Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính rà soát lại các sắc thuế đang áp dụng với Mỹ và các đối tác
14:21 11/03/2025
Tại Chỉ thị 06 ngày 10/3, Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát các sắc thuế đang áp dụng với các nước, nhất là các nước có quan hệ Đối tác chiến lược/Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, trong đó có Hoa Kỳ trên tinh thần đảm bảo hài hòa, cân bằng lợi ích.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. (Ảnh: Báo Chính phủ)
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 10/3/2025 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để chủ động thích ứng linh hoạt, kịp thời, phù hợp, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực nhằm đạt được các mục tiêu tăng trưởng, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong năm 2025 và những năm tiếp theo.
Chỉ thị nêu rõ, thời gian qua, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, khó lường; cạnh tranh chiến lược tiếp diễn gay gắt hơn; nhiều yếu tố mới nảy sinh, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ, bất động sản thế giới tiếp tục gia tăng; một số nước thay đổi chính sách kinh tế, thương mại, thuế quan, tác động nhanh chóng, mạnh mẽ, sâu sắc, nhiều chiều đến kinh tế, đầu tư và thương mại toàn cầu, trong đó có Việt Nam.
Để chủ động thích ứng linh hoạt, kịp thời, phù hợp, hiệu quả với tình hình thế giới, khu vực thời gian tới, vượt qua thách thức, nắm bắt thời cơ, tiếp tục giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, cục diện đối ngoại thuận lợi, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài cho tăng trưởng và phát triển đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu tăng trưởng năm 2025; qua đó tạo nền tảng vững chắc để đạt tốc độ tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026-2030; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là các Bộ, cơ quan, địa phương) theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, đề cao trách nhiệm thực thi, quán triệt, thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, trên tinh thần "coi trọng thời gian, phát huy trí tuệ, quyết đoán, kịp thời","tăng cường về nhận thức, kiên trì về mục tiêu, quyết liệt trong hành động, sáng tạo trong triển khai, hiệu quả trong điều hành".
Đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu
Về phương châm thực hiện, Chỉ thị nêu rõ phải bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia, dân tộc, phục vụ tốt nhất các mục tiêu phát triển, bảo vệ chủ quyền, an ninh, nâng cao vị thế của đất nước trên tinh thần tích cực chủ động thích ứng linh hoạt, hiệu quả các tình huống phát sinh từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống.
Bình tĩnh, chủ động, kiên trì, linh hoạt tiến hành các biện pháp chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư bằng nhiều phương thức, hình thức để tăng cường đối thoại, thúc đẩy hợp tác với các nước trên tinh thần "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ".
Ưu tiên giải quyết dứt điểm, kịp thời, hiệu quả những vấn đề mà các đối tác quan tâm, nhất là các chương trình, dự án cụ thể; thể hiện sự hiểu biết, thiện chí, tinh thần cầu thị, chân thành, quyết liệt, hiệu quả của Việt Nam trong hành động và triển khai các thỏa thuận, cam kết để củng cố niềm tin với các đối tác.
Trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện, cần tính toán tổng thể, hợp lý đối tượng, mức độ, phạm vi các vấn đề kinh tế, thương mại, đầu tư có thể đem ra trao đổi trên cơ sở thương mại công bằng, có đi có lại, đáp ứng hài hòa, thỏa đáng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các bên.
Về định hướng một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, Thủ tướng yêu cầu Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan chủ động thúc đẩy mạnh mẽ các biện pháp chính trị - ngoại giao, kinh tế, thương mại, đầu tư, tài chính – ngân hàng, quốc phòng – an ninh nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố và tăng cường quan hệ tốt đẹp với các nước, nhất là các nước lớn, các nước Đối tác chiến lược toàn diện trên cơ sở tin cậy, chân thành, hài hòa lợi ích; tập trung chủ động, khẩn trương thúc đẩy các chuyến thăm cấp cao, các hình thức giao lưu, tiếp xúc đa dạng, linh hoạt ở tất cả các cấp, các kênh; tạo môi trường thuận lợi cho tăng cường hợp tác hiệu quả hơn trên tất cả các lĩnh vực nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh... Khẩn trương hoàn thiện Đề án, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện Kế hoạch hành động về cân bằng thương mại hài hòa, bền vững với các đối tác lớn, trong đó lưu ý tính chất bổ sung trong cơ cấu thương mại giữa Việt Nam với các nước thay vì cạnh tranh trực tiếp; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 12 tháng 3 năm 2025 để tổ chức triển khai ngay trong tháng 3 năm 2025.
Tiếp tục khẩn trương triển khai đồng bộ các giải pháp đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu, thúc đẩy xúc tiến thương mại; khai thác hiệu quả các hiệp định thương mại tự do (FTA) đã ký kết, thúc đẩy ký các FTA mới với các thị trường tiềm năng (Trung Đông, Châu Phi, Mỹ La-tinh, Trung Á, Ấn Độ, Brazil…). Tiếp tục vận động, thúc đẩy các nước sớm dỡ bỏ các hạn chế, kiểm soát về xuất khẩu công nghệ cao; công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
Nâng cao năng lực, kiểm soát nguồn gốc xuất xứ hàng hóa nhằm giảm thiểu tác động từ các dòng đầu tư bên ngoài có dấu hiệu không lành mạnh, lẩn tránh thuế quan có thể gây ảnh hưởng đến uy tín của nước ta; tăng cường hiệu quả hoạt động quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại; bảo vệ và thực hiện nghiêm bảo vệ sở hữu trí tuệ, không vi phạm bản quyền. Chủ động nghiên cứu, đề xuất các giải pháp hỗ trợ các ngành hàng, doanh nghiệp ứng phó với các vụ kiện phòng vệ thương mại, thích ứng với các rào cản kỹ thuật mới của các đối tác xuất khẩu nhằm thúc đẩy xuất khẩu bền vững.
Rà soát sắc thuế đang áp dụng với các nước, đảm bảo hài hòa, cân bằng lợi ích
Thủ tướng giao Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát các sắc thuế đang áp dụng với các nước, nhất là các nước có quan hệ Đối tác chiến lược/Đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam, trong đó có Hoa Kỳ trên tinh thần đảm bảo hài hòa, cân bằng lợi ích; khẩn trương trình Chính phủ việc sửa Nghị định 26/2023/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2023 để điều chỉnh thuế suất một số nhóm mặt hàng đảm bảo hài hòa, hợp lý, có lợi cho cả hai bên theo trình tự thủ tục rút gọn, hoàn thành trong tháng 3 năm 2025.
Tiếp tục nhân rộng và phát huy cơ chế Tổ công tác làm việc với các nhà đầu tư chiến lược, nghiên cứu thực hiện hiệu quả phát triển "Cổng một cửa đầu tư quốc gia", báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 4 năm 2025.
Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khẩn trương xây dựng các phương án, biện pháp phù hợp trong giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp tác với các đối tác trong thanh toán, tiền tệ; áp dụng các biện pháp cân bằng, hợp lý, hài hòa.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ động xây dựng Đề án hợp tác về các lĩnh vực tiềm năng như khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản, nông nghiệp… với các đối tác; thúc đẩy mở cửa hơn nữa thị trường của nhau cho các mặt hàng hai bên có thế mạnh, nhu cầu, đáp ứng lợi ích của người tiêu dùng và lợi ích của các bên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2025.
Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Công an theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung giải quyết dứt điểm quan tâm của các đối tác về giấy phép lao động, thị thực.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác thông tin tuyền truyền về những nỗ lực của Việt Nam trong thúc đẩy hợp tác với các đối tác, nhất là các nước lớn, các Đối tác chiến lược toàn diện, Đối tác chiến lược, Đối tác toàn diện; tăng cường tổ chức thực hiện các chương trình truyền thông theo chuyên đề về những thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội, cách mạng về cải cách bộ máy, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số…để tăng cường hiểu biết, củng cố niềm tin của các doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Văn phòng Chính phủ tích cực theo dõi, đôn đốc các Bộ, cơ quan, địa phương triển khai thực hiện các nhiệm vụ được giao nói trên.
Tháng 2/2025, thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam rơi vào trạng thái đóng băng khi không có bất kỳ đợt phát hành mới nào. Lãi suất cao, áp lực đáo hạn lớn và tâm lý e ngại rủi ro đang siết...
Giá vàng tăng do nhu cầu trú ẩn an toàn. Các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát để đánh giá lộ trình chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. Thị trường lo ngại về căng thẳng thương mại âm...
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) đang ghi nhận sự cải thiện rõ rệt về chất lượng tài sản khi nợ xấu giảm và rủi ro tín dụng thu hẹp. Liệu sự phục hồi của bất động sản cùng với Nghị quyết...
(ĐTCK) Ông Lê Hoài Ân, CFA, Founder IFSS, chuyên gia đào tạo và tư vấn hoạt động ngân hàng, Công ty cổ phần Giải pháp tài chính tích hợp chia sẻ góc nhìn xung quanh áp lực hạ lãi suất và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng.
Tuần qua (03-10/03/2025), lãi suất liên ngân hàng kỳ hạn qua đêm nhanh chóng hạ nhiệt sau động thái ngừng phát hành tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Theo các chuyên gia, việc xóa bỏ cơ chế room tín dụng sẽ giúp người dân, doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn ngân hàng hơn. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến môi trường cạnh tranh giữa các ngân hàng sẽ trở nên gay gắt hơn.
Khảo sát ngày 11/3, tỷ giá ngoại tệ tại Sacombank ghi nhận xu hướng giảm giá ở hầu hết các ngoại tệ chủ chốt được theo dõi. Trong đó, tỷ giá bảng Anh giảm mạnh xuống còn 32.352 VND/GBP ở chiều mua vào (tiền mặt) và 33.354 VND/GBP chiều bán ra.
Ghi nhận ngày 11/3 cho thấy, tỷ giá đô Úc giảm tại tất cả các ngân hàng được khảo sát trong sáng nay .Tại thị trường chợ đen, tỷ giá AUD cũng giảm, hiện đang ở mức 16.022 - 16.122 VND/AUD ở hai chiều giao dịch.
Khảo sát ngày 11/3, tỷ giá ngoại tệ tại ngân hàng BIDV ghi nhận điều chỉnh giảm ở hầu hết các đồng ngoại tệ. Đáng chú ý, tỷ giá bảng Anh có mức điều chỉnh mạnh nhất, lần lượt giảm 136 đồng và 153 đồng ở chiều mua - bán.
Theo đánh giá của ông Trịnh Văn Tuấn, Chủ tịch HĐQT OCB, thuế quan đối ứng của Mỹ ảnh hưởng đến thương mại toàn cầu, không thể dự đoán được. Phía ngân hàng nhìn nhận thị trường nói chung một cách thận trọng nhưng không bi quan.
(ĐTCK) Ảnh hưởng tâm lý từ thị trường bên ngoài, các nhà đầu tư đã vội vàng bán giá thấp ngay khi mở cửa, nhưng may mắn là mốc điểm hỗ trợ mạnh 1.200 điểm vẫn đang cho thấy độ tin cậy cao khi nhanh chóng bật hồi trở lại.
Động thái mới của chính quyền ông Trump vừa là cú hích cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời tại Mỹ nhưng cũng là rủi ro cho họ vì nhiều doanh nghiệp đã quen phụ thuộc vào nguồn cung giá rẻ từ nước ngoài.
Theo bà Phạm Minh Hương, năm 2025 sẽ là năm tương đối thách thức với hoạt động đầu tư tài chính khi mặt bằng lãi suất giảm, dự kiến doanh thu tài chính và lợi nhuận trước thuế sẽ giảm so với năm trước.
Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) vừa công bố danh mục thành phần của chỉ số VNDiamond trong tháng 4, với những thay đổi có hiệu lực từ ngày 28/4.
Theo kế hoạch kinh doanh 2025, doanh thu và lợi nhuận của Hodeco chủ yếu từ việc bán toàn bộ cổ phần còn lại tại CTCP Đầu tư Xây dựng Giải trí Đại Dương Vũng Tàu, chủ đầu tư Khu du lịch Đại Dương (Antares).
Ấn Độ, nước sản xuất thép lớn thứ 2 thế giới, hôm 21/4 đã áp thuế tạm thời 12% đối với thép nhập khẩu trong một nỗ lực kiềm chế sự xâm nhập ồ ạt của thép nhập khẩu giá rẻ, Reuters đưa tin.
Thị trường chứng khoán sụt giảm mở ra cơ hội đầu tư trung và dài hạn
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.