Tiền tệ BRICS mới và chiến dịch phi USD hóa không đủ mạnh để 'giáng đòn' trực diện vào đồng USD?
19:39 03/12/2024
Hiện tại, ý tưởng tạo ra một đồng tiền chung giữa các quốc gia BRICS vẫn còn nhiều thách thức và chưa có tiến triển rõ rệt.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đe dọa áp dụng mức thuế 100% đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia BRICS nếu họ tạo ra một đồng tiền mới cạnh tranh với đồng USD. Vậy vì sao các nền kinh tế mới nổi này lại muốn thách thức đồng tiền dự trữ toàn cầu?
BRICS muốn thách thức đồng USD?
Nhóm BRICS, gồm các quốc gia thành viên ban đầu là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi là những nền kinh tế đang phát triển nhanh trong thế kỷ 21. Hiện liên minh đã mở rộng bao gồm các nước Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE).
Theo DW, BRICS mong muốn giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, đồng tiền dự trữ toàn cầu được sử dụng trong gần 80% giao dịch thương mại quốc tế.
Hầu hết các nhà kinh tế đều đồng tình rằng hệ thống tài chính dựa trên đồng USD mang lại nhiều lợi thế kinh tế lớn cho Mỹ, như chi phí vay thấp hơn, khả năng duy trì mức thâm hụt tài chính cao hơn và sự ổn định tỷ giá.
USD là đồng tiền chủ yếu được sử dụng để định giá các hàng hóa quốc tế quan trọng như dầu mỏ và vàng. Khi các quốc gia giao dịch những hàng hóa này, họ thường sử dụng USD để thanh toán, vì nó là đồng tiền dự trữ toàn cầu và được tin tưởng rộng rãi.
Tính ổn định của đồng USD cũng có nghĩa nó ít thay đổi và giữ giá trị ổn định hơn so với các đồng tiền khác. Khi có bất ổn (ví dụ như trong các cuộc khủng hoảng tài chính, thiên tai, hoặc bất ổn chính trị), các nhà đầu tư có xu hướng chuyển vốn vào USD vì họ tin rằng đồng tiền này sẽ giữ được giá trị trong khi các loại tài sản khác có thể mất giá trị nhanh chóng.
Vì vậy, trong những thời điểm khó khăn, USD trở thành "nơi trú ẩn an toàn" cho các nhà đầu tư, giúp tăng cường giá trị của đồng USD trong những giai đoạn này.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đe dọa áp dụng mức thuế 100% đối với hàng nhập khẩu từ các quốc gia BRICS
Đồng tiền BRICS đã phát triển ra sao?
Ý tưởng về một đồng tiền chung BRICS lần đầu tiên được đề xuất sau khủng hoảng tài chính 2008-2009, khi hệ thống ngân hàng toàn cầu suýt sụp đổ do bong bóng bất động sản và quản lý yếu kém ở Mỹ.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm ngoái ở Nam Phi, các lãnh đạo đã đồng ý nghiên cứu khả năng tạo ra một đồng tiền chung để giảm thiểu rủi ro liên quan đến USD. Tuy nhiên, họ thừa nhận rằng việc này sẽ mất nhiều năm mới có thể thành hiện thực.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS gần nhất ở Kazan (Nga) vào tháng 10, Tổng thống Vladimir Putin đã đề xuất một hệ thống thanh toán BRICS dựa trên blockchain để tránh lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Tuy nhiên, ý tưởng này không nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ và các lãnh đạo BRICS chỉ đồng ý thúc đẩy thương mại bằng đồng nội tệ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva là những người ủng hộ mạnh mẽ nhất cho đồng tiền này. Trong khi đó, Trung Quốc bày tỏ sự ủng hộ giảm phụ thuộc vào USD nhưng chưa đưa ra quan điểm cụ thể, còn Ấn Độ tỏ ra thận trọng hơn.
Đồng tiền chung BRICS khả thi đến đâu?
Việc tạo ra một đồng tiền chung BRICS là một thách thức lớn do sự khác biệt trong hệ thống chính trị và kinh tế của 9 thành viên hiện tại. Các quốc gia BRICS có tốc độ phát triển kinh tế khác nhau và ở các giai đoạn phát triển kinh tế rất khác biệt.
Việc phát triển một đồng tiền giao dịch hoàn toàn tự do như đồng USD hoặc euro là điều khó xảy ra. Ngay cả đồng euro cũng mất hơn 40 năm từ khi được đề xuất năm 1959 đến khi chính thức lưu hành năm 2002.
Giải pháp khả thi nhất là tạo ra một đồng tiền chung chỉ được sử dụng trong thương mại, được định giá dựa trên rổ tiền tệ và/hoặc hàng hóa như vàng/dầu mỏ. Đồng tiền này có thể hoạt động giống Quyền Rút Vốn Đặc Biệt (SDR) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và một số người ủng hộ đã đề xuất đồng tiền này ở dạng kỹ thuật số.
Mối đe dọa thuế của ông Trump có quá sớm?
Ông Trump đã viết trên Truth Social rằng nếu ông quay lại Nhà Trắng vào tháng 1, ông sẽ "yêu cầu các quốc gia BRICS cam kết không tạo ra đồng tiền chung BRICS hoặc ủng hộ bất kỳ đồng tiền nào thay thế USD".
Tuy nhiên, kế hoạch về đồng tiền chung BRICS vẫn đang ở giai đoạn đầu và nhiều quốc gia, như Nam Phi đã khẳng định rằng không có kế hoạch tạo ra đồng tiền này trong tương lai gần.
Theo DW, mối đe dọa thuế của ông Trump có thể gây căng thẳng với các nền kinh tế mới nổi, vốn là những đối tác thương mại quan trọng của Mỹ. Hơn nữa, việc áp dụng thuế bổ sung có thể làm gia tăng lạm phát trên toàn cầu và làm chậm tăng trưởng kinh tế.
Quyết định bảo vệ đồng USD của ông Trump cũng đánh dấu một sự thay đổi chính sách so với nhiệm kỳ đầu, khi ông từng ủng hộ việc làm yếu đồng USD để thúc đẩy xuất khẩu Mỹ. Lời đe dọa này đã khiến USD mạnh lên vào đầu tuần, trong khi vàng, đồng nhân dân tệ, rupee và rand đồng loạt suy yếu.
Phát ngôn viên Điện Kremlin, ông Dmitry Peskov cho rằng xu hướng "phi USD hóa" đang ngày càng mạnh mẽ, khi nhiều quốc gia chuyển sang sử dụng đồng nội tệ trong giao dịch thương mại và hoạt động kinh tế quốc tế.
Mới đây, phía Nga cũng đã nhấn mạnh rằng bất kỳ nỗ lực nào của Mỹ nhằm ép buộc các nước sử dụng đồng USD sẽ phản tác dụng.
Cụ thể, ông Dmitry dự đoán rằng nếu Washington dùng đến "vũ lực kinh tế" để buộc các nước sử dụng đồng USD thì điều này sẽ phản tác dụng và khiến các nước tiếp tục chuyển sang dùng đồng nội tệ hoặc đồng tiền khác trong giao thương.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Nhà đầu tư nhỏ đổ xô vào trái phiếu 10 năm nhằm tìm kiếm tài sản an toàn.
Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Christopher Waller cho biết ông dự đoán lãi suất sẽ tiếp tục được điều chỉnh thấp hơn trong tháng 12, nhưng lo ngại về xu hướng lạm phát trong thời gian gần đây.
Đại gia kinh doanh nông sản Cargill sẽ sa thải khoảng 5% lao động trên toàn cầu, trong bối cảnh lợi nhuận giảm vì giá thực phẩm đi xuống.
Pat Gelsinger, CEO Intel, người từng được kỳ vọng sẽ đưa gã khổng lồ chip trở lại vị thế dẫn đầu, đã phải rời ghế sau khi HĐQT mất niềm tin vào kế hoạch tái cơ cấu của ông.
Nhưng với sự kiên trì, ở độ tuổi 36 hiện tại, người phụ nữ này kiếm được 10.000 USD/tháng (gần 254 triệu VNĐ) từ thu nhập thụ động. Và đây là cách cô đạt được thay đổi lớn trong công việc.
(ĐTCK) Theo Savills, sự khác biệt trong hành vi mua của người tiêu dùng được thấy rõ nhất giữa các phân khúc cao cấp và siêu cao cấp, nơi bất động sản hàng hiệu bắt đầu chuyển mình từ một sản phẩm phong cách sống sang một sản phẩm đầu tư tiềm năng.
(ĐTCK) Thuế nhập khẩu tấm pin mặt trời mới của Mỹ áp dụng đối với các nhà sản xuất Đông Nam Á dự kiến sẽ làm tăng giá bán và cắt giảm biên lợi nhuận của nhà sản xuất, nhưng phần lớn đã được ngành công nghiệp dự đoán trước.
Mùa xuân ở sa mạc Ulan Buh thuộc Khu Tự trị Nội Mông, bão cát hoành hành gần như mỗi ngày. Cây cối héo úa và cát phủ khắp mọi nơi. Đó là một cảnh tượng đã quá quen thuộc đối với Trung Quốc.
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.