Nền kinh tế lớn nhất thế giới đối mặt kịch bản không tưởng: Dòng vốn ồ ạt tháo chạy, đồng USD suy giảm, chuyện gì đang xảy ra?
18 giờ trước
Giảm thâm hụt thương mại đồng nghĩa với việc dòng vốn nước ngoài vào Mỹ sẽ suy giảm – điều này có thể khiến giá cổ phiếu giảm và chi phí vay vốn của doanh nghiệp tăng.
Việc tìm hiểu xem Tổng thống Donald Trump thật sự muốn gì đã trở thành một hoạt động phát triển rầm rộ – nhưng thường xuyên sai ngay sau khi có kết luận.
Tuy vậy, có hai điều gần như chắc chắn trong chính sách thuế quan là ông muốn giảm thâm hụt thương mại và muốn đưa đầu tư trở lại để phục hồi ngành sản xuất trong nước. Những ai tin rằng ông có thể đạt được hai mục tiêu này cũng cần cân nhắc kỹ những hậu quả không thể tránh khỏi khi làm điều đó.
Cán cân thanh toán và vòng tuần hoàn tài chính
Bắt đầu từ cán cân thanh toán – đây là thước đo toàn diện về hoạt động thương mại và dòng vốn đầu tư ra vào nền kinh tế. Cán cân này bao gồm hai phần chính và luôn phải cân bằng: tài khoản vãng lai (phản ánh giao dịch hàng hóa, dịch vụ, thu nhập và chuyển giao một chiều), và tài khoản tài chính – vốn (gồm các dòng tiền vào ra thông qua đầu tư như mua cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản hay xây dựng nhà máy).
Trong nhiều năm, người Mỹ nhập khẩu nhiều hơn xuất khẩu – tạo nên thâm hụt thương mại. Để cán cân thanh toán không bị lệch, Mỹ phải thu hút một lượng vốn tương đương từ nước ngoài – chủ yếu thông qua đầu tư vào chứng khoán và trái phiếu Chính phủ.
Tổng thống Trump muốn phá vỡ trật tự đó. Khi thâm hụt thương mại giảm, đồng nghĩa với việc dòng vốn nước ngoài cũng sẽ co lại.
Ông Trump đặc biệt chú trọng vào thâm hụt hàng hóa. Có hai hướng để điều này thay đổi. Thứ nhất là hy sinh dịch vụ để ưu tiên sản xuất: Tổng thâm hụt thương mại có thể không thay đổi, nhưng Mỹ sẽ giảm xuất khẩu dịch vụ – vốn là lĩnh vực nước này có thặng dư và ông Trump dường như không mấy quan tâm – để nhường chỗ cho hàng hóa.
Điều này đồng nghĩa với việc “làm khó” các trung tâm tài chính như Phố Wall hay Thung lũng Silicon để chuyển nguồn lực và ưu tiên cho ngành công nghiệp, nhà máy sản xuất trong nước.
Thâm hụt thương mại hàng hóa và dịch vụ của Mỹ theo tháng, tính theo giá trị danh nghĩa
Thứ hai là giảm tổng thâm hụt thương mại: Nghĩa là dòng tiền từ nước ngoài sẽ ít đi. Trong khi đó, để tái đầu tư vào sản xuất – trong bối cảnh hàng nhập khẩu trở nên đắt đỏ vì thuế – Mỹ sẽ phải tự cung cấp nguồn vốn trong nước, thông qua tiết kiệm nhiều hơn để xây dựng nhà máy, dây chuyền sản xuất...
Đổi lại, người dân phải tiêu dùng ít hơn. Muốn tiết kiệm nhiều hơn thì phải tiêu dùng ít đi. Mỹ đã quen với việc sống dựa vào tiết kiệm của thế giới, nhờ đó có thể tiêu xài vượt khả năng sản xuất trong nước. Đổi lại, phần còn lại của thế giới phải làm việc và sản xuất hàng hóa để đổi lấy tín nhiệm tài chính của Mỹ.
Ông Trump có vẻ xem người dân chủ yếu là người lao động, chứ không phải người tiêu dùng. Trong khi hệ thống kinh tế hiện nay ưu tiên đáp ứng nhu cầu mua sắm – kể cả khi việc làm bị chuyển ra nước ngoài – thì ông muốn đi theo hướng ngược lại: Tạo việc làm trong nước trước, rồi sau đó mới tính đến việc sản xuất ra sản phẩm gì để phục vụ thị trường.
Hệ quả "không tưởng"
Theo Wall Street Journal, sự đảo ngược này kéo theo nhiều hệ quả:
- Giá hàng hóa tăng, lựa chọn tiêu dùng giảm: Thuế quan chính là hình thức tăng thuế lớn nhất trong hàng chục năm – khiến giá hàng nhập khẩu tăng mạnh và hạn chế sự đa dạng sản phẩm.
- Lãi suất tăng: Khi dòng vốn nước ngoài giảm, Chính phủ Mỹ buộc phải dựa vào người dân để mua trái phiếu. Để làm được điều đó, lợi suất trái phiếu phải tăng – đồng nghĩa với việc lãi suất nói chung cũng sẽ cao hơn, khiến chi phí vay vốn của doanh nghiệp tăng và ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường chứng khoán.
- Giá cổ phiếu giảm: Phần lớn vốn đầu tư nước ngoài không đổ vào xây dựng nhà máy mà chảy vào thị trường tài chính. Nếu ông Trump thực sự giảm thâm hụt thương mại, thì dòng vốn này sẽ sụt giảm – đồng nghĩa với việc ít tiền hơn để mua cổ phiếu và trái phiếu Mỹ.
- Đồng USD suy yếu: Nếu người Mỹ không tiết kiệm đủ để tài trợ cho đầu tư trong nước, thì đồng USD sẽ phải giảm giá để thu hút thêm tiền từ nước ngoài. Tuy nhiên, niềm tin vào đồng USD đang bị lung lay.
Nhiều quốc gia nắm giữ dự trữ ngoại hối lo sợ có thể bị đóng băng tài sản giống như Nga. Thương mại toàn cầu thì giảm sút do chiến tranh thuế, còn giới đầu tư bắt đầu nghi ngờ rằng hệ thống pháp lý của Mỹ có còn đủ ổn định và đáng tin cậy để là “nơi trú ẩn an toàn” cho tài sản của họ hay không.
Thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ tính theo tỷ lệ GDP
Việc Tổng thống Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell và đặt nghi vấn về tính độc lập của Ngân hàng Trung ương Mỹ cũng góp phần khiến đồng USD và trái phiếu Mỹ kém hấp dẫn hơn.
Mỹ đang tự quay lại với mô hình cũ kỹ?
Sau hàng thập kỷ chuyển dịch sang công nghệ cao và dịch vụ có giá trị gia tăng, giờ đây nước Mỹ muốn “hồi sinh” những ngành có năng suất thấp như may mặc, chế biến cơ bản…Thực tế là, nếu thuế quan đủ cao, các công việc như vậy có thể quay lại – nhưng đi kèm là sự thụt lùi về năng suất và mức sống.
Liệu Mỹ có thực sự muốn thay thế công nghệ cao bằng những công việc khâu vá từ Bangladesh hay Campuchia? Có vẻ là vậy, khi mức thuế “có đi có lại” với hai quốc gia này được ấn định ở mức 37% và 49%.
Về mặt lý thuyết, Mỹ có thể giảm thâm hụt thương mại bằng cách tăng xuất khẩu – nếu các nước như Đức hay Trung Quốc chịu chi tiêu và tiêu dùng nhiều hơn trong nước. Tuy nhiên, điều này rất khó xảy ra. Và ngay cả khi họ thực sự tăng tiêu dùng, cũng không có gì đảm bảo rằng họ sẽ chọn mua hàng hóa từ Mỹ – đặc biệt là sau hàng loạt căng thẳng ngoại giao và đối đầu thương mại trong thời gian gần đây.
Tóm lại, nếu các chính sách thuế quan của ông Trump thật sự giúp đưa ngành sản xuất quay trở lại Mỹ, thì cái giá phải trả sẽ rơi vào tay các nhà đầu tư và người tiêu dùng. Họ sẽ đối mặt với chi phí cao hơn, ít lựa chọn hơn và thị trường tài chính nhiều biến động hơn. Đây là một sự đánh đổi không hề nhẹ nhàng.
Tham khảo WSJ
>> Ông Trump công bố 8 hành vi gian lận phi thuế quan gây hại cho Mỹ
Chính sách thương mại của Mỹ suốt hơn 200 năm luôn do Quốc hội kiểm soát và định hướng. Tuy nhiên, Tổng thống Trump đã phá vỡ truyền thống đó khi tự mình đơn phương quyết định các biện pháp...
Ukraine đang chịu áp lực trong tuần này phải phản hồi một loạt ý tưởng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về cách chấm dứt cuộc xung đột với Nga, bao gồm khả năng Washington công nhận việc...
Trong một động thái leo thang căng thẳng thương mại toàn cầu, Trung Quốc vừa cảnh báo sẽ trả đũa bất kỳ quốc gia nào hợp tác với Mỹ theo cách gây tổn hại đến lợi ích của Bắc Kinh. Tuyên bố...
Trong bối cảnh cuộc chiến thuế quan chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, các nhà máy Trung Quốc phụ thuộc vào ethane Mỹ đang trở thành “nạn nhân trực tiếp” của căng thẳng thương mại, và nguy cơ đóng cửa...
Cảnh báo của Trung Quốc được đưa ra trong bối cảnh chính quyền ông Trump được cho là đang dùng các cuộc đàm phán thương mại để thúc giục các nước chống lại Bắc Kinh.
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Nhịp giảm giá mạnh trước cú sốc thuế quan đã mở ra cơ hội cho các vị thế đầu tư giá trị Niềm tin đang trở lại với thị trường sau cú sốc thuế quan, áp lực bán tháo, giải chấp..., nhưng cơ...
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.