• CIM 11.24 0.02(0.13%)
  • BTC 87303.00 2123.76(2.49%)
  • GOLD 3420.820 93.990(2.83%)
  • WTI 62.75 0.93(1.46%)
  • EUR/USD 1.15160 0.01000(1.11%)
  • EUR/GBP 0.86085 0.00448(0.52%)
  • USD/CHF 0.80809 0.01000(0.91%)
  • USD/JPY 140.766 1.340(0.94%)
  • USD/CAD 1.38269 0.00138(0.1%)
  • GBP/USD 1.33766 0.01000(0.64%)
  • CAD/CHF 0.58434 0.00491(0.84%)
  • AUD/USD 0.64182 0.00462(0.72%)
  • NZD/USD 0.60014 0.01000(1.25%)
  • CIM 11.24 0.02(0.13%)
  • BTC 87303.00 2123.76(2.49%)
  • GOLD 3420.820 93.990(2.83%)
  • WTI 62.75 0.93(1.46%)
  • EUR/USD 1.15160 0.01000(1.11%)
  • EUR/GBP 0.86085 0.00448(0.52%)
  • USD/CHF 0.80809 0.01000(0.91%)
  • USD/JPY 140.766 1.340(0.94%)
  • USD/CAD 1.38269 0.00138(0.1%)
  • GBP/USD 1.33766 0.01000(0.64%)
  • CAD/CHF 0.58434 0.00491(0.84%)
  • AUD/USD 0.64182 0.00462(0.72%)
  • NZD/USD 0.60014 0.01000(1.25%)

Trung Quốc độc quyền đất hiếm - sự lợi hại trong các cuộc chiến thương mại

08:40 06/09/2024

Trung Quốc nhanh chóng trở thành cường quốc về đất hiếm nhờ một chiến lược dài hạn và đầu tư mạnh mẽ. Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng trên toàn cầu, đất hiếm trở thành một công cụ cạnh tranh chiến lược.

Chiếm thị phần độc quyền về đất hiếm cả chục năm

Từ những năm 1980, chính phủ Trung Quốc nhận ra tầm chiến lược quan trọng của đất hiếm nên đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp này.

Năm 1987, nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó là Đặng Tiểu Bình đã tuyên bố nếu Trung Đông có dầu thì Trung Quốc có đất hiếm khi đi thăm Bayan Obo, Nội Mông, nay là mỏ đất hiếm lớn nhất và được khai thác nhiều nhất thế giới.

Năm 1993, Trung Quốc dẫn đầu thị trường đất hiếm với 38% sản lượng toàn cầu được khai thác và chế biến tại nước này, Mỹ bám sát phía sau với 33% thị phần; Úc, Malaysia, và Ấn Độ cũng có vai trò quan trọng trong ngành.

Đến năm 2011, Trung Quốc chiếm tới 97% sản lượng toàn cầu. Thị phần độc quyền trong lĩnh vực đất hiếm của Trung Quốc gần như không thay đổi trong 10 năm qua.

Câu chuyện đất hiếm của Trung Quốc bắt nguồn từ những khám phá quặng đất hiếm đầu tiên tại Bayan Obo vào năm 1927. Tuy nhiên, phải đến những năm 1950, khi nhận ra tầm quan trọng chiến lược của loại tài nguyên quý giá này, Trung Quốc mới bắt đầu đầu tư mạnh mẽ vào khai thác và chế biến đất hiếm.

Trung Quốc độc quyền đất hiếm - sự lợi hại trong các cuộc chiến thương mại

Mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới, Bayan Obo, nằm tại Nội Mông, Trung Quốc. Ảnh: The Sunday Guardian

Chính phủ Trung Quốc đã thành lập Nhóm lãnh đạo phát triển và ứng dụng đất hiếm quốc gia vào năm 1975, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng ngành công nghiệp đất hiếm.

Với trữ lượng khổng lồ và sự hỗ trợ toàn diện từ nhà nước, Trung Quốc đã nhanh chóng xây dựng một chuỗi cung ứng đất hiếm hoàn chỉnh, từ khai thác, tinh chế đến sản xuất các sản phẩm cuối cùng. Đồng thời, chính sách ưu đãi đầu tư và chi phí lao động thấp cũng là những yếu tố quan trọng giúp Trung Quốc thu hút các doanh nghiệp trong giai đoạn đầu.

Trong suốt những năm 1980 và 1990, Trung Quốc không ngừng tăng cường vị thế của mình trên thị trường đất hiếm. Với những khoản đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu, phát triển và công nghệ tinh chế, Trung Quốc nhanh chóng trở thành một "cường quốc đất hiếm".

Đến cuối thập niên 1980, đất hiếm Trung Quốc đã tràn ngập thị trường thế giới với giá cả cạnh tranh, buộc nhiều đối thủ phải rút lui.

Sự thống trị của Trung Quốc càng được củng cố vào những năm 1990, khi Bắc Kinh phân loại đất hiếm là “khoáng sản được bảo vệ mang tính chiến lược” nhằm hạn chế quyền tiếp cận của nước ngoài, đưa ra các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và thắt chặt nguồn cung toàn cầu.

Điều đó đồng nghĩa với việc các nhà đầu tư nước ngoài không được phép khai thác đất hiếm, chỉ được chế biến đất hiếm khi thành lập liên doanh với một công ty Trung Quốc - và phải được chính phủ chấp thuận.

Đất hiếm trở thành công cụ cạnh tranh chiến lược

Đến năm 2005, những biện pháp này được bổ sung bằng các chính sách hạn ngạch sản xuất, lệnh cấm xuất khẩu đất hiếm cô đặc, áp thuế xuất khẩu đối với oxit đất hiếm và kim loại. Đây cũng là lúc các tác động nghiêm trọng đối với môi trường và sức khoẻ nhận được sự chú ý từ Bắc Kinh, phần lớn là do các quy định lỏng lẻo và kỹ thuật lỗi thời.

Để giải quyết các vấn đề này, chính phủ Trung Quốc đã quyết định can thiệp mạnh mẽ. Từ năm 2010, Bắc Kinh công bố dự thảo chiến lược nhằm hợp nhất ngành công nghiệp đất hiếm, giảm số lượng mỏ và nhà máy và siết chặt các quy tắc bảo vệ môi trường.

Những chính sách này nhằm giải quyết tình trạng công suất quá mức, ô nhiễm nặng nề và quản lý tài nguyên kém. Năm 2011 và 2012, Kế hoạch cải cách ngành đất hiếm được Quốc vụ Viện ban hành.

Những nỗ lực củng cố tiếp theo, đặc biệt là Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp đất hiếm, do Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc thúc đẩy vào năm 2016, làm giảm đáng kể số lượng doanh nghiệp được phép tham gia khai thác và chế biến đất hiếm xuống còn 4 công ty.

Đến năm 2021, Tập đoàn Đất hiếm Trung Quốc được hợp nhất từ một loạt doanh nghiệp khác, chiếm 70% tổng hoạt động sản xuất đất hiếm trong nước.

Trong giai đoạn cải cách này, chính phủ Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát lĩnh vực đất hiếm thông qua việc xây dựng các kho dự trữ chiến lược và giới thiệu thuế xuất khẩu đối với các sản phẩm cuối cùng sử dụng đất hiếm.

Những chính sách trên khiến cơ cấu của lĩnh vực đất hiếm Trung Quốc thay đổi hoàn toàn, với số lượng đất hiếm được xuất khẩu giảm từ 90% vào năm 2000 xuống còn 20% vào năm 2012. Điều này cũng tạo nên nguồn cung đất hiếm giá rẻ và dồi dào trong nước, kịp thời hỗ trợ mạnh mẽ các lĩnh vực công nghệ mới nổi của Trung Quốc như năng lượng sạch và xe điện.

Trung Quốc độc quyền đất hiếm - sự lợi hại trong các cuộc chiến thương mại

Giá đất hiếm rất dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố địa chính trị, như năm 2010 khi Trung Quốc quyết định ngừng xuất khẩu đất hiếm tạm thời sang Nhật Bản đã làm giá tăng vọt. Nguồn: Stratfor

Trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng, đất hiếm trở thành một công cụ cạnh tranh chiến lược. Đối với nhiều quốc gia phương Tây, sự phụ thuộc ngày càng tăng vào một nguồn cung duy nhất từ Trung Quốc đang làm dấy lên những lo ngại về an ninh quốc gia và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng.

Các nỗ lực đang được triển khai trên khắp thế giới để đa dạng hoá các nguồn đất hiếm và phát triển năng lực chế biến trong nước. Tuy nhiên, sáng kiến này đối mặt với những thách thức đáng kể, bao gồm chi phí phát triển công nghệ chế biến rất cao và luật bảo vệ môi trường nghiêm ngặt tại nhiều quốc gia.

Đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc, đất hiếm có thể được sử dụng như một vũ khí thương mại trong cuộc cạnh tranh kinh tế giữa cả hai bên. Minh họa rõ nhất là khi Mỹ áp đặt lệnh hạn chế xuất khẩu công nghệ bán dẫn tiên tiến đối với Trung Quốc vào năm 2022; năm 2023, Trung Quốc đáp trả bằng lệnh cấm xuất khẩu toàn bộ công nghệ chế biến đất hiếm.

Trong bối cảnh này, các quốc gia cũng cần có những chính sách phù hợp để quản lý rủi ro và tận dụng cơ hội trong một lĩnh vực đất hiếm. Đặc biệt với Việt Nam, khi chúng ta có nguồn dự trữ đất hiếm lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.

>>'Cơn khát' đất hiếm toàn cầu và sự chiếm lĩnh của Trung Quốc

Nội dung liên quan:Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm
Quốc gia có diện tích chỉ bằng 1/130 Việt Nam nhưng giàu nhất thế giới theo GDP bình quân đầu người, đến Mỹ còn 'kém xa'
Quốc gia có diện tích chỉ bằng 1/130 Việt Nam nhưng giàu nhất thế giới theo GDP bình quân đầu người, đến Mỹ còn 'kém xa'
7 tháng trước
Với dân số chỉ hơn 600.000 người, Luxembourg nổi bật với thu nhập bình quân đầu người thuộc hàng cao nhất toàn cầu, nền kinh tế đa dạng và một môi trường kinh doanh thân thiện.
Ukraine hé lộ kế hoạch bí mật của Nga ở Kursk, Moscow cảnh báo thảm họa hạt nhân
Ukraine hé lộ kế hoạch bí mật của Nga ở Kursk, Moscow cảnh báo thảm họa hạt nhân
7 tháng trước
Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine cho hay, Moscow đã lên kế hoạch tấn công từ Kursk vào Ukraine, trước khi các lực lượng Kiev tiến hành đột kích vào vùng biên Nga.
Cảnh tượng hãi hùng ở Trung Quốc trước khi siêu bão Yagi chính thức đổ bộ
Cảnh tượng hãi hùng ở Trung Quốc trước khi siêu bão Yagi chính thức đổ bộ
7 tháng trước
Những hình ảnh về trận sấm sét xảy ra vào rạng sáng 5/9 tại Hải Khẩu (Hải Nam, Trung Quốc) khiến nhiều người không khỏi khiếp sợ.
Chuyên gia kinh tế: 'Fed hạ lãi suất 0,5% trong tháng này sẽ khiến thị trường hoảng loạn'
Chuyên gia kinh tế: 'Fed hạ lãi suất 0,5% trong tháng này sẽ khiến thị trường hoảng loạn'
7 tháng trước
Theo một nhà kinh tế, việc Cục Dự trữ Liên bang (Fed) hạ lãi suất mạnh trong tháng này có thể sẽ khiến thị trường tài chính lo ngại và phát tín hiệu sai lệch về rủi ro suy thoái sắp xảy ra.
Kursk rực lửa: Nga tung chiến thuật độc lạ, quân Ukraine bỏ chạy - Lính bắn tỉa phục sẵn ra đòn kết liễu
Kursk rực lửa: Nga tung chiến thuật độc lạ, quân Ukraine bỏ chạy - Lính bắn tỉa phục sẵn ra đòn kết liễu
7 tháng trước
Nga tuyên bố đã đạt được chiến tích đầu tiên với chiến thuật mới. Sau khi tháo chạy, các binh sĩ Ukraine tưởng thoát thân nhưng "cơn ác mộng" đã đợi họ ngay trước cổng rừng.
Các gia tộc siêu giàu sẽ kiểm soát 9.5 ngàn tỷ USD vào năm 2030
Các gia tộc siêu giàu sẽ kiểm soát 9.5 ngàn tỷ USD vào năm 2030
7 tháng trước
Theo ước tính của công ty tư vấn Deloitte, tài sản của các gia đình siêu giàu có thể đạt 9.5 ngàn tỷ USD vào năm 2030, tăng 73% so với mức 5.5 ngàn tỷ USD hiện tại, nhờ các văn phòng gia đình phát triển và chuyển đổi thành các quỹ đầu tư cạnh tranh.
'Quà hối lộ' của cựu quan chức Mỹ bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc: Được... giao vịt muối tận nhà
'Quà hối lộ' của cựu quan chức Mỹ bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc: Được... giao vịt muối tận nhà
7 tháng trước
BBC ngày 4/9 đưa tin, một cựu trợ lý cấp cao trong chính quyền bang New York, Mỹ bị cáo buộc làm gián điệp cho Trung Quốc.
Tổng thống Biden sắp chặn thỏa thuận mua US Steel của Nippon Steel
Tổng thống Biden sắp chặn thỏa thuận mua US Steel của Nippon Steel
7 tháng trước
(ĐTCK) Theo các nguồn tin thân cận, Tổng thống Biden đang chuẩn bị tuyên bố chặn đứng nỗ lực thâu tóm US Steel trị giá 14,9 tỷ USD của tập đoàn Nhật Bản Nippon Steel.
Dow Jones mất hơn 200 điểm, S&P 500 giảm ba phiên liên tiếp khi nỗi lo suy thoái trở lại
Dow Jones mất hơn 200 điểm, S&P 500 giảm ba phiên liên tiếp khi nỗi lo suy thoái trở lại
7 tháng trước
Hai chỉ số Dow Jones và S&P 500 cùng giảm trong phiên 5/9 khi báo cáo việc làm tư nhân của ADP một lần nữa làm dấy lên nỗi lo suy thoái trên Phố Wall.
Dầu giảm nhẹ khi OPEC+ trì hoàn kế hoạch tăng sản lượng
Dầu giảm nhẹ khi OPEC+ trì hoàn kế hoạch tăng sản lượng
7 tháng trước
Giá dầu giảm nhẹ vào ngày thứ Năm (05/09), khép phiên gần mức 69 USD/thùng, khi OPEC+ trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng sau khi các hợp đồng dầu bị bán tháo mạnh trong tuần này.
Dow Jones mất 200 điểm, S&P 500 giảm 3 phiên liên tiếp
Dow Jones mất 200 điểm, S&P 500 giảm 3 phiên liên tiếp
7 tháng trước
Chứng khoán Mỹ tiếp tục gặp khó khăn trong ngày thứ Năm (05/09), khi nhà đầu tư bán tháo các tài sản rủi ro và ngày càng lo ngại về triển vọng nền kinh tế Mỹ trước khi có báo cáo lao động quan trọng vào ngày 06/09.
Các ngân hàng lớn lo ngại Trung Quốc khó đạt mục tiêu tăng trưởng 5%
Các ngân hàng lớn lo ngại Trung Quốc khó đạt mục tiêu tăng trưởng 5%
7 tháng trước
Ngày 4/9, ngân hàng Bank of America của Mỹ hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc từ 5% xuống 4,8% và ngân hàng đầu tư TD Securities của Canada đã cắt giảm dự báo từ 5,1% xuống 4,7%.
Thứ Ba, 22/04/2025
04:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1.5%
1.5%
04:00
   
South_KoreaKRWSouth_Korea
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 0.0%
0.0%
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.74B
6.74B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.23B
6.23B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6,510M
-6,510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 510M
510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.74B
6.74B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 6.23B
6.23B
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6,510M
-6,510M
05:45
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo: 80M
Trước đó: 510M
80M
510M
Cập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lầnCập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lần
3 giờ trước
Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) báo lãi trước thuế tăng 339% đạt 64 tỷ đồng. Thủy điện Miền Trung (CHP) báo lãi trước thuế tăng 286% đạt 127 tỷ đồng.
Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'
5 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tăng sức ép lên Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell về vấn đề chính sách tiền tệ.
Chủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 nămChủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 năm
5 giờ trước
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Tổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tứcTổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tức
5 giờ trước
Chiến dịch gây áp lực của Tổng thống Donald Trump lên Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn tiếp diễn.
Cổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nayCổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nay
6 giờ trước
Các dự án của Novaland (NVL) tại TP. HCM đang được đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý.
Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0
8 giờ trước
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phụcNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phục
9 giờ trước
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằngGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằng
9 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4
9 giờ trước
lịch sự kiện chứng khoán,doanh nghiệp niêm yết,thị trường chứng khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4
9 giờ trước
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VICGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VIC
10 giờ trước
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ
10 giờ trước
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.