Tiền vào cổ phiếu bán lẻ, bất động sản KCN, VN-Index tăng hơn 9 điểm
23:32 12/03/2024
Những phản ứng từ thông tin NHNN phát hành 15.000 tỷ đồng tín phiếu không đủ sức làm VN-Index giảm mạnh như cách đây nửa năm. Nhóm cổ phiếu bán lẻ vẫn chưa hết sóng.
15h: Kết phiên 12/3, thị trường chứng khoán tăng trở lại với biên độ 9,5 điểm lên mức 1.245. HNX-Index tăng 0,19 điểm và UPCoM-Index tăng 0,11 điểm. Sắc xanh lấn lướt trên cả 3 sàn trong đó có 27 mã tăng trần (VTP, DLC, DGW, DPR, GVR, SIP, SMC, ST8, FID...).
Tổng giá trị giao dịch toàn thị trường đạt 23.200 tỷ đồng; dòng tiền tăng mạnh ở nhóm viễn thông và hóa chất. Các nhóm chứng khoán, ngân hàng, bất động sản vẫn được sang tay hàng nghìn tỷ. Thanh khoản ở nhóm bán lẻ cũng tăng đáng kể, đạt 1.560 tỷ đồng.
Nhiều cổ phiếu bán lẻ chịu áp lực bán cuối phiên và thu hẹp biên độ như MWG (+0,8%), FRT (+2,3%); cổ phiếu PET tăng 4,1% trong khi DGW vẫn giữ được sắc tím.
Nhóm bất động sản khu công nghiệp cũng ghi nhận dấu ấn tăng giá với GVR - SIP tăng kịch trần, SZB tăng 6,3%, LHG tăng 3,9%, D2D tăng 1,8%, VGC tăng 1,5%...
Khối ngoại bán ròng trở lại 237 tỷ đồng trên toàn thị trường, VIX, MWG là tâm điểm bán về khối lượng (từ 5-8 triệu cp).
14h25: VN-Index chủ yếu rung lắc hẹp quanh mốc 1.245 điểm với áp lực bán hạ tỷ trọng diễn ra ở hầu hết các nhóm ngành. Tuy vậy, lực nâng đến từ nhóm cổ phiếu ngoài rổ VN30 vẫn là yếu tố quan trọng giữ nhịp thị trường.
13h30: VN-Index tăng 12 điểm chỉ ít phút sau khi phiên chiều bắt đầu, chỉ số vượt trở lại mốc 1.245 điểm với lực mua dần chiếm ưu thế ở loạt cổ phiếu vốn hóa vừa và lớn.
Bên cạnh đóng góp của một số cổ phiếu VN30 như GVR (tăng trần), VRE-BID tăng trên 2%; PLX, MWG, FPT tăng trên 1% còn có sự hiện diện của các cổ phiếu như VTP, SIP, HAH, LPB, VCI, NLG, EIB...
11h30: Thị trường nới rộng biên độ tăng về cuối phiên sáng với việc VN-Index tăng hơn 8 điểm lên 1.243,55; HNX-Index tăng gần 1 điểm lên 234,8 điểm.
Trong khi nhóm cổ phiếu tài chính (bao gồm ngân hàng, chứng khoán) giao dịch phân hóa, dòng tiền giao dịch mạnh mẽ ở nhóm bất động sản - xây dựng kéo tăng các mã DIG, VRE, KBC, VHM, NVL, NLG...
Ở nhóm cao su, cổ phiếu GVR, DPR cùng tăng trần. Tại nhóm bán lẻ, DGW tăng trần, FRT và PET cùng tăng hơn 4%, MWG tăng 2,6%.
Hay như nhóm cổ phiếu công nghệ thông tin cũng bứt phá mạnh với FPT, CTR, ELC VGI, VMG…
10h50: Cổ phiếu DGW của Thế giới số được kéo hết biên độ tại mức 63.400 đồng/cp. Mã công nghệ thông tin và ELC cũng chung trạng thái.
Diễn biến giá cổ phiếu DGW
VN-Index tăng 3 điểm lên mức 1.238 điểm với trạng thái phân hóa cùng thanh khoản chậm lại. Dù vậy, một số cổ phiếu nhóm bán lẻ, xây dựng, bất động sản khu công nghiệp như DGW, PET, FRT, SIP, D2D, SZB, CTR vẫn ghi nhận các mức tăng trên 4%.
9h50: Thị trường chứng khoán mở cửa rung lắc nhẹ quanh tham chiếu 1.235 điểm. VN-Index tăng sớm sau ATO trước khi đảo chiều giảm nhẹ sau đó.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã phát hành 15.000 tỷ đồng qua kênh tín phiếu trong phiên giao dịch ngày 11/3, trùng với thời điểm tỷ giá và giá USD tăng "nóng" trở lại.
Tuy nhiên, những phản ứng của thông tin này trên thị trường đầu phiên 12/3 là chưa thực sự rõ nét. Điều này tương đối khác so với diễn biến của đợt phát hành tín phiếu cách đây nửa năm khiến VN-Index đảo chiều giảm mạnh hơn 200 điểm (từ giữa tháng 9 đến cuối tháng 10/2023).
Trên cả 3 sàn, phe bán đang lấn lướt chiều mua. Sắc đỏ hiện diện ở hầu hết các nhóm ngành trong đó có ngân hàng, chứng khoán, bất động sản (cùng giảm dưới 0,4%).
Ngược lại, một số cổ phiếu tiếp tục thị uy sức mạnh tăng giá trong đó có CTR (+6,2%), DGW (+3,4%), FTS (+1,6%), DPR (+1,3%), FPT (+1,4%)...
Cổ phiếu VTP trong phiên "ra mắt" sàn HoSE nhanh chóng được kéo hết biên độ (+20%) lên mức 78.400 đồng/cp, qua đó lọt Top 5 cổ phiếu đóng góp tích cực nhất cho VN-Index.
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư “Việt Nam - Điểm đến đầu tư”, các nhà đầu tư Nhật Bản thể hiện sự quan tâm đối với cơ hội đầu tư trên TTCK Việt Nam và có nhiều câu hỏi đối với các...
Bước sang năm 2024, Vietcap lên kế hoạch doanh thu 2.511 tỷ đồng và lãi trước thuế 700 tỷ đồng, lần lượt tăng 2% và 23% so với thực hiện trong năm trước
CTCP DRH Holdings (HOSE: DRH) - cổ đông lớn nhất của CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (HOSE: KSB) - đăng ký bán gần 1/2 quyền mua cổ phiếu trong đợt chào bán sắp tới của KSB, và thực hiện quyền với số quyền mua còn lại.
Ông Takafumi Oue, trưởng văn phòng đại diện công ty chứng khoán Daiwa tại Việt Nam đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam được các nhà đầu tư Nhật Bản chào đón và khẳng định thời gian tới...
"Thật buồn! Khi con tôi vào lớp 1, tôi được nhận cổ tức bằng tiền từ Tisco (TIS). Tuy nhiên, đó cũng là lần cuối cùng công ty làm việc đó. Đến nay con tôi đã vào đại học", một tài khoản Facebook chia sẻ.
Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (GVR) lên kế hoạch thoái vốn tại 8 doanh nghiệp, tuy có khoản lãi khoản lỗ, nhưng tổng hợp lại doanh nghiệp vẫn thu về lợi nhuận hàng trăm tỷ đồng.
Để bảo vệ thị trường lao động trong trường hợp doanh nghiệp tăng cường sa thải nhân viên do tác động của thuế quan, Thống đốc Fed Christopher Waller sẵn sàng hạ lãi suất.
(ĐTCK) Dù tăng tốt về điểm số, song thanh khoản thị trường chưa bùng nổ (khối lượng khớp lệnh thấp hơn 25% so với bình quân 20 phiên) nên động lượng bứt phá chưa mạnh.
(ĐTCK) Chỉ báo MACD và RSI đồng thuận hướng lên củng cố cho nhịp hồi phục, tuy nhiên chỉ số VN-Index đang tiệm cận kháng cự tại MA20 nên cần chú ý khả năng rung lắc trong phiên tiếp theo.
Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ, ông Scott Bessent, cho biết, Ấn Độ có thể là quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại song phương nhằm tránh các mức thuế đối ứng do Tổng thống Donald Trump đề xuất.
(ĐTCK) Cùng diễn biến tích cực của thị trường chung, nhà đầu tư nước ngoài đã tham gia mua ròng hơn 450 tỷ đồng trong phiên 24/4, với tâm điểm mua là 3 mã bluechip gồm HPG, MWG và VHM.
Novaland công bố chiến lược phát triển đến năm 2030, đặt mục tiêu mở rộng phân khúc nhà ở thu nhập trung bình, không chia cổ tức năm 2024 và triển khai loạt giải pháp tái cấu trúc, bao gồm phát hành cổ phiếu, tái cấu trúc trái phiếu và kiện toàn nhân sự.
Theo ông Trần Phúc Vinh, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của VietinBank Securities, công ty nghiên cứu, lên kế hoạch đầu tư các dự án công nghệ để phát triển theo hướng chuyển đổi số của Đảng và Chính phủ, để cạnh tranh được với thị trường.
(ĐTCK) Đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu nhà Vingroup, đặc biệt là VIC với mức giá trần đã tạo động lực chính giúp VN-Index có thêm một phiên hồi phục tích cực.
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Tập đoàn Vingroup, ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch HĐQT – đã trực tiếp trả lời cổ đông về lý do thoái vốn khỏi hai công ty công nghệ là VinBrain và VinAI.
Tính đến hết ngày 24/4, vốn hóa của Vingroup đạt gần 240.000 tỷ đồng.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.