Nguồn vốn ngân hàng dồi dào, lãi suất cho vay đang thấp, nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận được nguồn vốn này, bởi ngân hàng thận trọng xét duyệt hồ sơ cho vay do nợ xấu tăng.
Lãi suất thấp nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng tiếp cận được nguồn vốn vay ngân hàng. Ảnh minh họa: TL
Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn “rẻ”…
Trao đổi với KTSG Online, ông Phạm Quang Anh, Giám đốc Công ty may Dony, cho biết vừa qua công ty ông đáo hạn một khoản vay với lãi suất 6,8%/năm cho kỳ hạn 6 tháng. “Đây là mức lãi suất thấp nhất mà chúng tôi nhận được sau 5 năm vay vốn kinh doanh ở các tổ chức tín dụng”, ông Quang Anh nói, và cho biết thời gian trước, Dony trả lãi suất 10-12%, hay mức thấp cũng từ 8-9%/năm.
Dù vậy, để được vay với lãi suất này, theo ông Quang Anh, bên cạnh hồ sơ công ty hoạt động tốt, Dony còn phải dùng tài sản cá nhân (chủ doanh nghiệp) là bất động sản nhà ở thế chấp cho khoản vay.
Trường hợp vay được vốn lãi suất thấp như Dony vì “sức khỏe” doanh nghiệp này còn tốt và có tài sản bảo đảm, trong khi nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa khác không còn tài sản bảo đảm thế chấp, và đây lại là điều kiện tiên quyết mà các tổ chức tín dụng xem xét cho vay.
Lãnh đạo một doanh nghiệp đồ gỗ quy mô dưới 40 lao động ở Bình Dương (không muốn nêu tên) chia sẻ, từ đầu năm nay, đơn hàng nhỏ bắt đầu rục rịch trở lại, ông liền tiếp cận ngân hàng để có tiền mua nguyên liệu cũng như trả lương cho người lao động.
Qua tiếp xúc với nhân viên tín dụng cho thấy lãi suất vay ngân hàng thấp hơn trước khá nhiều, nhưng doanh nghiệp ông không được duyệt khoản vay 3 tỉ đồng vì không còn tài sản bảo đảm.
“Xưởng gỗ nhỏ là tài sản đã được thế chấp một khoản vay năm ngoái để trang trải hoạt động do một số đối tác không nhận hàng hóa vì kinh doanh ế ẩm và đơn hàng liên tục sụt giảm sâu”, ông chủ doanh nghiệp chia sẻ, và cho biết giờ rất khó khăn dù lãi suất vay ngắn hạn chỉ còn mức 5,5-7%/năm so với 10-12%/năm trước đây.
Cũng khó tiếp cận nguồn vay lãi suất thấp hiện nay, bà Thanh Vy, chủ một cơ sở da giày nhỏ ở TPHCM, cho biết cơ hội tiếp cận nguồn vốn với lãi suất thấp hiện xa tầm với cơ sở của bà.
“Nhìn chung lãi vay hiện đã giảm nhiều so với trước. Tuy nhiên, các ngân hàng đều yêu cầu tài sản thế chấp. Trong khi tài sản là đất đai, nhà xưởng được ngân hàng định giá rất thấp nên không còn vay thêm được nữa”, bà Vy nói và cho rằng khả năng cao sẽ đóng cửa xưởng vì không còn nguồn lực vốn. Bởi lẽ, ngành da giày 2 năm qua bị sụt giảm mạnh đơn hàng nhưng bà vẫn cầm cự, vay mượn để trả lương công nhân.
Không tài sản thế chấp khó được vay
Trên thực tế, không chỉ hai doanh nghiệp trên mà theo Hiệp hội doanh nghiệp TPHCM (HUBA), trong 2 tháng đầu năm 2024, tình hình vay vốn của doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn.
Đại diện HUBA cho rằng, dù ngân hàng có nhiều vốn cho vay nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa không thể tiếp cận nguồn vốn do không đảm bảo yêu cầu về thế chấp tài sản hoặc không đủ điều kiện vay. Trong đó, việc định giá tài sản đất nông nghiệp rất thấp, tài sản đất thuê hàng năm không thế chấp được, các tài sản khác bị định giá xuống khi lạm phát gia tăng…
Từ đầu năm 2024, hầu hết ngân hàng thương mại cắt giảm hạn mức cho vay với doanh nghiệp sợi. Ảnh minh họa: TL
Khảo sát của HUBA cho thấy có tới 41% doanh nghiệp không còn tài sản thế chấp đủ pháp lý để vay vốn.
Không chỉ doanh nghiệp quy mô nhỏ, mà ngay cả những doanh nghiệp lớn hơn cũng không dễ tiếp cận vốn.
Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex), cho biết, từ đầu năm 2024, hầu hết ngân hàng thương mại cắt giảm hạn mức cho vay với doanh nghiệp sợi hoặc yêu cầu phải có tài sản đảm bảo 100% với khoản vay ngắn hạn.
Theo vị chủ tịch Vinatex, năm ngoái, doanh nghiệp chỉ cần khoảng 20% tài sản đảm bảo cho khoản vay là được giải ngân. Trong khi đó, năm 2024, ngân hàng yêu cầu tài sản đảm bảo phải có giá trị 100% khoản vay hoặc là áp dụng chính sách trả nợ cũ 10 thì sẽ được vay lại ở mức 8 hoặc 9.
Theo ông Trường, mỗi năm, ngành sợi đang trả nợ ngân hàng khoảng 300 triệu đô la Mỹ. Do đó, nếu ngân hàng giảm hạn mức tín dụng trong bối cảnh ngành sợi đang khó khăn có thể an toàn về vốn ngắn hạn, nhưng thực ra mất an toàn về vốn dài hạn vì không sản xuất thì không có tiền trả vay dài hạn trước đây.
Không riêng doanh nghiệp sợi, các doanh nghiệp khác phản ánh, ngân hàng dường như thận trọng hơn trong cho vay, yêu cầu khắt khe về tài sản đảm bảo. Nếu như trước đây, ngân hàng chấp nhận một phần tài sản đảm bảo là nhà xưởng, cổ phần…, thì hiện nay, hầu như chỉ còn chấp nhận tài sản đảm bảo là bất động sản. Do vậy, việc vay vốn tín chấp càng trở nên xa vời.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho thấy, tín dụng tính đến cuối tháng 2-2024 giảm 0,72%, trong khi tiền gửi vào hệ thống ngân hàng ngày càng tăng. Theo ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc, tín dụng giảm chủ yếu do sức hấp thụ của nền kinh tế yếu, song một phần do một số ngân hàng thận trọng trong thực hiện cấp tín dụng vì nợ xấu tăng.
Quy trình thủ tục cho vay của một số ngân hàng chậm được cải tiến, thời gian xét duyệt cho vay còn dài, định giá và quyết định tài sản thế chấp còn quá thận trọng. Việc thực hiện cơ chế tài sản bảo đảm còn thiếu linh hoạt, chủ yếu dựa vào tài sản thế chấp, thiếu sự kết nối, tương tác, chia sẻ, hợp tác giữa khách hàng và ngân hàng trong việc trực tiếp trao đổi tìm biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn…
Giải pháp nào để hai bên “win – win”
Ông Nguyễn Ngọc Luận, Giám đốc Công ty TNHH Liên kết thương mại Toàn Cầu, cho biết nguồn vốn tại các ngân hàng dồi dào và lãi suất đang giảm xuống dần, nhưng doanh nghiệp có vay được không vẫn còn là chuyện phải bàn.
“Các ngân hàng luôn có các điều kiện và điều khoản chặt chẽ và doanh nghiệp muốn vay được phải chấp nhận tuân thủ. Phía ngân hàng nên cân nhắc cởi mở hơn trong các điều khoản để hai bên cùng 'win – win'”, ông Luận nêu ý kiến.
Dù lãi suất đã giảm nhiều nhưng việc tiếp cận vốn với doanh nghiệp hiện nay không dễ dàng vì họ đã “cạn kiệt” tài sản thế chấp. Trong ảnh là nhân công chế biến thuỷ sản tại một doanh nghiệp ở Đồng Tháp. Ảnh: Trung Chánh
Trải qua một thời gian dài khó khăn, “sức khỏe” của doanh nghiệp đã suy kiệt nhiều. Vì thế, ông Luận cho rằng, các chính sách của Nhà nước hay các chương trình giảm lãi suất của ngân hàng cần cởi mở hơn, như vậy mới thúc đẩy doanh nghiệp vay vốn đầu tư, từ đó từng bước vực dậy được doanh nghiệp. “Nếu không tiếp cận được thì dù lãi suất có giảm cũng không có ý nghĩa nhiều với doanh nghiệp”, ông Luận lưu ý.
Dù vậy, đứng ở bên cho vay, theo các ngân hàng, dù cần đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, nhưng họ phải thận trọng cho vay để kiểm soát rủi ro nợ xấu, không thể cho vay bằng mọi giá, nhất là tình hình “sức khỏe” doanh nghiệp bấp bênh.
Đáng chú ý, Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu đã hết hiệu lực, nhưng lại không được luật hóa đầy đủ vào Luật Các tổ chức tín dụng 2024, khiến việc đòi nợ của doanh nghiệp từ năm 2024 thêm khó khăn. Trong khi đó, Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) cũng không có nhiều điều khoản về thu hồi nợ có thể gây khó khăn cho ngân hàng trong thời gian tới.
Đại diện một ngân hàng thương mại cho rằng, làm ngân hàng, nhất là ngân hàng thương mại thì họ rất muốn cho vay vì không cho vay xem như bị “thất nghiệp”. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, hầu hết các phân khúc khách hàng ảnh hưởng khó khăn nên giải ngân tín dụng là bài toán khó.
Vậy giải pháp nào để hai bên có thể “gặp nhau”? Ở phía doanh nghiệp, lãnh đạo HUBA kiến nghị ngân hàng nên xem xét tăng tỷ lệ thế chấp các tài sản, thực hiện mở rộng cho vay theo hợp đồng, với các tài sản và quyền tài sản hình thành trong tương lai…
Với tình hình thị trường khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp không vay vì không có hợp đồng hoặc doanh nghiệp vay vốn không chỉ cho nhu cầu đầu tư mới mà còn là để thanh toán các khoản vay cũ đã đến hạn. Do đó, theo đề xuất của HUBA, chính sách gia hạn nợ cần đi kèm với chính sách ân hạn nợ. Tức doanh nghiệp gia hạn nợ được phép hoàn trả khoản vốn vay gia hạn tại năm cuối cùng của kỳ hạn vay, thay cho việc phải trả ngay khi hết gia hạn.
Tương tự, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa, ông Nguyễn Đức Nghĩa, cho rằng để khơi thông dòng vốn tín dụng cần đẩy mạnh kinh tế vĩ mô, hỗ trợ và thúc đẩy doanh nghiệp có đơn hàng sản xuất, người lao động có thu nhập…
Theo ông Nghĩa, cần thay đổi chính sách liên quan đến tín dụng đặc biệt về tài sản thế chấp, nhất là tài sản thế chấp trong lĩnh vực nông nghiệp; tăng giá trị cho vay trên tài sản thế chấp. Cuối cùng là hạ lãi suất vay, đặc biệt là những ngành khuyến khích đầu tư như công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp…
Cũng liên quan đến vấn đề vốn, HUBA kiến nghị UBND TPHCM xem xét, đơn giản hóa thủ tục vay vốn kích cầu đầu tư cho doanh nghiệp ngành công nghiệp hỗ trợ, chú trọng hỗ trợ nguồn vốn và chính sách ưu đãi đối với các dự án lớn, hình thành hệ thống các nhà máy chuyên môn hóa, có thể sản xuất được các cụm linh kiện hoàn chỉnh nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng toàn cầu.
Liên quan đến việc doanh nghiệp than thiếu tài sản thế chấp để vay ngân hàng, chuyên gia kinh tế, TS. Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, cho rằng bản thân doanh nghiệp cần tăng cường “gia cố” năng lực của mình. Bây giờ ngân hàng không thể cho vay dưới chuẩn vì sẽ gây rủi ro cho cả hệ thống ngân hàng cũng như doanh nghiệp.
Ở bên cho vay, đại diện các ngân hàng thương mại đề nghị, để ngân hàng yên tâm cho vay, giải pháp dài hơi là phải có một bộ luật riêng về xử lý nợ xấu. Trước mắt, cần sớm sửa Bộ luật Dân sự để đảm bảo công bằng quyền lợi của cả bên vay lẫn bên cho vay.
Tại hội nghị trực tuyến do NHNN tổ chức vào 20-2-2024, các ngân hàng cũng kiến nghị NHNN gia hạn Thông tư 02/2023 từ 6 tháng đến 1 năm, thay vì đến 30-6-2024, để hỗ trợ doanh nghiệp vay vốn. Thông tư 02 quy định về việc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đức Nghĩa, cho biết sắp tới NHNN TPHCM ký cam kết với 17 ngân hàng thương mại đưa ra gói vay 509.000 tỉ đồng, trong đó có việc cơ cấu nợ và giữ nguyên nhóm nợ. “Với gói vay này, tình hình thị trường vốn sẽ tốt hơn”, ông Nghĩa hy vọng.
UBND TPHCM cũng từng kiến nghị Chính phủ cần có chính sách thay thế việc hỗ trợ 2%/năm lãi suất ngân hàng bằng các hình thức khác thiết thực hơn.
(ĐTCK) Từ nay đến ngày 26/04/2024, Tổng công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) triển khai chương trình “Sinh nhật linh đình, rinh ưu đãi xịn” dành tặng khách hàng tham gia bảo hiểm sức khỏe cao cấp BIC Smart Care.
Do vướng phải khủng hoảng niềm tin, doanh thu từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm của Manulife đã quay đầu giảm. Tuy nhiên, lãi thuần từ hoạt động tài chính tăng trưởng mạnh mẽ đã giúp công ty đạt lợi nhuận kỷ lục.
Khảo sát hôm nay, tỷ giá ngoại tệ đồng loạt tăng ở cả hai chiều mua và bán. Trong đó, tỷ giá yen Nhật, đô la Úc, bảng Anh, won Hàn Quốc và nhân dân tệ đều ghi nhận tăng ở tất cả các ngân hàng so với phiên hôm qua.
Bước sang Quý II/2024 - thời điểm vàng để cân nhắc thực hiện các khoản mua sắm lớn hay hiện hữu các cơ hội kinh doanh, nhu cầu tín dụng cá nhân ngày càng trở nên cấp thiết. Để kịp thời đồng...
Hiện MB đang niêm yết bán USD tiền mặt ở mức 25.221 đồng, vượt mức giá bán USD tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước (25.171 đồng) và chạm mức giá trần được phép giao dịch (25.221 đồng)
Nhiều ngân hàng vừa và nhỏ đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận khá cao, có nơi trên 90% so với năm trước, trong khi đó tại một số ngân hàng cổ phần lớn và nhóm Big4 lại đưa ra kế hoạch khá khiêm tốn trong năm 2024.
Ghi nhận sáng ngày hôm nay (3/4), tỷ giá euro điều chỉnh tăng tại các ngân hàng giao dịch. Tại thị trường chợ đen, tỷ giá euro giảm tại hai chiều, hiện ở mức 27.233 - 27.333 VND/EUR.
(KTSG) - Theo TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia tài chính ngân hàng, Nhà nước có đủ quyền lực và giải pháp để ổn định thị trường vàng. Cho phép nhập khẩu vàng
Quý I/2025 đánh dấu sự phân hóa rõ rệt trong kết quả kinh doanh của các công ty chứng khoán. Trong khi VietinBank Securites, VPBankS, Vietcap tăng trưởng mạnh cả về lợi nhuận trước thuế và lãi đã thực...
Theo thông tin công bố của Vietcombank, ngân hàng đã nhận được đơn xin từ nhiệm vị trí Thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2028 của ông Trịnh Ngọc An.
Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp khi chính quyền Tổng thống Trump tiếp tục ra tín hiệu về khả năng có thêm nhượng bộ thuế quan cho Trung Quốc để bắt đầu đàm phán.
Đầu tư nhận cổ tức là phương pháp thường được các nhà đầu tư dài hạn và có khẩu vị rủi ro thấp lựa chọn Nhịp giảm nhanh của thị trường chứng khoán đầu tháng 4 vừa qua mang đến cơ hội...
(ĐTCK) Từng được coi là "vàng trắng" đắt hàng, giá mủ cao su đảo chiều và triển vọng ngành bất động sản công nghiệp kém tích cực khiến nhóm cổ phiếu cao su điều chỉnh mạnh so với mặt bằng chung trong cú sốc thuế quan vừa qua.
Tối ngày 23/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên đã có cuộc điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson L. Greer, chính thức khởi động đàm...
Tại cuộc điện đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Nguyễn Hồng Diên khẳng định Việt Nam coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Hoa Kỳ, mong...
WSJ cho biết Mỹ đang cân nhắc giảm tới một nửa thuế với hàng Trung Quốc, nhưng nguồn tin của CNBC nói điều này chỉ xảy ra nếu Bắc Kinh cũng hạ thấp rào cản thương mại.
Động thái này có thể đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, sau nhiều tuần leo thang trả đũa khiến giới đầu tư toàn cầu bất an.
Theo các nguồn tin của Wall Street Journal, Nhà Trắng đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan với Trung Quốc để hạ nhiệt căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường này.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.