Nhìn lại chính sách thương mại quốc tế trong năm 2022
04:14 03/01/2023
2022 được nhận diện là một năm gia tăng bảo hộ thương mại, dù vẫn có một vài điểm sáng trong chính sách thương mại quốc tế. Khi các cuộc đàm phán thương mại đang chùn lại kể từ đại dịch Covid-19 thì có lẽ năm 2023 chỉ là để xử lý những dư âm trước đây mà không có biến chuyển gì nổi bật.
Mỹ viện lý do an ninh quốc gia để tăng thuế quá mức đối với nhôm và thép nhập khẩu là vi phạm luật lệ của WTO. Ảnh: Asia Nikkei
Khi nền kinh tế thế giới chưa thể phục hồi do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 và cạnh tranh chiến lược Mỹ – Trung thì cuộc chiến giữa Nga và Ukraine đã làm mọi việc trở nên khó khăn hơn. Khủng hoảng nhiên liệu, đứt gãy chuỗi cung ứng, lo ngại về các vấn đề an ninh… đã phủ bóng lên chính sách thương mại của các nước mà hệ quả tất yếu của nó là làm gia tăng bảo hộ thương mại.
Đầu tháng 9-2022, Ấn Độ – nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới – đã ban hành lệnh cấm xuất khẩu vì lý do đảm bảo an ninh lương thực, tuy hiện nay đang nới lỏng dần. Mặc dầu vậy, vẫn có một vài điểm sáng trong chính sách thương mại quốc tế ở năm 2022.
RCEP có hiệu lực
Ngược lại với cuộc thương chiến Mỹ – Trung đang diễn ra mà chưa có dấu hiệu hạ nhiệt là việc Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực vào đầu năm 2022. Đây là hiệp định thương mại tự do được ký kết bởi 10 nước ASEAN và năm đối tác thương mại quan trọng: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và New Zaeland; được xem là hiệp định thương mại có tổng GDP lớn nhất thế giới.
Các quốc gia được hưởng miễn trừ về quyền sở hữu trí tuệ đối với sản xuất vaccine phòng ngừa Covid-19 trong thời hạn năm năm. Giải pháp miễn trừ này sẽ được xem xét đàm phán để có thể áp dụng trong cả chuẩn đoán và điều trị Covid-19. Đây là minh chứng hiếm hoi cho sự “đoàn kết” tại WTO.
Thật ra đây là sự hợp nhất các hiệp định thương mại tự do dạng ASEAN+1 đã tồn tại, cho nên khoảng 80% cam kết tự do hóa của RCEP là có sẵn trong các hiệp định này.
Điểm nhấn của RCEP ở chỗ đây là hiệp định thương mại đầu tiên kết nối ba nền kinh tế hàng đầu châu Á với nhau: Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc. Cho nên, một số học giả cho rằng ba cường quốc kinh tế này sẽ được lợi nhiều hơn các nước ASEAN từ việc giảm thuế nhập khẩu.
Là một nền tảng hội nhập kinh tế khu vực được khởi xướng bởi một hiệp hội của các quốc gia đang phát triển, các quy định của ASEAN chủ yếu tập trung vào nền tảng thể chế cho thương mại hàng hóa và dịch vụ, trong khi các vấn đề phi thương mại như môi trường và lao động không được đề cập đến.
So với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) thì có lẽ hiệp định này “bớt” tiến bộ hơn nhưng nó lại thiết thực và phù hợp với lợi ích mà các thành viên đang hướng đến.
Hội nghị bộ trưởng lần thứ 12 của WTO
Sau lần trì hoãn vì lý do đại dịch Covid-19, Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 12 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã diễn ra vào tháng 6-2022. Kết quả của hội nghị lần này (hay gọi là “gói Geneva”) có nội dung chính liên quan đến giải pháp đối với các thách thức toàn cầu đang diễn ra như lo ngại về nguy cơ mất an ninh lương thực hay đại dịch Covid-19.
Có thể nói thành công lớn nhất ở hội nghị này là đã cho ra đời một “tạm ước” về trợ cấp thủy sản sau hơn 20 năm đàm phán. Theo đó, các quốc gia thành viên WTO không được phép trợ cấp cho tàu cá có liên quan đến hoạt động đánh bắt trái phép (IUU) hoặc các đàn cá bị khai thác quá mức.
Nói là tạm ước bởi vì nội dung của hiệp định này chỉ là ghi nhận nỗ lực đàm phán cho đến thời điểm hiện tại, các phần quan trọng vẫn tiếp tục được đàm phán với điều kiện là phải hoàn thành trong bốn năm tiếp theo. Nếu điều kiện vừa nêu không thể đáp ứng thì toàn bộ hiệp định sẽ bị đình chỉ.
Vấn đề miễn trừ quyền sở hữu trí tuệ đối với sản xuất vaccine Covid-19 đã được giải quyết bằng một quyết định cho phép các quốc gia được hưởng miễn trừ trong thời hạn năm năm.
Ngoài ra, giải pháp miễn trừ này sẽ được xem xét đàm phán để có thể áp dụng trong chuẩn đoán và điều trị Covid-19. Đây là minh chứng cho sự “đoàn kết” hiếm hoi tại WTO khi mà tất cả thành viên phải đối mặt với một thách thức vô cùng khẩn cấp.
Ngược lại về mặt “đối nội” thì vấn đề cải cách hoạt động của WTO, đặc biệt là khủng hoảng cơ chế giải quyết tranh chấp hiện nay, vẫn chưa đạt được một giải pháp cụ thể. Trong khi Mỹ vẫn giữ thái độ không hài lòng đối với tổ chức thương mại toàn cầu này thì vấn đề đàm phán – cải cách là còn quá xa để nghĩ đến.
Thương mại và an ninh quốc gia
Đầu tháng 12, Ban Hội thẩm WTO đã đưa ra kết luận về việc tăng thuế quá mức đối với thép và nhôm nhập khẩu vào Mỹ, là một phần của Chiến lược “Nước Mỹ trên hết” dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump. Ban Hội thẩm cho rằng Mỹ đã vi phạm luật lệ của WTO vì lý do an ninh quốc gia mà nước này đưa ra là không phù hợp. Điều XXI của Hiệp định Thuế quan và Thương mại 1994 (WTO) cho phép quốc gia viện dẫn lý do an ninh quốc gia để đưa ra rào cản thương mại quốc tế, như dựng lên hàng rào thuế quan đối với nhôm và thép trong vụ kiện này.
Nhưng vấn đề ở đây là liệu cái “cớ” an ninh quốc gia có được chấp nhận và hợp pháp hay không. Các thẩm phán ở WTO cho rằng Mỹ hiện không rơi vào tình trạng chiến tranh hay khẩn cấp để có thể dựng lên các rào cản thương mại theo điều XXI kể trên.
Đại diện thương mại Mỹ (USTR) cũng như ngành nhôm, thép nội địa chỉ trích mạnh mẽ và không công nhận nội dung của phán quyết. Ngược lại, các ngành công nghiệp chế tạo ở Mỹ, nơi có thể phụ thuộc vào nguồn nhôm, thép nhập khẩu, lại hoan nghênh phán quyết trên.
Tuy vậy, trong bối cảnh hiện tại, Mỹ hoàn toàn có thể dễ dàng “vô hiệu hóa” phán quyết bằng cách kháng cáo lên Ban Phúc thẩm đang tạm thời ngưng hoạt động. Kết luận của Ban Hội thẩm ở vụ kiện này làm gợi lại bối cảnh gần như tương tự ở vụ kiện giữa Ukraine và Nga (2016-2019), nhưng WTO lại đứng về phía Nga mặc dù nước này cấm không cho hàng hóa từ Ukraine quá cảnh để đến một số thị trường ở Trung Á.
Ba sự kiện trên có thể là tiêu điểm của chính sách thương mại quốc tế trong năm 2022. Trước tình hình quốc tế phức tạp đang diễn ra thì chính sách thương mại cũng trở nên khó đoán.
Tuy nhiên, khi các cuộc đàm phán thương mại đang chùn lại kể từ khi bắt đầu đại dịch Covid-19 thì có lẽ năm 2023 chỉ là để xử lý những dư âm trước đây mà không có biến chuyển gì nổi bật.
(KTSG) - Thị trường xuất bản 2022 không chỉ chứng kiến sự phân hóa rõ rệt về các phân khúc độc giả theo chủ đề, nội dung mà còn có sự phân hóa đặc biệt về
Ngày 2/1, Công ty cổ phần Traphaco phát đi thông tin cảnh báo về hành vi bán hàng lừa đảo trên online với sản phẩm thuốc Hoạt huyết dưỡng não, một trong những thương hiệu nổi tiếng đã có mặt trên thị trường 25 năm
Hội đồng quản trị CTCP Thaiholdings (mã chứng khoán THD) đã công bố quyết định miễn nhiệm vị trí Tổng giám đốc của ông Nguyễn Văn Dũng kể từ ngày 1/1/2023.
Nhớ lại những "cuộc trùng tu" tủ đồ cho khách, chị Cao Thị Lê Hiền – chủ một doanh nghiệp làm dịch vụ sắp xếp tủ quần áo tiết lộ, có những ca phải làm đến 2h sáng, nhiều khách hàng bị stress...
Ông Nguyễn Bá Dương không ít lần trực tiếp xuất hiện trong các buổi trao đổi thông tin, gặp mặt Nhân viên định kỳ và tổng kết kế hoạch SXKD...tại doanh nghiệp do con trai mình tiếp quản.
Đại hội đồng cổ đông bất thường của Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 đã thông qua miễn nhiệm toàn bộ HĐQT, Ban Kiểm soát cũ, bầu bổ sung nhân sự mới và nhanh chóng tái khởi động dự án Hanoi Landmark 51.
Năm 2022, thị trường tài chính chứng kiến các doanh nghiệp nội của Việt Nam trở thành người làm chủ cuộc chơi mua bán và sáp nhập (M&A) thay vì khối ngoại như những năm trước.
Trước thông cáo báo chí của nhóm ông Nguyễn Công Phú bác bỏ việc ông Lê Viết Hải tiếp tục làm Chủ tịch HĐQT trong sáng 1/1, Xây dựng Hòa Bình ngay sau đó đã ra thông cáo chính thức về sự việc.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.