• CIM 11.22 0.03(0.29%)
  • BTC 87043.48 1864.24(2.19%)
  • GOLD 3429.275 102.450(3.08%)
  • WTI 62.77 0.90(1.42%)
  • EUR/USD 1.15264 0.01000(1.20%)
  • EUR/GBP 0.86116 0.00474(0.55%)
  • USD/CHF 0.80745 0.01000(0.98%)
  • USD/JPY 140.591 1.520(1.07%)
  • USD/CAD 1.38328 0.00083(0.06%)
  • GBP/USD 1.33836 0.01000(0.70%)
  • CAD/CHF 0.58362 0.01000(0.96%)
  • AUD/USD 0.64180 0.00456(0.71%)
  • NZD/USD 0.60069 0.01000(1.34%)
  • CIM 11.22 0.03(0.29%)
  • BTC 87043.48 1864.24(2.19%)
  • GOLD 3429.275 102.450(3.08%)
  • WTI 62.77 0.90(1.42%)
  • EUR/USD 1.15264 0.01000(1.20%)
  • EUR/GBP 0.86116 0.00474(0.55%)
  • USD/CHF 0.80745 0.01000(0.98%)
  • USD/JPY 140.591 1.520(1.07%)
  • USD/CAD 1.38328 0.00083(0.06%)
  • GBP/USD 1.33836 0.01000(0.70%)
  • CAD/CHF 0.58362 0.01000(0.96%)
  • AUD/USD 0.64180 0.00456(0.71%)
  • NZD/USD 0.60069 0.01000(1.34%)

Vì sao thị trường chứng khoán thế giới thay đổi phản ứng trước động thái của Fed?

09:00 31/07/2023

Vì sao lần tăng lãi suất thứ 11 của Fed vừa qua dù lên mức cao nhất trong hơn 22 năm nhưng chứng khoán không những không xảy ra hiện tượng giảm thốc mà còn tăng mạnh ở đa số quốc gia? Lạm phát Mỹ vẫn đang cải thiện sau đợt ngưng nâng lãi suất hồi tháng 6, vậy thì Fed tăng thêm lãi suất là phục vụ cho mục tiêu gì? Khi tân Tổng thống Mỹ chưa rõ thuộc Đảng Dân chủ hay Cộng hòa, mức lãi suất mới sẽ trở thành cú sốc kinh tế cho bản thân nền kinh tế Mỹ, hay đó sẽ màn biểu diễn gây nhiều hối tiếc cho những ai muốn phi Mỹ kim hóa?

Mức tác động tiêu cực của những thay đổi chính sách của ngân hàng trung ương Mỹ đã nhiều lần khiến cho nhà đầu tư khiếp sợ. Chính vì vậy mà trước thềm các đợt họp của Fed thường có áp lực bán ra áp đảo, thoát hàng trên diện rộng mà không có lý do rõ ràng nào từ yếu tố nội tại doanh nghiệp niêm yết hay bản thân thị trường chứng khoán (TTCK). Làm sao quên được tác động như “sóng thần” mà Fed đã tạo ra ở những thị trường mới nổi và cận biên ở những đợt tăng lãi suất trước đây. Trăm ngàn tỷ đồng vốn hóa của mọi loại doanh nghiệp kể cả hạng doanh nghiệp đầu ngành bốc hơi trong trạng thái tê liệt thanh khoản, chỉ còn lực bán giá sàn không ai mua..

Vậy mà, nhìn lại phản ứng của TTCK thế giới thông qua các chỉ số chứng khoán chính của các quốc gia ngay sau khi Fed công bố nâng lãi suất lần thứ 11 vừa qua sẽ thấy có một thay đổi khá lớn. Lãi suất của Mỹ tăng chẳng những không làm cho TTCK các nước giảm mà sắc xanh tràn ngập không những ở TTCK Việt Nam mà nhìn chung ở đa số quốc gia trên thế giới, đáng lưu ý 42.9% trong nhóm chỉ số tăng đạt mức tăng mạnh trên từ 1% đến khoảng 3%.

TTCK bất ngờ tăng mạnh khi Fed tăng lãi suất

Đón nhận “tin dữ” về việc Fed tiếp tục nâng lãi suất sau 1 đợt ngừng nâng ở tháng 6, cụ thể có 65.1% các quốc gia đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/07 tăng so với ngày trước đó, 2.3% đứng yên không tăng giảm, và chỉ 32.6% chỉ số của các quốc gia đóng cửa giảm.

Đáng lưu ý, so sánh phe tăng và phe giảm cũng thấy sự khác biệt đáng kể, vì nhóm quốc gia có chỉ số chứng khoán tăng không những áp đảo về mặt số lượng, mà tới 42.9% trong nhóm tăng đó có mức tăng mạnh trên 1%, thậm chí là tăng trên 2%. Trong khi đó chẳng có quốc gia nào được ghi nhận có mức giảm của chỉ số trên mức 1%. Ngược lại, tới 85% trong nhóm giảm có mức giảm ít hơn 0.5%, điều này có thể lý giải là mức giảm bình thường của một TTCK theo yếu tố nội tại của từng quốc gia, của doanh nghiệp trong từng nhóm ngành chứ không phải do ngoại tác từ thay đổi chính sách tiền tệ của Fed.

Dưới đây là mức tăng giảm chi tiết của những chỉ số chính của các quốc gia trên thế giới được ghi nhận ở phiên giao dịch ngay sau khi Fed công bố mức tăng lãi suất mới.

Vì sao thị trường chứng khoán thế giới thay đổi phản ứng trước động thái của Fed?

Các chỉ số chứng khoán của nhóm các quốc gia được ghi nhận tăng áp đảo so với nhóm giảm, đáng lưu ý có 42.9% trong nhóm tăng này có mức tăng mạnh trên 1%.

Vì sao thị trường chứng khoán thế giới thay đổi phản ứng trước động thái của Fed?

Trái ngược với nhóm chỉ số tăng, trong nhóm chỉ số giảm không có chỉ số chứng khoán nào được ghi nhận mức giảm trên 1% sau khi Fed tăng lãi suất.

Tại Việt Nam, TTCK đóng cửa phiên cuối tuần đầy cảm xúc khi một lần nữa cả 2 chỉ số chính là VN-Index và VN30 đều vượt con số tâm lý 1,200 điểm với mức tăng khá mạnh ở mọi chỉ số, sắc xanh bao phủ trên diện rộng.

Vì sao thị trường chứng khoán thế giới thay đổi phản ứng trước động thái của Fed?

Sắc xanh bao phủ trên diện rộng sàn chứng khoán Việt Nam sau khi Fed tăng lãi suất.

Vì sao TTCK thay đổi phản ứng trước động thái của Fed?

Quan hệ trái chiều của mức tăng của lãi suất Mỹ và mức giảm trên TTCK đã phổ biến, quan hệ này được duy trì không phải chỉ ở những đợt tăng lãi suất hậu COVID-19, mà cả ở những đợt trước đó ở những chu kỳ kinh tế khác. Nhưng lần này, phản ứng đã thay đổi chuyển từ quan hệ nghịch biến sang đồng biến không phải chỉ ở đơn phương Việt Nam mà trên diện rộng quốc tế. Quy luật hiệu suất giảm dần có thể áp dụng để giải thích cho sự thay đổi phản ứng này. Bởi với những đợt đầu Fed tăng lãi suất, dòng tiền quốc tế sẽ bị cuốn hút quay về Mỹ, rời những TTCK mới nổi và cận biên lúc ấy đang giao dịch ở mức cao nhiều rủi ro. Vốn quay về Mỹ nhằm để hưởng lợi tức cao hơn đi cùng rủi ro thấp.

Vì sao thị trường chứng khoán thế giới thay đổi phản ứng trước động thái của Fed?

Hình minh họa quy luật hiệu suất giảm dần. Biến số ở trục tung và hoành có quan hệ đồng biến cho đến một điểm cực độ (point of maximum) thì đảo chiều thành nghịch biến. Và đi kèm với sự đảo chiều của nghịch biến sang đồng biến đó là hiệu suất cũng đảo từ tăng dần sang giảm dần. Ghi chú: Output (đầu ra); Input (đầu vào); Increasing returns (lợi suất tăng dần); Diminishing returns (lợi suất giảm dần); Negative returns (lợi suất giảm dần); Point of Maximum yield (điểm năng suất tối đa).

Nói về quan hệ giữa lãi suất và tỷ lệ lạm phát của Mỹ thì lại lộ ra một dấu chấm hỏi. Bởi cuộc chiến chống lạm phát cũng đang diễn ra ở nhiều quốc gia, do đó Fed liên tục nâng cao lãi suất không mang lại nhiều thắc mắc. Nhưng sau 10 đợt liên tiếp nâng lãi suất tình hình lạm phát của Mỹ đã cải thiện rõ nét. Vấn đề là ở chỗ, khi Fed ngưng tăng lãi suất trong tháng 6 vừa qua thì chỉ số lạm phát của Mỹ vẫn tiếp tục giảm, vậy thì Fed nâng lãi suất lần thứ 11 lên mức cao nhất trong 22 năm chưa chắc là để phục vụ cho mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Như vậy thì câu hỏi đặt ra chẳng lẽ kiểm soát lạm phát không phải là nguyên nhân chính của việc tiếp tục tăng lãi suất? Hay là mức lãi suất hiện tại đạt tới mức cao nhất trong vòng 22 năm qua của Mỹ đã đạt đến “point of maximum” là điểm cực độ của hiệu suất? Bởi lãi suất tăng cao thì lạm phát giảm, nhưng đến một mức lãi suất cao “dư thừa” thì nó sẽ mang lại vấn đề cho an toàn thanh khoản hệ thống ngân hàng Mỹ, cũng như khó khăn cho đối tượng có nhu cầu vay vốn ở Mỹ. Và dấu hiệu đầu tiên cũng đã xuất hiện ngay sau sự kiện nâng lãi suất lần thứ 11, nước Mỹ cũng đón nhận thông tin không vui về ngân hàng thứ 5 tại Mỹ sụp đổ chỉ trong năm nay 2023. Cụ thể, ngân hàng Heartland Tri-State tại Kansas đã thông báo mất khả năng thanh toán vào ngày 28/07, trở thành ngân hàng thứ 5 tại Mỹ phải đóng cửa.

Còn nếu xét về quan hệ giữa lãi suất và giá trị đồng Mỹ kim thì có lẽ sẽ dễ thấy rõ hơn “ý đồ” của Fed. Giá USD trên thị trường quốc tế trong tuần vừa qua tính từ ngày 24 đến 28 tháng 7 đã duy trì đà tăng, chỉ số USD-Index tăng 0.62 điểm sau 1 tuần, lên 101.7 điểm. Đồng USD là phương tiện lưu trữ giá trị của rất nhiều quốc gia, chứ không phải chỉ đơn giản là đồng tiền fiat Mỹ. Trước những nỗ lực phi đô la hóa của liên minh nhiều quốc gia như Nga, Ấn Độ, Trung Quốc… sau những “tì vết rạn nứt” trong quan hệ đa phương để lại từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.

Fed không thể chỉ đơn giản kiểm soát lạm phát mà điều chỉnh lãi suất Mỹ, mà họ phải nâng giá trị đồng Mỹ kim nhằm làm lung lay ý định từ bỏ một loại tiền tệ có giá trị tăng trưởng theo thời gian. Phải chăng Fed muốn chứng tỏ rằng USD một loại tiền tệ luôn được bảo vệ giá trị, ngay cả khi việc bảo vệ giá trị của đồng đô la Mỹ phải đánh đổi bằng sự mất thanh khoản của một số ngân hàng tại Mỹ, hay giảm tốc phát triển kinh tế nội địa Mỹ.

Trước thềm bầu cử Tổng thống Mỹ, còn quá sớm để NĐT có thể thấy đâu là hướng đầu tư vững bền và sinh lợi tại Mỹ. Ví dụ dễ thấy nhất nếu phe của cựu Tổng thống Trump đắc cử nhiệm kỳ tới, thì ngành năng lượng xanh, hay các dự án cải thiện biến đổi khí hậu sẽ không được quan tâm như thời Tổng thống Biden, cựu Tổng thống Obama, mà thay vào đó, ngành dầu khí của Mỹ sẽ được khởi sắc. Tân Tổng thống Mỹ sắp tới một khi chưa rõ ràng là phe Dân chủ hay Cộng hòa thì khó để mà xác định dòng tiền đầu tư vào Mỹ nên đi theo hướng nào, dòng vốn có rời thị trường mới nổi quay về Mỹ thì cũng tạm thời phải chờ những định hướng chính trị mới. Do đó lãi suất tại Mỹ có tăng thêm một chút sau đợt nâng thứ 11 vừa qua, dù cao ngất ngưởng nhưng không quá nhiều so với đợt nâng mới đây. Và hơn thế nữa, câu hỏi đặt ra là lãi suất cao chót vót trong vòng 22 năm vừa qua này sẽ duy trì được bao lâu, ngắn hay dài hạn? Và có bao nhiêu ngân hàng Mỹ sẽ nối đuôi nhau mất thanh khoản? Vậy thì cái lợi từ lãi suất cao hơn 1 chút và cái rủi ro sinh ra cái nào đang gia tăng mạnh hơn? Trong khi đó, một số TTCK ở một số quốc gia khác đã điều chỉnh khá mạnh suốt 1 năm vừa qua, đang đi vào đà hồi phục, cho nhiều cơ hội có thể đong đếm rõ ràng hơn là tại Mỹ.

Cả 3 loại quan hệ: (1) giữa mức tăng lãi suất và giảm của TTCK trong và ngoài nước Mỹ; (2) giữa tăng lãi suất và giảm lạm phát nội tại Mỹ; (3) tăng lãi suất và tăng giá trị USD-Index trên thị trường thế giới đều đang trào dâng tới “point of maximum” đi kèm với những biến đổi khó đoán chờ đợi vị tân Tổng thống của nước Mỹ sắp tới khiến cho lãi suất mới của Fed không còn tác động như trước đây. Và sự đảo chiều trong những mối quan hệ này gợi mở ra dự đoán cho những đợt tăng lãi suất sắp tới (nếu có) thì cũng chẳng khiến cho TTCK trong hay ngoài nước Mỹ nao núng giảm nữa. Bởi sau bao nhiêu lần chịu “cú đấm” lãi suất của Fed, ngân hàng trung ương của các nước ngoài Mỹ cũng đã có “đối kế” để bảo vệ TTCK và hệ thống tài chính của quốc gia mình. Mà ngược lại, nếu Fed đưa ra quan điểm về việc lãi suất Mỹ đã đạt đỉnh mới là thời điểm có nhiều tác động kiểu mới đối với chính sách tiền tệ của các quốc gia bên ngoài nước Mỹ, cũng như phản ứng của dòng vốn và nhà đầu tư trên TTCK.

Nội dung liên quan:Đồng Đô la
Dow Jones và S&P 500 tăng 3 tuần liên tiếp
Dow Jones và S&P 500 tăng 3 tuần liên tiếp
2 năm trước
Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Sáu (28/07) với chỉ số Dow Jones và S&P 500 khép lại tuần tăng thứ 3 liên tiếp, khi thước đo lạm phát được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) theo dõi chặt chẽ ghi nhận mức thấp nhất trong gần 2 năm.
Dow Jones quay đầu giảm hơn 200 điểm, đứt mạch 13 phiên tăng liên tiếp
Dow Jones quay đầu giảm hơn 200 điểm, đứt mạch 13 phiên tăng liên tiếp
2 năm trước
Chỉ số Dow Jones cuối cùng cũng mất đà tăng vào ngày thứ Năm (27/07), khi nhà đầu tư rút tiền chốt lời sau chuỗi 13 phiên leo dốc liên tiếp trong lịch sử.
Tiết lộ thông tin cổ phiếu, ông chủ CLB Tottenham bị điều tra giao dịch nội gián
Tiết lộ thông tin cổ phiếu, ông chủ CLB Tottenham bị điều tra giao dịch nội gián
2 năm trước
Tỷ phú Joe Lewis gầy dựng khối tài sản bằng cách tận dụng sự biến động của thị trường tài chính và gây tiếng vang khi hợp tác với huyền thoại George Soros trong vụ đầu cơ đồng Bảng Anh trong năm 1992.
Samsung tiếp tục cắt giảm sản xuất và chờ đợi cú huých từ cơn sốt AI
Samsung tiếp tục cắt giảm sản xuất và chờ đợi cú huých từ cơn sốt AI
2 năm trước
Samsung Electronics cam kết sẽ tiếp tục giảm sản xuất chip nhớ (memory chip), đồng thời kỳ vọng doanh số sẽ hồi phục trong nửa cuối năm 2023 nhờ cơn sốt về trí tuệ nhân tạo (AI).
Alibaba đứng ngoài đợt mua lại cổ phần trị giá 6 tỷ USD của Ant Group
Alibaba đứng ngoài đợt mua lại cổ phần trị giá 6 tỷ USD của Ant Group
2 năm trước
Alibaba Group Holding Ltd. quyết định không bán bất kỳ phần nào trong số cổ phần hơn 30% tại Ant Group Co. vì họ muốn duy trì quan hệ đối tác quan trọng này.
Tăng 13 phiên liền, Dow Jones ghi nhận chuỗi leo dốc dài nhất kể từ năm 1987
Tăng 13 phiên liền, Dow Jones ghi nhận chuỗi leo dốc dài nhất kể từ năm 1987
2 năm trước
Chỉ số Dow Jones tiếp tục tăng điểm vào ngày thứ Tư (26/07), ghi nhận chuỗi leo dốc dài nhất kể từ năm 1987 khi nhà đầu tư cân nhắc động thái nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và kết quả lợi nhuận từ các công ty lớn.
Dow Jones tăng 12 phiên liên tiếp
Dow Jones tăng 12 phiên liên tiếp
2 năm trước
Chỉ số Dow Jones tiếp tục tăng điểm vào ngày thứ Ba (25/07), ghi nhận chuỗi leo dốc dài nhất trong hơn 6 năm khi nhà đầu tư cân nhắc các báo cáo kết quả kinh doanh mới nhất.
Chứng khoán Hồng Kông tăng hơn 4% sau khi Trung Quốc cam kết hỗ trợ thị trường bất động sản
Chứng khoán Hồng Kông tăng hơn 4% sau khi Trung Quốc cam kết hỗ trợ thị trường bất động sản
2 năm trước
Chứng khoán Hồng Kông tăng mạnh, với chỉ số Hang Seng tăng hơn 4% trong ngày 25/07 sau khi Trung Quốc cam kết “điều chỉnh và tối ưu hóa các chính sách một cách kịp thời” đối với lĩnh vực bất động sản.
Tăng liền 11 phiên, Dow Jones chứng kiến chuỗi leo dốc dài nhất trong 6 năm
Tăng liền 11 phiên, Dow Jones chứng kiến chuỗi leo dốc dài nhất trong 6 năm
2 năm trước
Chỉ số Dow Jones tiếp tục tăng điểm vào ngày thứ Hai (24/07), ghi nhận chuỗi leo dốc dài nhất kể từ tháng 2/20217, khởi động một tuần bận rộn với hàng loạt báo cáo kết quả kinh doanh quan trọng và quyết định chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Sau chuỗi tăng không ngừng nghỉ, S&P 500 chỉ còn cách đỉnh lịch sử khoảng 260 điểm
Sau chuỗi tăng không ngừng nghỉ, S&P 500 chỉ còn cách đỉnh lịch sử khoảng 260 điểm
2 năm trước
Chỉ trong 9 tháng, S&P 500 đã sắp lấy lại những gì đã mất trong năm 2022.
Kim Kardashian có thể là “cứu tinh” của thị trường IPO
Kim Kardashian có thể là “cứu tinh” của thị trường IPO
2 năm trước
Các thương vụ mua bán trên Phố Wall đang rất trầm lắng, khiến các ngân hàng lớn thiệt hại khá nhiều, song siêu sao Kardashian có thể là vị “cứu tinh” cho tình trạng này.
Dow Jones tăng 10 phiên không ngừng nghỉ
Dow Jones tăng 10 phiên không ngừng nghỉ
2 năm trước
Chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều vào ngày thứ Sáu (21/07), khi nhà đầu tư đánh giá các báo cáo kết quả lợi nhuận doanh nghiệp mới nhất. Đáng chú ý, Dow Jones nối dài đà leo dốc sang phiên thứ 10 liên tiếp.
Thứ Ba, 22/04/2025
04:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1.5%
1.5%
04:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 0.0%
0.0%
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.74B
6.74B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.23B
6.23B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6,510M
-6,510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 510M
510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.74B
6.74B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.23B
6.23B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6,510M
-6,510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo: 80M
Trước đó: 510M
80M
510M
Cập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lầnCập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lần
2 giờ trước
Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) báo lãi trước thuế tăng 339% đạt 64 tỷ đồng. Thủy điện Miền Trung (CHP) báo lãi trước thuế tăng 286% đạt 127 tỷ đồng.
Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'
4 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tăng sức ép lên Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell về vấn đề chính sách tiền tệ.
Chủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 nămChủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 năm
4 giờ trước
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Tổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tứcTổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tức
4 giờ trước
Chiến dịch gây áp lực của Tổng thống Donald Trump lên Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn tiếp diễn.
Cổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nayCổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nay
6 giờ trước
Các dự án của Novaland (NVL) tại TP. HCM đang được đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý.
Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0
8 giờ trước
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phụcNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phục
8 giờ trước
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằngGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằng
8 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4
8 giờ trước
lịch sự kiện chứng khoán,doanh nghiệp niêm yết,thị trường chứng khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4
8 giờ trước
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VICGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VIC
9 giờ trước
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ
9 giờ trước
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.