái
5 dấu hiệu cho thấy kinh tế toàn cầu sắp suy thoái
3 năm trước
Trên khắp thế giới, các thị trường đang nhấp nháy những dấu hiệu cảnh báo rằng nền kinh tế thế giới đang “nghiêng ngả”. Câu hỏi về một cuộc suy thoái không còn là “nếu”, mà là “khi nào”.
ASX 200 giảm nhẹ 0,1%, lãi suất ổn định
ASX 200 giảm nhẹ 0,1%, lãi suất ổn định
3 năm trước
Theo Oliver Gray S&P/ASX 200 chỉ tăng 0,1% sau 90 phút đầu tiên của phiên giao dịch hôm thứ Năm, với các khu vực nhạy cảm với rủi ro của thị trường bị ảnh hưởng khi lợi suất trái phiếu tiếp tục đẩy cao hơn.ASX 200 tương lai cao hơn 0,6%.
Các ngân hàng chuyển hướng nguồn cung vàng từ Ấn Độ sang Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ
Các ngân hàng chuyển hướng nguồn cung vàng từ Ấn Độ sang Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ
3 năm trước
Tại Ấn Độ, phí bảo hiểm cho vàng theo tiêu chuẩn quốc tế đã giảm xuống còn 1-2 USD/ounce, thấp hơn đáng kể so với mức 4 USD/ounce vào cùng kỳ năm ngoái.
EU đạt thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt Nga
EU đạt thỏa thuận về các biện pháp trừng phạt Nga
3 năm trước
Ủy ban đại diện thường trực Liên minh châu Âu (COREPER II) ngày 5/10 đã đạt thỏa thuận chính trị về các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga.
Thứ Năm, 24/04/2025
00:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 3.995%
Dự báo:
Trước đó: 4.100%
3.995%
4.100%
00:30
   
BrazilBRLBrazil
   
Thực tế: -0.186B
Dự báo:
Trước đó: -0.236B
-0.186B
-0.236B
01:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
06:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo: 0.1%
Trước đó: 0.1%
0.1%
0.1%
06:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo: 0.2%
Trước đó: 1.2%
0.2%
1.2%
06:50
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -512.0B
-512.0B
06:50
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1,043.7B
1,043.7B
06:50
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo: 3.0%
Trước đó: 3.0%
3.0%
3.0%
Chính thức khởi động đàm phán thương mại song phương giữa Việt Nam và MỹChính thức khởi động đàm phán thương mại song phương giữa Việt Nam và Mỹ
6 giờ trước
Tối ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer, chính thức khởi động đàm...
NÓNG: Chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa KỳNÓNG: Chính thức khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
7 giờ trước
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, mong...
'Nhà Trắng có thể giảm 50% thuế với Trung Quốc''Nhà Trắng có thể giảm 50% thuế với Trung Quốc'
7 giờ trước
WSJ cho biết Mỹ đang cân nhắc giảm tới một nửa thuế với hàng Trung Quốc, nhưng nguồn tin của CNBC nói điều này chỉ xảy ra nếu Bắc Kinh cũng hạ thấp rào cản thương mại.
Nóng: Nhà Trắng cân nhắc giảm thuế quan với Trung Quốc xuống còn dưới 65%Nóng: Nhà Trắng cân nhắc giảm thuế quan với Trung Quốc xuống còn dưới 65%
7 giờ trước
Động thái này có thể đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau nhiều tuần leo thang trả đũa khiến giới đầu tư toàn cầu bất an.
WSJ: Mỹ sắp giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc, có khả năng còn 65%WSJ: Mỹ sắp giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc, có khả năng còn 65%
8 giờ trước
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Vietcombank tham gia thu xếp vốn cho dự án mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam AirlinesVietcombank tham gia thu xếp vốn cho dự án mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines
9 giờ trước
Dự án đầu tư mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines hiện đang làm các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với giá trị lên tới gần 93.000 tỷ đồng.
Nhận định thị trường chứng khoán 24/4: Thử thách khu vực 1.235 điểmNhận định thị trường chứng khoán 24/4: Thử thách khu vực 1.235 điểm
10 giờ trước
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm).
IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầuIMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu
11 giờ trước
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu đã tăng mạnhNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 24/4: Hạn chế mua đuổi cổ phiếu đã tăng mạnh
11 giờ trước
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 24/4: Khả năng rung lắc, giằng co còn hiện hữuGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 24/4: Khả năng rung lắc, giằng co còn hiện hữu
11 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ số VN-Index di chuyển bám sát đường MA20 trong phiên cho thấy nỗ lực cân bằng của thị trường.
Khẩn trương hoàn tất thủ tục khởi công cao tốc hơn 20.400 tỷ đồng do Vingroup - Techcombank đề xuấtKhẩn trương hoàn tất thủ tục khởi công cao tốc hơn 20.400 tỷ đồng do Vingroup - Techcombank đề xuất
12 giờ trước
Báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành do liên danh Vingroup (VIC) và Techcombank (TCB) lập đã được thẩm định.
Giảm mạnh giao dịch, khối ngoại trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4Giảm mạnh giao dịch, khối ngoại trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4
12 giờ trước
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.