VN-Index vượt ngưỡng 1.200 điểm, thị trường sôi động
6 giờ trước
VN-Index tăng gần 14 điểm vào phiên 23/4. Chỉ số đi lên trong bối cảnh chứng khoán thế giới cũng hồi phục mạnh.
Phiên chiều: Thép và bất động sản hút dòng tiền
14h45: VN-Index kết phiên tại 1.211 điểm, tăng 13,87 điểm (+1,16%). Thanh khoản đạt 855 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 18.997 tỷ đồng.
Sắc xanh bao phủ thị trường với toàn bộ các nhóm ngành đều đi lên. Dòng tiền tìm đến các nhóm bán lẻ, thép, chăn nuôi heo, bất động sản khi nhiều cổ phiếu tăng mạnh trên 5% như FRT, HSG, BAF, DXG...
Một số cổ phiếu chống đỡ thị trường trong các phiên trước sụt giảm trong phiên hôm nay như VIC, SHB, STB, VCG. Cổ phiếu FPT chịu áp lực bán đầu phiên nhưng cuối cùng cũng hồi phục về tham chiếu.
Khối ngoại bán ròng gần 300 tỷ đồng trong phiên sáng nhưng kết phiên chỉ còn 93 tỷ đồng. Như vậy, nhóm này đã quay lại mua ròng vào buổi chiều. Các cổ phiếu FPT, MBB, SHB là tâm điểm bán ra, trong khi BAF, VIC, HPG được mua mạnh.
Chứng khoán Việt Nam có phiên tăng cùng nhịp với chứng khoán thế giới, khi các chỉ số chính của Mỹ đồng loạt tăng mạnh. Chứng khoán châu Á kết phiên hôm nay cũng ngập trong sắc xanh: JP225 (Nhật Bản) tăng 2,49%, Sensex (Ấn Độ) tăng 0,57%, Kospi (Hàn Quốc) tăng 1,57%...
Các nhóm ngành đồng loạt đi lên trong phiên 23/4
14h: VN-Index tăng 15 điểm lên vùng 1.213 điểm, lấy lại hết phiên giảm hôm qua. Dòng tiền tìm đến nhóm bất động sản - nhóm giảm mạnh phiên hôm qua. Nhiều cổ phiếu tăng mạnh như: DXG (+6,43%), DIG (+3,52%), VRE (+5,83%)...
Nhóm thép cũng hồi phục mạnh, đặc biệt là cổ phiếu tôn mạ chịu áp lực bán giai đoạn vừa rồi bởi thuế qua, cụ thể: HSG tăng 6,4%, NKG tăng 4,42%, VGS tăng 5,39%...
Hòa cùng giá heo tăng cao, cổ phiếu ngành này gây chú ý, BAF tăng trần, vượt đỉnh thời đại. Các cổ phiếu HAG, DBC, MML cũng tăng 2% - 5%.
Phiên sáng: VN-Index hồi phục, lấy lại những gì đã mất
11h30: Thị trường tích cực suốt phiên sáng, chỉ số kết thúc tại 1.209,63 điểm, tăng 12,5 điểm (+1,04%). Thanh khoản 482 triệu đơn vị, giá trị tương ứng 10.377 tỷ đồng.
Dòng tiền không có quá nhiều thay đổi, khi chỉ duy nhất nhóm công nghệ sụt giảm 0,51%, chủ yếu do FPT giảm 0,63%, ELC giảm 1,46%. Nhóm viễn thông tăng 7,15%, do VGI tăng gần 9%.
Điểm qua diễn biến một số nhóm ngành: chứng khoán (+2,06%), ngân hàng (+0,75%), bất động sản (+1,47%), công nghiệp (+2,17%).
Diễn biến cổ phiếu phiên sáng 23/4
9h45: Đêm qua, chứng khoán Mỹ tăng mạnh. Diễn biến của ba chỉ số chính: Dow Jones tăng 1.016,57 điểm (+2,66%) lên 39.186,98 điểm; Nasdaq Composite tăng 429,52 điểm (+2,71%); S&P 500 tăng 129,58 điểm (+2,51%).
Tại châu Á, sáng 23/4, chỉ số JP225 (Nhật Bản) tăng hơn 600 điểm (+1,75%) lên hơn 34.800 điểm.
Chứng khoán Việt Nam có phiên biến động mạnh ngày 22/4. VN-Index từng có lúc giảm tới 70 điểm, về vùng 1.137 điểm trước khi bật tăng trở lại và kết phiên tại 1.197,13 điểm. Quán tính hồi phục tiếp tục được duy trì trong phiên 23/4 khi chỉ số mở cửa tăng gần 19 điểm sau ATO. Tại thời điểm 9h45, VN-Index giao dịch quanh mốc 1.210 điểm (+13 điểm). Độ rộng thị trường nghiêng về phía tích cực với 347 mã tăng, 68 mã giảm và 51 mã đứng giá.
10 trong số 11 nhóm ngành giữ sắc xanh, dẫn đầu là viễn thông (+4,36%) nhờ tác động từ VGI (+5,37%). Các nhóm còn lại đều tăng dưới 2%. Duy nhất nhóm công nghệ giảm 0,49%, chủ yếu do FPT giảm 1,27%.
Cổ phiếu SHB, sau phiên lập kỷ lục về thanh khoản với hơn 200 triệu đơn vị được khớp lệnh, tiếp tục dẫn đầu về giao dịch. Trong 45 phút đầu phiên, hơn 36 triệu cổ phiếu SHB được trao tay, chiếm 18% tổng thanh khoản sàn HoSE (hơn 204 triệu đơn vị), tương ứng giá trị khoảng 4.500 tỷ đồng.
Khối ngoại quay lại bán ròng gần 300 tỷ đồng, tập trung vào các mã VHM, FPT, MWG và SHB.
Theo công bố của Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE), hệ thống công nghệ thông tin (KRX) cho thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến vận hành chính thức vào ngày 5/5.
Dư nợ margin tại các công ty chứng khoán tăng mạnh trong quý I/2025, đạt gần 275.000 tỷ đồng - mức cao nhất lịch sử. Đáng chú ý, nhà đầu tư cá nhân đẩy mạnh sử dụng đòn bẩy ngay trước thời điểm thị trường lao dốc vì thông tin Mỹ áp thuế hàng Việt.
Trong quý I/2025, Hóa chất Đức Giang ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 2.810,3 tỷ đồng, tăng 17,8% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt gần 836,8 tỷ đồng, tăng 18,9%.
Bất chấp khó khăn từ thị trường và kế hoạch huy động vốn bị tạm hoãn, Becamex IDC (BCM) vẫn giữ vai trò chủ lực tại Bình Dương khi đồng loạt đề xuất triển khai 2 dự án hạ tầng giao thông quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng.
Từ ngày 24/04-23/05, bà Hà Phương Thảo sẽ nhận chuyển nhượng 10 triệu cp HNM từ cha là ông Hà Quang Tuấn - Chủ tịch HĐQT CTCP Sữa Hà Nội (Hanoimilk, UPCoM: HNM).
Sau hơn một thập kỷ, PAN Group không chỉ là một tập đoàn nông nghiệp – thực phẩm, mà còn là một hệ sinh thái toàn diện, bền vững. Hành trình tỷ USD của PAN vẫn đang tiếp tục – và những chương mới còn nhiều điều đáng mong chờ.
Dự án đầu tư mua 50 máy bay thân hẹp của Vietnam Airlines hiện đang làm các thủ tục để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư với giá trị lên tới gần 93.000 tỷ đồng.
Theo dự báo của công ty chứng khoán, thị trường có thể sẽ tiếp tục đà tăng trong phiên kế tiếp và VN-Index có thể thử thách đường trung bình 20 phiên (tức là mức 1.235 điểm).
GDP toàn cầu có thể chỉ tăng 2,8% năm nay - thấp nhất từ đại dịch trong khi hai nền kinh tế lớn nhất, Mỹ và Trung Quốc, cũng bị hạ dự báo tăng trưởng.
(ĐTCK) Xu thế tăng điểm và hồi phục ngắn hạn sẽ trở nên rõ nét hơn nếu thị trường chinh phục và bảo toàn được ngưỡng 1.235 điểm (tương đương giá trị của đường xu thế ngắn hạn MA20 ngày).
(ĐTCK) Sau phiên giải ngân tích cực hôm qua, nhà đầu tư ngoại đã giảm mạnh giao dịch và trở lại bán ròng 120 tỷ đồng trong phiên 23/4, với tâm điểm bán cổ phiếu FPT và các cổ phiếu ngân hàng.
Ông Nguyễn Duy Hưng Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn PAN cho biết công ty không chịu ảnh hưởng nhiều bởi chính sách thuế quan của Mỹ và tỷ trọng doanh thu từ thị trường này cũng nhỏ.
(ĐTCK) Dù bị VCB và VIC cản bước, nhưng với sắc xanh chiếm thế áp đảo, trong đó có sự khởi sắc của nhóm bất động sản công nghiệp và một số mã bluechip khác đã giúp VN-Index vẫn nới rộng đà tăng trong phiên chiều, vượt mốc 1.210 điểm.
Dư nợ margin tại các công ty chứng khoán tăng mạnh trong quý I/2025, đạt gần 275.000 tỷ đồng - mức cao nhất lịch sử. Đáng chú ý, nhà đầu tư cá nhân đẩy mạnh sử dụng đòn bẩy ngay trước thời điểm thị trường lao dốc vì thông tin Mỹ áp thuế hàng Việt.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.