"Cái răng cái tóc là góc con người" - liệu bạn đã bảo vệ "cái góc" của mình đúng cách?
Hoa quả sấy khô
Stephen J. Stefanac, Giáo sư răng miệng và nha chu tại Trường Nha khoa Đại học Michigan cho biết: "Trái cây sấy khô cũng giống như kẹo. Nó có độ dính và hàm lượng đường cao". Điều đó có nghĩa là đường bị mắc kẹt giữa các kẽ răng - nguyên nhân hàng đầu gây ra sâu răng. Ông khuyên chúng ta nên hạn chế việc ăn hỏa sấy và thay vào đó chọn trái cây tươi.
Nước ngọt
Không có gì ngạc nhiên khi soda không tốt cho răng của bạn. Một lon nước ngọt 12 ounce chứa 39 gram đường - số lượng tương đương gần 10 muỗng cà phê! Nhưng đó không phải là vấn đề duy nhất. Tricia Quartey, nha sĩ ở Brooklyn, New York cho biết: "Nó có tính axit. Và axit có thể phá vỡ men răng". Nếu bạn uống quá nhiều soda, răng của bạn sẽ bị bào mòn và gây ra những vấn đề phức tạp.
Nước ép

Giống như soda, nước trái cây đóng chai có thể có tính axit và thường chứa thêm đường, đôi khi lên đến 10 muỗng cà phê cho mỗi khẩu phần. Đường đó nuôi vi khuẩn trong miệng và gây sâu răng. Nhưng có một loại nước ép được nha sĩ khuyên dùng là nước ép táo. Tyrone Rodriguez, Giám đốc nha khoa nhi tại Bệnh viện Yale-New Haven cho biết: "Thường không có thêm đường trong nước ép táo". Vì vậy ông khuyến khích mọi người nên hạn chế các loại nước ép mua sẵn hoặc thay thế bằng cách tự làm tại nhà.
Nước sốt mì ống
Tiến sĩ Quartey cho biết: " Cà chua có lợi cho sức khỏe, nhưng chúng cũng có tính axit. Ăn sốt cà chua với mì chính làm tăng gấp đôi tác hại đến men răng". Nước sốt có tính axit có thể phá vỡ lớp men trên răng và carbs trong mì ống giúp nuôi vi khuẩn gây sâu răng. Tiến sĩ Quartey khuyên bạn nên ăn mì ống với pho mát như một sự lựa chọn thay thế.
Nước đóng chai
Ngay cả nước đóng chai cũng có thể chứa các khoáng chất được thêm vào để tạo hương vị - và những chất này có thể làm tăng mùi vị. Trên thực tế, những loại nước này có thể có tính axit như cà phê hoặc trà. Thật khó để nhận biết các thành phần chỉ dựa vào nhãn hiệu của sản phẩm, vì vậy tốt hơn hết chúng ta nên mang theo nước từ nhà đi.
Giấm táo

Loại giấm này đã được quảng cáo là có đặc tính khử độc, nhưng ít người để ý rằng tính axit cao của nó có thể làm mòn men răng một cách nhanh chóng. Hai nha sĩ mà chúng tôi đã nói chuyện đã thấy sự gia tăng những trường hợp bệnh nhân có răng bị hư hại do uống giấm táo. Nếu đó là một phần trong chế độ của bạn, hãy luôn pha loãng nó với nước, uống một lần và súc miệng sau đó.
Cà phê, trà
Cà phê và trà có thể giúp bạn tỉnh táo và làm việc hiệu quả, nhưng chúng không nên được lạm dụng. Cả hai đều có tính axit và lợi tiểu, có nghĩa là chúng có thể làm khô miệng của bạn. Tiến sĩ Rodriguez giải thích: "Nước bọt là hệ thống đệm tự nhiên để rửa sạch mọi thứ. Khi lượng nước bọt sản sinh ít, bạn dễ bị sâu răng và các bệnh về nướu".
Khoai tây chiên
Đầu tiên, khoai tây chiên cứng có thể làm tổn thương nướu răng của bạn và là carbs tinh chế, về cơ bản chúng là thức ăn cho vi khuẩn miệng. Đồng thời hương liệu trong món ăn này thường có tính axit, hoạt động như giấy nhám trên răng của bạn, Tiến sĩ Rodriguez cho biết.
Thuốc ho
Giống như với các loại vitamin có lợi, bạn có thể không xếp thuốc giảm ho vào nhóm các loại kẹo nói chung. Nhưng sự thật thuốc ho không khác kẹo là mấy. Tiến sĩ Stefanac nhớ lại một bệnh nhân đã bị sâu răng nhiều vì cô ấy đang điều trị kẹo ngậm như thuốc và cô ấy đã ngậm chúng cả ngày.

Rượu
Bia, rượu vang, rượu mạnh và cocktail đều có thể ảnh hưởng đến răng của bạn. Cùng với carbs trong bia, quá trình cacbonat hóa làm cho chúng có tính axit, đồng thời ăn mòn men răng. Rượu có thể có nhiều đường hơn bạn nghĩ (một ly rượu vang trắng ngọt có thể có tới 8 gram). Ngoài đường, đồ uống có nồng độ cồn cao hơn có thể làm khô miệng, khiến bạn dễ bị sâu răng và bệnh nướu răng.
Nước đá
Độ cứng của nước đá là thủ phạm ở đây: Nhai nước đá có thể dễ dàng làm nứt răng. Tiến sĩ Stefanac nói: "Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp như vậy". Việc nhai đá khiến răng yếu đi thậm chí còn có thể làm vỡ răng của chúng ta.
Nguồn: The Reader's Digest