• CIM 11.31 0.08(0.68%)
  • VNI 1207.07 12.05(0.99%)
  • BTC 88125.60 2946.36(3.46%)
  • GOLD 3415.682 88.850(2.67%)
  • WTI 61.99 1.69(2.65%)
  • EUR/USD 1.15115 0.01000(1.07%)
  • EUR/GBP 0.86032 0.00396(0.46%)
  • USD/CHF 0.80681 0.01000(1.06%)
  • USD/JPY 140.798 1.310(0.92%)
  • USD/CAD 1.38213 0.00193(0.14%)
  • GBP/USD 1.33795 0.01000(0.67%)
  • CAD/CHF 0.58367 0.01000(0.95%)
  • AUD/USD 0.64107 0.00385(0.60%)
  • NZD/USD 0.60002 0.01000(1.23%)
  • CIM 11.31 0.08(0.68%)
  • VNI 1207.07 12.05(0.99%)
  • BTC 88125.60 2946.36(3.46%)
  • GOLD 3415.682 88.850(2.67%)
  • WTI 61.99 1.69(2.65%)
  • EUR/USD 1.15115 0.01000(1.07%)
  • EUR/GBP 0.86032 0.00396(0.46%)
  • USD/CHF 0.80681 0.01000(1.06%)
  • USD/JPY 140.798 1.310(0.92%)
  • USD/CAD 1.38213 0.00193(0.14%)
  • GBP/USD 1.33795 0.01000(0.67%)
  • CAD/CHF 0.58367 0.01000(0.95%)
  • AUD/USD 0.64107 0.00385(0.60%)
  • NZD/USD 0.60002 0.01000(1.23%)

Triển vọng ngành hàng không năm 2023: Tiềm năng phục hồi phụ thuộc vào giá nhiên liệu, điểm nghẽn hạ tầng

06:34 03/01/2023

Năm 2023, ngành hàng không Việt Nam có cơ hội tăng trưởng tích cực, doanh thu phục hồi mạnh nhờ đại dịch COVID-19 sắp kết thúc trên thế giới và giá nhiên liệu giảm trong năm 2023. Tuy vậy, nhiều thách thức vẫn còn tồn tại trong thời gian tới, đặc biệt là các điểm nghẽn hạ tầng hàng không ở Việt Nam và nguy cơ thiếu hụt phi công và nhân viên kỹ thuật trong tương lai.

01-01-2023 Vietnam Airlines giảm lỗ 70 tỷ so với kế hoạch 2022, doanh thu gấp 2,6 lần năm trước

28-12-2022 Vietnam Airlines dẫn đầu số chuyến bay, Bamboo Airways đúng giờ nhất 11 tháng

06-12-2022 VNDirect dự báo Vietjet lãi ròng hơn 1.300 tỷ trong năm 2022

Triển vọng ngành hàng không năm 2023: Tiềm năng phục hồi phụ thuộc vào giá nhiên liệu, điểm nghẽn hạ tầng

Hàng không Việt Nam có cơ hội phục hồi mạnh mẽ trong năm 2023. (Ảnh minh họa: Đức Quyền).

Trong ba năm qua, ngành hàng không đã trải qua những hỗn loạn bất ngờ. Nhu cầu giao thông hàng không tăng mạnh trở lại trong năm 2022, dẫn đến khả năng phục hồi vào năm 2023 về mức trước đại dịch COVID.

Sự ổn định của ngành hàng không sẽ tiếp tục bị thách thức. Trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu hiện nay với các con số lạm phát kỷ lục, nhu cầu du lịch giải trí trên toàn thế giới nhiều khả năng sẽ giảm.

Ngành hàng không quốc tế của Việt Nam cũng bị ảnh hưởng tương tự trong năm 2022 vừa qua, nhưng bức tranh có triển vọng khả quan hơn cho năm 2023. Hiệp hội các sân bay quốc tế (ACI) dự báo lưu lượng hành khách nội địa toàn cầu đạt mức của năm 2019 vào cuối năm 2023. Tuy nhiên, lưu lượng hành khách quốc tế sẽ cần thêm gần một năm nữa để phục hồi và sẽ chỉ đạt mức trước dịch vào nửa cuối năm 2024.

Ở cấp độ quốc gia, các thị trường có lưu lượng hành khách nội địa đáng kể dự kiến sẽ phục hồi về mức trước COVID-19 vào nửa cuối năm 2023. Một số thị trường bị hạn chế nghiêm ngặt khó có thể trở lại mức của năm 2019 cho đến năm 2024. 

Đối với ngành hàng không Việt Nam, sản lượng khách nội địa tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2022 và lượng khách quốc tế phục hồi gần như hoàn toàn vào cuối năm 2023. Qua những ngày “u ám”, lợi nhuận ngành hàng không hứa hẹn hồi phục hoàn toàn trong năm 2023.

Dự báo năm 2023, ngành hàng không Việt Nam sẽ tăng trưởng tích cực, doanh thu phục hồi mạnh với triển vọng thuận lợi là đại dịch COVID-19 sắp kết thúc trên thế giới và giá nhiên liệu giảm trong năm 2023, nhưng vẫn còn nhiều thách thức trong thời gian tới, đặc biệt là các điểm nghẽn hạ tầng hàng không ở Việt Nam và nguy cơ thiếu hụt phi công và nhân viên kỹ thuật trong tương lai.

Triển vọng ngành hàng không năm 2023: Tiềm năng phục hồi phụ thuộc vào giá nhiên liệu, điểm nghẽn hạ tầng

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. (Ảnh: Song Ngọc).

 

Đại dịch COVID-19 sắp kết thúc trên thế giới

Đối với phần lớn thế giới, năm 2022 đánh dấu điểm khởi đầu của quá trình kết thúc COVID-19. “Đại dịch đã qua,” Tổng thống Mỹ Joe Biden nói vào tháng 9, đề cập đến hành vi đang thay đổi của người Mỹ.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn chưa tuyên bố chấm dứt tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng vì COVID được đưa ra vào tháng 1/2020. Tuy nhiên hôm 14/12 mới đây, WHO đã đưa ra nhận định lạc quan rằng tình trạng khẩn cấp có thể được dỡ bỏ vào năm 2023.

Cũng từ 14/12 Trung Quốc đã "xoay trục" cuộc chiến chống dịch COVID-19 từ kiềm chế lây nhiễm sang điều trị y tế, đảm bảo mở cửa trở lại an toàn. Dự kiến từ 8/1/2023, Trung Quốc sẽ mở cửa biên giới, chấm dứt hạn chế số chuyến bay quốc tế đến nước này và không còn yêu cầu cách ly sau nhập cảnh.

Bầu trời khắp nơi đều dần dần mở cửa để ngành hàng không trở lại hoạt động và phát triển như trước. Các dự báo lâu dài đều cho thấy triển vọng về một thập kỷ tăng trưởng của ngành hàng không hậu COVID.

Dự báo giá nhiên liệu giảm

Tại ngày cuối năm 2022, giá dầu thô Brent chuẩn quốc tế dừng ở 85,7 USD/thùng, giá dầu thô WTI tại Mỹ đạt 80,5 USD/thùng. Các con số này đều thấp hơn đáng kể so với đỉnh thiết lập vào tháng 3 khi xung đột Nga – Ukraine mới nổ ra.

Tháng 12 vừa qua, Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) đã hạ dự báo giá dầu WTI trung bình năm 2023 xuống còn 86,36 USD/thùng, thấp hơn mức 89,33 USD từng dự báo trong tháng 11 và giảm đáng kể so với mức trung bình 95 USD/thùng của năm 2022.

Một cuộc khảo sát 38 nhà kinh tế và nhà phân tích dự báo giá dầu thô Brent chuẩn năm 2023 ở mức trung bình 93,65 USD/thùng, giảm khoảng 7% so với trung bình năm 2022.

Các yếu tố cung cầu mâu thuẫn nhau đã làm gia tăng sự không chắc chắn trong dự báo giá dầu. Những lo ngại về suy thoái kinh tế gia tăng ở cả Mỹ và châu Âu, chiến dịch nâng lãi suất liên tiếp của các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới cùng với sự suy giảm kinh tế ở Trung Quốc đã làm giảm nhu cầu năng lượng.

Ngược lại, các biện pháp trừng phạt mở rộng đối với xuất khẩu dầu của Nga - gần đây nhất là mức trần giá 60 USD/thùng mà G7 và EU áp dụng - đã dẫn đến sự không chắc chắn về nguồn cung từ nhà sản xuất lớn thứ hai thế giới.

EU đã cấm nhập khẩu tất cả sản phẩm dầu thô và dầu mỏ vận chuyển bằng đường biển của Nga, chiếm 90% lượng dầu nhập khẩu hiện tại của EU từ nước Nga.

Các biện pháp trừng phạt mới được thực hiện của châu Âu đối với dầu của Nga cho đến nay có rất ít tác động đến thị trường năng lượng. Sản lượng dầu mỏ của Nga vẫn được duy trì, nhu cầu tăng trưởng yếu hơn dự kiến có nghĩa là thị trường dầu mỏ có thể sẽ tiếp tục dư thừa cung trong đầu năm 2023, giúp hạn chế đà tăng của giá dầu.

OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm 2023 do ảnh hưởng của các hạn chế do COVID ở Trung Quốc, áp lực lạm phát và những lo ngại về tăng trưởng kinh tế giảm tốc, đặc biệt là ở châu Âu.

Trong thập niên tới với mục tiêu giảm khí thải CO2 từ năng lượng hóa thạch và sự phát triển của năng lượng tái tạo, nhu cầu và giá dầu sẽ giảm dần. Đó là triển vọng tốt cho ngành hàng không.

Triển vọng ngành hàng không năm 2023: Tiềm năng phục hồi phụ thuộc vào giá nhiên liệu, điểm nghẽn hạ tầng

Giá nhiên liệu bay cao hơn so với trước dịch nhưng thấp hơn nhiều so với đầu xung đột Nga - Ukraine.

Cuộc chiến Nga – Ukraine còn ảnh hưởng đến ngành hàng không

Cuộc chiến Nga - Ukraine và các lệnh trừng phạt sau đó của Âu Mỹ áp đặt lên nước Nga đã mang đến vô số thách thức cho ngành hàng không thế giới, ngay khi ngành này đang phục hồi sau giai đoạn tê liệt vì phong tỏa trong đại dịch COVID-19.

Kể từ khi xung đột bùng phát vào tháng 2/2022, Canada, EU, Anh, Mỹ và nhiều quốc gia khác đã cấm máy bay Nga vào không phận của họ. Nga đã trả đũa bằng cách cấm máy bay 36 quốc gia bay qua bầu trời của mình.

Các biện pháp trừng phạt lẫn nhau đã làm rung chuyển lĩnh vực hàng không, dẫn đến việc hủy bỏ hoặc định tuyến lại các chuyến bay, tăng giá vé máy bay, tăng chi phí nhiên liệu, cùng nhiều vấn đề khác.

Việc máy bay Trung Quốc quay trở lại bầu trời và nới lỏng các hạn chế về COVID-19 đang làm gia tăng mối lo ngại về tình trạng tắc nghẽn và căng thẳng thương mại có thể xảy ra ở những nơi xa xôi như châu Âu, khi các hãng vận tải tìm cách khôi phục các dịch vụ sinh lợi mà không thể bay qua Nga.

Các hãng hàng không phương Tây đã không được tiếp cận các hành lang hàng không Đông-Tây của Nga kể từ khi Moscow tấn công Ukraine hồi tháng 2. Nhưng các hãng bay chở khách cũng như chở hàng hóa Trung Quốc vẫn tiếp tục được bay qua không phận Nga.

Khi Trung Quốc mở lại bầu trời và việc cấm bay giữa các nước phương Tây và Nga còn tiếp tục thì cuộc chiến Nga – Ukraine còn ảnh hưởng phức tạp đến ngành hàng không thế giới. Khách du lịch từ Nga đến Việt Nam tiếp tục ở mức rất thấp.

Để bù lại, các hãng hàng không Việt Nam cũng đã đẩy mạnh việc khai thác các thị trường hàng không mới như Ấn Độ (Vietjet, Vietnam Airlines khai thác các đường bay từ Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, Phú Quốc đến Mumbai, Delhi), Kazakhstan (Vietjet Air khai thác đường bay Almaty - Cam Ranh, Nha Trang - Astana).

Điểm nghẽn hạ tầng hàng không ở Việt Nam

Trong ba năm đại dịch vừa qua, ngành hàng không đã thực hiện nhiều dự án đầu tư, nâng cấp hạ tầng cảng hàng không, đặc biệt là các dự án cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh, đường lăn tại các sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, tình trạng hạ tầng hàng không quá tải, thủ tục chưa nhanh gọn, làm lãng phí thời gian của hành khách và gây tốn kém cho hãng hàng không vẫn tiếp tục.

Thực tế cho thấy dù sự phục hồi của ngành hàng không mới ở giai đoạn đầu nhưng hiện tượng quá tải hạ tầng sân bay đã diễn ra. Những đường cất hạ cánh quá tải, những bãi đỗ sân bay chật chội, những ga hành khách đông nghẹt người, ... đã cản trở đà phục hồi và phát triển của ngành hàng không.

Các “nút thắt, điểm nghẽn” của hạ tầng hàng không này đã có từ lâu nhưng tốc độ khắc phục rất chậm chạp, tác động nghiêm trọng tới sự hồi phục cũng như sức cạnh tranh của ngành hàng không.

Cục Hàng không đã thành lập đoàn kiểm tra hoạt động vận tải, phục vụ hành khách trong dịp cao điểm năm 2022 tại các sân bay, đặc biệt là Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất, để kịp thời chỉ đạo, chấn chỉnh, xử lý vi phạm (nếu có).

Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) cũng đã rà soát, xây dựng kế hoạch khai thác, dây chuyền phục vụ hành khách phù hợp với điều kiện hạ tầng, cơ sở vật chất của các cảng hàng không, đáp ứng được nhu cầu khi lượng hành khách tăng; tổ chức phân luồng giao thông tiếp cận nhà ga một cách khoa học, hợp lý để tránh tình trạng ùn ứ.

Tuy nhiên, đó chỉ là những biện pháp đối phó nhất thời về cải tiến quản lý. 

Bộ Giao thông vận tải cần nhanh chóng tập trung vào việc giải quyết các “nút thắt, điểm nghẽn” của hạ tầng hàng không ở 4 sân bay trung tâm lớn là Tân Sơn Nhất, Nội Bài, Đà Nẵng và Cam Ranh, không nên phân tâm quá mức đến việc xây dựng mới các sân bay nhỏ không giúp giải quyết gì các “nút thắt, điểm nghẽn” của hạ tầng hàng không.

Điểm nghẽn trầm trọng nhất ở Tân Sơn Nhất - sân bay lớn nhất nước - là đường cất hạ cánh quá tải và nhà ga hành khách quá chật chội. 

Tần suất tối đa của sân bay Tân Sơn Nhất có thể đạt trên 70 chuyến/giờ khi xây dựng thêm các đường lăn song song hai bên đường cất hạ cánh và các đường lăn thoát nhanh và cải tiến điều hành không lưu. Nếu thực hiện được các giải pháp trên, sân bay Tân Sơn Nhất có thể khai thác tới 400.000 chuyến cất hạ cánh/năm, cao hơn nhiều so với con số 260.862 chuyến cất hạ cánh của năm 2019.

Triển vọng ngành hàng không năm 2023: Tiềm năng phục hồi phụ thuộc vào giá nhiên liệu, điểm nghẽn hạ tầng

Hàng không Việt Nam phục hồi mạnh trong năm 2022 sau khi tê liệt về dịch trong năm 2021.

Diện tích nhà ga quốc nội Tân Sơn Nhất chỉ 40.048 m2 mà tiếp nhận 25,6 triệu lượt hành khách (HK) năm 2019, bình quân 1.564 m2 cho 1 triệu HK, chỉ bằng 10,5% của mức 14.920 m2 cho 1 triệu HK của sân bay Long Thành.

Nếu sớm xây dựng nhà ga hành khách T3 để có thêm 100.000 m2 diện tích cho bay quốc nội thì Tân Sơn Nhất có thể tiếp nhận 30 triệu lượt HK với diện tích bình quân 4.668 m2 cho 1 triệu HK, thông thoáng gấp 3 lần so với năm 2019. 

Tương tự như vậy, điểm nghẽn trầm trọng ở các sân bay Nội Bài và Đà Nẵng là nhà ga hành khách, nên Bộ Giao thông vận tải cần ưu tiên và nhanh chóng xây dựng thêm nhà ga hành khách cho các sân bay này, đặc biệt là nhà ga T3 cho Nội Bài.

Nguy cơ thiếu hụt phi công và nhân viên kỹ thuật hàng không

Đại dịch đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lực lượng vận tải hàng không của các quốc gia. Các hãng hàng không đều gặp các vấn đề liên quan đến tổ chức và nhân sự.

Việc tái cơ cấu bộ máy, tái cấu trúc chi phí của các hãng hàng không cũng như bảo đảm việc bảo trì, bảo dưỡng máy bay, hỗ trợ lực lượng lao động là ưu tiên hàng đầu của nhiều hãng hàng không trên thế giới. Việc bảo đảm đội ngũ phi công, tiếp viên, nhân viên kỹ thuật cũng như kho phụ tùng… chính là chìa khóa cho việc trở lại quỹ đạo tăng trưởng của ngành hàng không.

Về nguồn nhân lực, với việc khai thác cầm chừng, có giai đoạn gần như đóng băng như vào nửa cuối năm 2021, đã tạo ra sự xáo trộn, thay đổi về nhân lực của các hãng hàng không Việt Nam. Việc tổ chức lại bộ máy, sắp xếp lao động theo hướng tinh gọn, giảm bớt các tầng nấc trung gian để giảm bớt chi phí tiền lương cũng dẫn đến sự chuyển dịch lao động sang các ngành nghề lĩnh vực khác.

Hiện nay, với sự phục hồi của thị trường hàng không, gia tăng nhu cầu khai thác trên phạm vi toàn cầu, các hãng hàng không thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt lao động chuyên môn, đặc biệt là tổ bay, nhân viên kỹ thuật. Các hãng bay Việt Nam cũng không phải ngoại lệ.

Trong năm 2023, vấn đề thiếu hụt nhân sự của ngành hàng không Việt Nam chưa đáng kể, nhưng từ những năm sau cho đến cuối thập kỷ này, sự thiếu hụt phi công và nhân viên kỹ thuật sẽ càng lúc càng trầm trọng nếu ngành hàng không Việt Nam không có biện pháp tăng cường đào tạo.

Triển vọng ngành hàng không năm 2023: Tiềm năng phục hồi phụ thuộc vào giá nhiên liệu, điểm nghẽn hạ tầng

Tiếp viên Vietnam Airlines trên một chuyến bay quốc tế. (Ảnh: Song Ngọc).

Dự kiến các chỉ tiêu về vận tải hàng không năm 2023

Hàng không Việt Nam có thị trường nội địa tiềm năng và có cơ hội khai thác những thị trường quốc tế có dung lượng lớn. Trong đại dịch COVID-19, nhiều hãng hàng không trên thế giới bị giải thể, từ đó, vị trí của hãng hàng không tồn tại sau đại dịch được củng cố.

Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chính sách tích cực về đầu tư và các giải pháp phi tài chính nhằm giúp các hãng hàng không Việt Nam vượt qua giai đoạn suy thoái do đại dịch để phục hồi và phát triển trong thời gian tới.

Theo Cục Hàng không Việt Nam, tổng thị trường vận tải hàng không năm 2023 dự kiến đạt xấp xỉ 80 triệu khách và 1,44 triệu tấn hàng hóa, tăng tương ứng 45,4% và 15% so với năm 2022. So với trước dịch (năm 2019), thị trường năm 2023 tăng xấp xỉ 1% về hành khách và 14,8% về hàng hóa, trong đó:

Vận chuyển nội địa đạt: 45,5 triệu khách, tăng 5% so với năm 2022 và tăng 22% so với năm 2019; 230 nghìn tấn hàng hóa, tăng 55% so với năm 2022 và bằng 85% so với năm 2019;

Vận chuyển quốc tế đạt: (i) 34 triệu khách, bằng ba lần so năm 2022 và 83,5% so với năm 2019; 1,23 triệu tấn hàng hóa, tăng 10% so với năm 2022 và bằng 22,4% so với năm 2019.

Triển vọng năm 2024, tổng thị trường vận tải hàng không sẽ phục hồi mức trước đại dịch và các hãng hàng không Việt Nam tiếp tục thu được lợi nhuận đáng kể để đầu tư phát triển, nếu các điểm nghẽn hạ tầng hàng không được giải quyết kịp thời, đặc biệt là ở sân bay Tân Sơn Nhất.  

Mô hình nhà thuốc hiện đại dự báo tiếp tục gia tăng số lượng
Mô hình nhà thuốc hiện đại dự báo tiếp tục gia tăng số lượng
2 năm trước
(KTSG Online) - Theo tổ chức nghiên cứu thị trường IQVIA, số lượng nhà thuốc hiện đại tiếp tục tăng trong những năm tới và các chuỗi nhà thuốc cũng đang
Đà Nẵng: Làng nghề nhộn nhịp sản xuất dịp cận tết
Đà Nẵng: Làng nghề nhộn nhịp sản xuất dịp cận tết
2 năm trước
Những ngày cận Tết Nguyên Đán 2023, không khí sản xuất tại một số làng nghề truyền thống trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đang dần trở nên tất bật. Theo đó, nhiều cơ sở hoạt động từ sáng sớm để phục vụ kịp nhu cầu thị trường ngày cận tết.
Nhìn lại chính sách thương mại quốc tế trong năm 2022
Nhìn lại chính sách thương mại quốc tế trong năm 2022
2 năm trước
(KTSG) - 2022 được nhận diện là một năm gia tăng bảo hộ thương mại, dù vẫn có một vài điểm sáng trong chính sách thương mại quốc tế. Khi các cuộc đàm phán
Thị trường xuất bản 2022: phục hồi trong do dự
Thị trường xuất bản 2022: phục hồi trong do dự
2 năm trước
(KTSG) - Thị trường xuất bản 2022 không chỉ chứng kiến sự phân hóa rõ rệt về các phân khúc độc giả theo chủ đề, nội dung mà còn có sự phân hóa đặc biệt về
Traphaco lên tiếng về Hoạt huyết dưỡng não chỉ 20 nghìn đồng một hộp trăm viên được quảng cáo rầm rộ trên mạng
Traphaco lên tiếng về Hoạt huyết dưỡng não chỉ 20 nghìn đồng một hộp trăm viên được quảng cáo rầm rộ trên mạng
2 năm trước
Ngày 2/1, Công ty cổ phần Traphaco phát đi thông tin cảnh báo về hành vi bán hàng lừa đảo trên online với sản phẩm thuốc Hoạt huyết dưỡng não, một trong những thương hiệu nổi tiếng đã có mặt trên thị trường 25 năm
Thaiholdings thay thế Tổng giám đốc và Kế toán trưởng trong ngày cuối năm
Thaiholdings thay thế Tổng giám đốc và Kế toán trưởng trong ngày cuối năm
2 năm trước
Hội đồng quản trị CTCP Thaiholdings (mã chứng khoán THD) đã công bố quyết định miễn nhiệm vị trí Tổng giám đốc của ông Nguyễn Văn Dũng kể từ ngày 1/1/2023.
Đa cấp Homeway Việt Nam chấm dứt hoạt động, giải quyết quyền lợi của người tham gia
Đa cấp Homeway Việt Nam chấm dứt hoạt động, giải quyết quyền lợi của người tham gia
2 năm trước
Đa cấp Homeway Việt Nam chấm dứt hoạt động, giải quyết quyền lợi của người tham gia
Thaiholdings thay CEO
Thaiholdings thay CEO
2 năm trước
Ông Phan Mạnh Hùng, Phó Tổng Giám đốc kiêm Kế toán trưởng đã được bổ nhiệm làm Tổng Giám đốc của Thaiholdings kể từ đầu năm 2023.
Chuyện nghề
Chuyện nghề "giải cứu" tủ quần áo giới thượng lưu: Có khách mua 50 quần giống hệt nhau, hàng trăm chiếc váy, phải nghiên cứu từng thói quen của khách
2 năm trước
Nhớ lại những "cuộc trùng tu" tủ đồ cho khách, chị Cao Thị Lê Hiền – chủ một doanh nghiệp làm dịch vụ sắp xếp tủ quần áo tiết lộ, có những ca phải làm đến 2h sáng, nhiều khách hàng bị stress...
Boho Décor - công ty của con trai ông Nguyễn Bá Dương: Thi công loạt công trình cao cấp của Lotte, Masterise, Novaland, tổng thầu trụ sở Viettel, Đại học Fulbright...
Boho Décor - công ty của con trai ông Nguyễn Bá Dương: Thi công loạt công trình cao cấp của Lotte, Masterise, Novaland, tổng thầu trụ sở Viettel, Đại học Fulbright...
2 năm trước
Ông Nguyễn Bá Dương không ít lần trực tiếp xuất hiện trong các buổi trao đổi thông tin, gặp mặt Nhân viên định kỳ và tổng kết kế hoạch SXKD...tại doanh nghiệp do con trai mình tiếp quản.
Sông Đà 1.01 (SJC) thay máu HĐQT và Ban Kiểm soát
Sông Đà 1.01 (SJC) thay máu HĐQT và Ban Kiểm soát
2 năm trước
Đại hội đồng cổ đông bất thường của Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 đã thông qua miễn nhiệm toàn bộ HĐQT, Ban Kiểm soát cũ, bầu bổ sung nhân sự mới và nhanh chóng tái khởi động dự án Hanoi Landmark 51.
ĐHCĐ bất thường Sông đà 1.01 (SJC): Thay toàn bộ Hội đồng quản trị
ĐHCĐ bất thường Sông đà 1.01 (SJC): Thay toàn bộ Hội đồng quản trị
2 năm trước
(ĐTCK) Ngày 31/12/2022, Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 (UPCoM: SJC) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHCĐ) bất thường.
Thứ Hai, 21/04/2025
18:30
   
IndiaINRIndia
   
Thực tế: 3.8%
Dự báo:
Trước đó: 3.4%
3.8%
3.4%
19:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
21:00
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: -0.7%
Dự báo: -0.5%
Trước đó: -0.2%
-0.7%
-0.5%
-0.2%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 4.225%
Dự báo:
Trước đó: 4.225%
4.225%
4.225%
22:30
   
United_StatesUSDUnited_States
   
Thực tế: 4.050%
Dự báo:
Trước đó: 4.060%
4.050%
4.060%
Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'
1 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tăng sức ép lên Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell về vấn đề chính sách tiền tệ.
Chủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 nămChủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 năm
1 giờ trước
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Tổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tứcTổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tức
2 giờ trước
Chiến dịch gây áp lực của Tổng thống Donald Trump lên Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn tiếp diễn.
Cổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nayCổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nay
3 giờ trước
Các dự án của Novaland (NVL) tại TP. HCM đang được đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý.
Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0
5 giờ trước
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằngGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằng
5 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phụcNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phục
5 giờ trước
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4
5 giờ trước
lịch sự kiện chứng khoán,doanh nghiệp niêm yết,thị trường chứng khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4
5 giờ trước
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VICGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VIC
6 giờ trước
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ
6 giờ trước
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
USD mất giá vì ông Trump đe dọa tính độc lập của FedUSD mất giá vì ông Trump đe dọa tính độc lập của Fed
6 giờ trước
Chiều 21/4, giá USD giảm mạnh so với hàng loạt đồng tiền lớn, do nhà đầu tư lo ngại khi Tổng thống Mỹ liên tiếp công kích chủ tịch Fed.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.