Vì sao Fed vẫn chưa thể cắt giảm lãi suất ngay lập tức dù ghi nhận hàng loạt báo cáo lạm phát tích cực?
09:55 14/03/2025
Bề ngoài, dữ liệu lạm phát tháng 2 công bố trong tuần này mang lại một số tín hiệu tích cực. Tuy nhiên, ẩn sau đó vẫn tồn tại những dấu hiệu có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) duy trì lập trường thận trọng về lãi suất.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và chỉ số giá sản xuất (PPI) đều thấp hơn dự báo. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc chỉ số đo lường lạm phát chính mà Fed theo dõi sẽ có phản ứng tương tự. Nhiều chuyên gia Phố Wall nhận định rằng các nhà hoạch định chính sách chưa thể yên tâm với những con số này.
Nhà kinh tế Stephen Juneau của Bank of America nhận xét: "Tóm lại, tiến trình kiểm soát lạm phát năm 2025 bắt đầu theo một hướng không mấy thuận lợi. Dự báo về lạm phát theo chỉ số PCE củng cố quan điểm của chúng tôi rằng lạm phát sẽ khó có thể giảm đủ để Fed có thể cắt giảm lãi suất trong năm nay. Đặc biệt, các chính sách hiện tại có xu hướng thúc đẩy lạm phát tăng. Chúng tôi giữ nguyên quan điểm rằng lãi suất chính sách sẽ không đổi cho đến cuối năm, trừ khi dữ liệu kinh tế yếu đi đáng kể".
Thị trường hiện cũng đồng thuận với nhận định này. Theo tính toán của CME Group, các nhà giao dịch gần như không đặt cược vào khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong cuộc họp của Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) vào tuần tới. Xác suất cắt giảm lãi suất vào tháng 5 cũng chỉ ở mức 25%.
Mặc dù Fed theo dõi chỉ số CPI và PPI do Cục Thống kê Lao động công bố, nhưng chỉ số tiêu dùng cá nhân (PCE) của Bộ Thương mại mới là thước đo lạm phát quan trọng nhất đối với ngân hàng trung ương.
Các quan chức Fed tin rằng chỉ số PCE, đặc biệt là lõi PCE (loại trừ giá thực phẩm và năng lượng), phản ánh xu hướng giá cả toàn diện hơn. Ngoài ra, PCE cũng phản ánh chính xác hơn hành vi chi tiêu của người tiêu dùng. Ví dụ, nếu người tiêu dùng chuyển sang mua thịt gà thay vì thịt bò, điều này sẽ thể hiện rõ hơn trong chỉ số PCE thay vì CPI hay PPI.
Phần lớn các nhà kinh tế dự đoán rằng báo cáo PCE sắp công bố vào cuối tháng này sẽ cho thấy lạm phát giữ nguyên ở mức 2,6% hoặc thậm chí có thể tăng nhẹ. Con số này vẫn còn xa mục tiêu 2% của Fed.
Báo cáo PPI công bố ngày 13/3 dường như đang dự báo chỉ số PCE sắp tới có thể cao hơn kỳ vọng. Trưởng bộ phận chính sách toàn cầu và chiến lược ngân hàng trung ương Krishna Guha tại Evercore ISI nhận định: "Thay vì giảm dần trong quý 2, PCE có vẻ sẽ biến động và khó đoán hơn".
Một số yếu tố từ PPI có thể tác động đến PCE và đẩy lạm phát lên cao hơn bao gồm giá dịch vụ y tế tại bệnh viện, bảo hiểm và chi phí vận tải hàng không. Theo nhà kinh tế trưởng Sam Tombs tại Pantheon Macroeconomics, số liệu này chắc chắn sẽ khiến Fed lo lắng.
Ông dự đoán chỉ PCE lõi tháng 2 sẽ tăng lên 2,8%, cao hơn 0,2 điểm phần trăm so với tháng 1. Bank of America và Citigroup cũng đưa ra dự báo tương tự, với kỳ vọng lạm phát ở mức 2,7%.
Dù con số cụ thể ra sao, xu hướng hiện tại đang đi lệch hướng so với mục tiêu kiểm soát lạm phát của Fed. Chỉ số CPI lõi đã giảm xuống 3,1%, mức thấp nhất kể từ tháng 4/2021, nhưng vẫn còn khá cao.
Dù dự đoán PCE tháng 2 sẽ tăng, một số nhà phân tích tin rằng lạm phát có thể giảm trở lại trong những tháng sau đó, ngay cả khi phải chịu tác động từ thuế quan.
Citigroup nhận định rằng chỉ số PCE tháng 3 sẽ mang đến kết quả "tích cực hơn nhiều". Các chuyên gia đồng thời đưa ra dự báo ngoài lề rằng Fed có thể nối lại việc cắt giảm lãi suất ngay trong tháng 5. Tuy nhiên, thị trường hiện nghiêng nhiều hơn về khả năng Fed sẽ bắt đầu hạ lãi suất từ tháng 6.
Lập nhóm ăn xin lê la ở thành phố du lịch, nhiều người trẻ Trung Quốc nói họ làm vậy "cho vui", để xả stress hoặc vượt ra ngoài chuẩn mực chứ không phải mưu sinh.
Theo Ngoại trưởng Ấn Độ, nước này "hoàn toàn không quan tâm" đến việc làm suy yếu đồng đô la Mỹ và các thành viên của BRICS vẫn chưa thống nhất về hệ thống thanh toán thay thế.
Giá vàng tăng lên mức cao kỷ lục mới vào ngày thứ Năm (13/03) với động lực thúc đẩy đến từ sự bất ổn về thuế quan gia tăng và kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ.
Các bộ trưởng ngoại giao thuộc nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã nhóm họp tại thị trấn La Malbaie, tỉnh Quebec - Canada ngày 13-3
Giá dầu giảm vào ngày thứ Năm (13/03), khi thị trường cân nhắc những lo ngại về kinh tế vĩ mô, bao gồm rủi ro rằng cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và các quốc gia khác có thể gây tổn hại đến nhu cầu toàn cầu.
Ngày 13/3, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, Liên minh châu Âu (EU) sẵn sàng đàm phán với Mỹ về vấn đề tăng thuế quan giữa hai bên nhằm giải quyết các căng thẳng thương mại hiện nay.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
UBND TP. HCM kiến nghị Thủ tướng bổ sung tuyến đường sắt đô thị nối trung tâm thành phố với huyện Cần Giờ vào danh mục dự án thuộc Nghị quyết 188, nhằm đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Dự án do...
Trong thông điệp gửi cổ đông tại báo cáo thường niên 2024, bà Phạm Minh Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán VNDirect, đã có những chia sẻ những khó khăn trong năm qua và đề cập...
Bức tranh kinh doanh một số ngân hàng tiết lộ kết quả kinh doanh khả quan mức tăng trưởng hai, ba chữ số, trong khi có nhà băng đã chuyển từ lỗ sang lãi trong quý đầu năm.
(ĐTCK) Áp lực bán gia tăng trên diện rộng khiến các nhóm đua nhau giảm điểm, đã khiến VN-Index có thời điểm lùi về sát mốc 1.200 điểm. Tuy nhiên, thị trường vẫn đón những "điểm nóng" ở nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.