Mô hình Phở'S, trà sữa Phúc Tea và spa Care With Love của 3 doanh nghiệp Việt Nam vừa hoàn tất thỏa thuận nhượng quyền cho các đối tác tại Philippines.
Thông tin trên vừa được Công ty Go Global Holdings – đơn vị sở hữu quỹ đầu tư nhượng quyền dành cho các startup, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam và Đông Nam Á – công bố vào chiều 2-11.
Mô hình trà sữa thương hiệu Phúc Tea nhượng quyền sang Philippines.
Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, đồng sáng lập kiêm CEO của Go Global Franchise Fund (GGFF), lần đầu tiên có 3 trong số 9 doanh nghiệp nằm trong hệ sinh thái Go Global Holdings ký kết thành công nhượng quyền sang Philippines.
Trong đó, Care With Love và Phúc Tea ký hợp đồng nhượng quyền độc quyền (Master Franchise). Còn Phở'S có hợp đồng cụm chi nhánh, bắt đầu với ba điểm nhưng sẽ nâng cấp thành hợp đồng cho toàn thị trường sau khi vận hành thành công các chi nhánh đầu tiên này.
Dự kiến cửa hàng Care With Love đầu tiên tại Philippines sẽ được mở trong 2 tháng tới và quí 1-2024 mở thêm 3 cửa hàng. Trong khi đó, đối tác nhượng quyền của thương hiệu Phúc Tea sẽ mở khoảng 20 cửa hàng trong năm 2024 tại thủ đô Manila.
Tương tự, Phở 'S sẽ bắt đầu cùng đối tác mở cửa hàng nhượng quyền đầu tiên vào quí 1 tới.
Phúc Tea là mô hình nhượng quyền trà sữa với nguyên vật liệu trà thuần Việt hiện có 140 chi nhánh trên toàn quốc, trong đó 80% là chi nhánh nhượng quyền.
Care With Love là mô hình nhượng quyền dịch vụ chăm sóc mẹ và bé đã có mặt tại thị trường 11 năm, phục vụ hơn 150.000 bà mẹ và bé. Care With Love hiện có 13 chi nhánh, với kế hoạch khai trương 20 chi nhánh đến cuối năm 2023, trong đó 80% là nhượng quyền.
Phở'S là mô hình và thương hiệu do hai anh em Nguyễn Tự Tin và Nguyễn Tiến Hải đồng sáng lập dựa trên nền tảng phở sâm Ngọc Linh của gia đình.
Ngoài thị trường Philippines, các doanh nghiệp trên cho biết đang trong quá trình đàm phán hợp tác nhượng quyền tại thị trường Indonesia và Malaysia.
Theo các chuyên gia kinh tế, lâu nay thương hiệu nước ngoài ồ ạt vào Việt Nam nhượng quyền, trong khi mô hình Việt ra nước ngoài còn khiêm tốn và không nhiều đơn vị thành công. Do đó, việc nhượng quyền thương hiệu ra nước ngoài là bước tiến mới của doanh nghiệp Việt. Điều này giúp họ thu về một khoản kinh phí nhất định, đồng thời mở rộng hệ thống kinh doanh, qua đó nâng cao giá trị thương hiệu và bán được nguyên liệu ra thị trường quốc tế.
Chiều 2-11, Công ty Go Global Holdings cũng đã công bố ra mắt Quỹ đầu tư nhượng quyền – Go Global Franchise Fund (GGFF) – quỹ đầu tư dành riêng cho các startup, doanh nghiệp nhỏ và vừa trong ngành nhượng quyền và cấp phép tại thị trường Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
GVR sắp trả cổ tức năm 2022 bằng tiền với tỷ lệ 3.5% (tương đương 1 cp được nhận 350 đồng). Đáng chú ý, cổ đông Nhà nước dự kiến hưởng lợi lớn nhờ sở hữu gần 97% vốn.
Từ đầu năm 2023, cuộc chơi M&A (mua bán và sáp nhập) ngành y tế - dược phẩm tại Việt Nam tỏ ra khá sôi động. Nhưng đáng chú ý hơn cả là sự xuất hiện của những cái tên lớn trên thế giới, với các thương vụ trị giá tới hàng trăm triệu USD.
Trước tình hình còn phải gấp rút đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án cũ, HĐQT KBC vừa phê duyệt quyết định đầu tư dự án khu công nghiệp quy mô khoảng 380 ha trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, tổng mức đầu tư hơn 5,500 tỷ đồng.
Trong bối cảnh các doanh nghiệp ngày càng nâng cao nhận thức về trách nhiệm xã hội, các tổ chức tài chính tại Việt Nam đã thực hiện rất nhiều dự án vì cộng đồng gây tiếng vang.
Khoản tín dụng được cam kết sử dụng cho hai mục đích ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, tín dụng ngắn hạn dành cho các hạng mục tài trợ vốn liên kết sản xuất lúa gạo bền vững của Lộc Trời.
CTCP Transimex (HOSE: TMS) tiếp tục có thêm quý kém khả quan, với lãi ròng quý 3 giảm 58% so với cùng kỳ còn 48 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu do chi phí tài chính tăng, phần lãi trong công ty liên kết giảm mạnh so với cùng kỳ.
Nếu tình trạng hở room hiện nay tiếp tục kéo dài, cổ phiếu MWG có thể sẽ bị loại khỏi rổ chỉ số VNDIAMOND. Một quỹ ngoại đang là cổ đông lớn của MWG là Arisaig đã liên tục bán ra từ đầu năm.
CTCP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai (UPCoM: XMC) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 3/2023 với khoản lỗ ròng gần 12 tỷ đồng. Đáng chú ý, Doanh nghiệp dự kiến trả cổ tức cho cả năm 2021 và 2022.
Sao Ta cho biết, tính đến cuối tháng 10, khu nuôi cũ của công ty đang thu hoạch khoảng 80%. Khu nuôi mới đã thu hoạch xong trước đó, dự kiến sẽ thả nuôi lại trong tháng 11.
(ĐTCK) Dù tăng tốt về điểm số, song thanh khoản thị trường chưa bùng nổ (khối lượng khớp lệnh thấp hơn 25% so với bình quân 20 phiên) nên động lượng bứt phá chưa mạnh.
(ĐTCK) Chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên củng cố cho nhịp hồi phục, tuy nhiên chỉ số VN-Index đang tiệm cận kháng cự tại MA20 nên cần chú ý khả năng rung lắc trong phiên tiếp theo.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Scott Bessent, cho biết, Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại song phương nhằm tránh các mức thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
(ĐTCK) Cùng diễn biến tích cực của thị trường chung, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua ròng hơn 450 tỷ đồng trong phiên 24/4, với tâm điểm mua là 3 mã bluechip gồm HPG, MWG và VHM.
Novaland công bố chiến lược phát triển đến năm 2030, đặt mục tiêu mở rộng phân khúc nhà ở thu nhập trung bình, không chia cổ tức năm 2024 và triển khai loạt giải pháp tái cấu trúc, bao gồm phát hành cổ phiếu, tái cấu trúc trái phiếu và kiện toàn nhân sự.
Theo ông Trần Phúc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VietinBank Securities, công ty nghiên cứu, lên kế hoạch đầu tư các dự án công nghệ để phát triển theo hướng chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, để cạnh tranh được với thị trường.
(ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT – đã trực tiếp trả lời cổ đông về lý do thoái vốn khỏi hai công ty công nghệ là VinBrain và VinAI.
HoSE đề nghị các thành viên thị trường tập trung bố trí đầy đủ các nguồn lực để đưa Hệ thống công nghệ thông tin mới vào vận hành theo đúng kế hoạch
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.