Vì sao ngân hàng rơi vào yếu kém, phải bị mua lại bắt buộc 0 đồng?
17:05 11/04/2025
Ngân hàng cấp tín dụng cho doanh nghiệp, dự án trong "hệ sinh thái" không hiệu quả, tín dụng trở thành nợ xấu… từ đó rơi vào tình trạng yếu kém.
Đó là ý kiến được ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam, nêu tại hội thảo "Tái cơ cấu ngân hàng, làm sao đạt hiệu quả tối đa?", do Báo Tiền Phong tổ chức ngày 11-4, tại TP HCM.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, quy mô khu vực ngân hàng thương mại hiện có 35 ngân hàng, trong đó có 5 ngân hàng 0 đồng, yếu kém và được kiểm soát đặc biệt. Nhiều ngân hàng tốt cho cạnh tranh, tốt cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, tốt cho người gửi tiền nhưng cũng rất thách thức cho việc quản lý, bảo đảm hoạt động an toàn bởi trong lĩnh vực ngân hàng thì rủi ro, thất bại thị trường rất lớn.
Nhìn vào lịch sử tái cơ cấu những ngân hàng thương mại yếu kém từ năm 2011 đến nay, có các hình thức tái cơ cấu như: Sáp nhập, hợp nhất, tham gia của nhà đầu tư mới, chuyển giao bắt buộc.
Nguyên nhân ngân hàng cổ phần rơi vào tình trạng yếu kém, theo chuyên gia của Fulbright, do ngân hàng bị thao túng bởi một nhóm cổ đông nắm tỉ lệ sở hữu lớn để tạo sự kiểm soát chi phối thông qua cấu trúc sở hữu chéo. Cơ cấu sở hữu chéo giúp vô hiệu hóa các quy định về bảo đảm hoạt động an toàn…
Thực tế, chuyển giao bắt buộc để cơ cấu lại ngân hàng thương mại là một khái niệm đã có trong Luật Các tổ chức tín dụng từ năm 2017. Tuy nhiên, cuối năm 2024 mới được áp dụng lần đầu tiên trên thực tế.
Sáp nhập, hợp nhất, tham gia của nhà đầu tư mới, chuyển giao bắt buộc... là những phương án tái cơ cấu được ngành ngân hàng triển khai thời gian qua.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, phân tích khi ngân hàng rơi vào tình trạng không bảo đảm các yêu cầu về an toàn và chất lượng hoạt động thì có thể bị áp dụng biện pháp can thiệp sớm. Nếu sau khi đã được can thiệp sớm mà vẫn không khắc phục được sẽ bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Sau một thời gian vẫn không khắc phục sẽ bị phá sản hoặc chuyển giao bắt buộc.
Với các ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Thị trường tài chính và bất động sản toàn cầu, thông tin sau khi luật sửa đổi Luật Các Tổ chức tín dụng ban hành năm 2024 thì diễn ra quá trình chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.
Cụ thể, Ngân hàng Xây dựng được chuyển giao cho Vietcombank và đổi tên thành VCBNeo; Oceanbank chuyển giao cho MBBank đổi tên thành MBV; GPBank được giao cho VPBank thực hiện tái cơ cấu; DongA Bank được chuyển giao cho HDBank, đổi tên thành Vikki Bank. Ngoài 4 ngân hàng 0 đồng, còn SCB đang nằm trong diện kiểm soát đặc biệt.
Theo các chuyên gia, các ngân hàng cần minh bạch, công bố báo cáo tài chính rõ ràng
Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại thành công, theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước cần đóng vai trò là "người cho vay cuối cùng" để bảo đảm thanh khoản và ngăn chặn rủi ro đổ vỡ mang tính hệ thống. Tái cơ cấu phải dùng nguồn lực tài chính thực từ nhà nước hoặc từ nhà đầu tư tư nhân mới đi cùng với thay đổi cấu trúc sở hữu theo hướng giảm sở hữu chéo…
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, cần một hệ thống thanh tra, giám sát mang tính hợp nhất cao hơn để phát hiện và ngăn chặn các hành vi không tuân thủ trên cả hoạt động ngân hàng và chứng khoán (tức là trên cả thị trường tiền tệ và thị trường vốn).
"Hiện nay, tất cả ngân hàng thương mại cổ phần nếu không niêm yết thì phải công bố báo cáo tài chính định kỳ, trừ các ngân hàng liên doanh nước ngoài thì không công bố. Tuy nhiên, có nhiều ngân hàng yếu kém cũng không công bố báo cáo tài chính. Các ngân hàng cần minh bạch, công bố báo cáo tài chính rõ ràng" – ông Nguyễn Xuân Thành nói.
Sáng 11/4, Sở Giao thông Công chánh TP.HCM phối hợp cùng Sacombank và Mastercard ra mắt Hệ thống thẻ vé điện tử và thẻ Sacombank Mastercard MultiPass - dòng thẻ thanh toán xanh ưu việt dành cho người dân thường...
Kết thúc quý I, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank, MCK: TPB) thu về hơn 2.100 tỷ đồng lợi nhuận, tạo bước chạy đà tích cực cho việc thực hiện mục tiêu 2025.
Theo UOB, xu hướng rủi ro đang nghiêng về khả năng NHNN giảm lãi suất, do áp lực suy giảm từ hoạt động kinh doanh và xuất khẩu, trong bối cảnh mức thuế 46% từ Mỹ có thể gây cú sốc cho nền kinh tế Việt Nam.
Ngày 10/04/2025, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty Cổ phần Base Enterprise (Base.vn) đã ký kết thỏa thuận hợp tác tích hợp dịch vụ ngân hàng trên nền tảng quản trị doanh nghiệp của Base.vn.
Để dòng tiền nhàn rỗi của khách hàng không chỉ sinh lời tối đa mà còn thuận tiện khi gửi, Ngân hàng Bản Việt (BVBank) ra mắt Chứng chỉ tiền gửi trên ngân hàng số Digimi với lãi suất hấp dẫn...
Để việc tái cơ cấu ngân hàng thông qua phương án chuyển giao có hiệu quả, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng vốn chủ sở hữu của ngân hàng được tái cơ cấu phải đảm bảo 3,000 tỷ đồng và ngân hàng mẹ phải bảo lãnh tiền khách hàng gửi từ ngân hàng con.
(ĐTCK) Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam được dự báo có thể tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng trên 10% trong năm nay, đặc biệt tại các sản phẩm bảo hiểm cá nhân và doanh nghiệp.
Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC – Mã: VDS) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý I, ghi nhận kết quả kinh doanh lao dốc cả về doanh thu và lợi nhuận. Đây được xem là quý kinh doanh khó khăn trong...
Sáng 19/4, tại hội thảo "Lựa chọn doanh nghiệp tốt", Chủ tịch FiinGroup Nguyễn Quang Thuân chia sẻ cách xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả dựa trên bộ tiêu chí lọc cổ phiếu, giúp nhà đầu tư cá nhân tiệm cận tư duy của tổ chức lớn.
Thời điểm Vingroup khởi công dự án diễn ra trong bối cảnh TP. HCM chuẩn bị hợp nhất hành chính với các tỉnh Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu, trở thành siêu đô thị có GRDP ước đạt 114,3 tỷ USD.
TPBank dự kiến chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 10%, đồng thời tăng vốn điều lệ lên hơn 27.740 tỷ đồng thông qua phát hành cổ phiếu để trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
(ĐTCK) Sau tuần phục hồi, thị trường đã chuyển qua trạng giằng co và điều chỉnh nhẹ. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định thị trường trong tuần qua.
(ĐTCK) Nhà đầu tư ngoại đã có tuần giao dịch sôi động và bán ròng hơn 5.200 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tuần trước, với tâm điểm là một cổ phiếu lớn bị bán ròng tới gần 4.500 tỷ đồng.
Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ diện tích 2.870 ha do Tập đoàn Vingroup đầu tư sẽ có tòa tháp cao 108 tầng, safari, công viên chủ đề, khu biệt thự hạng sang, các toà căn hộ cao cấp...
Ông Trần Minh Đạt, người từ Ngân hàng Quân đội (MB), sẽ đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT của MIC sau khi ông Uông Đông Hưng từ nhiệm.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.