Thứ người Việt thường xuyên dùng là thủ phạm âm thầm "phóng" vi nhựa vào món ăn mỗi ngày
18 giờ trước
Đây là vật dụng quen thuộc mà người Việt sử dụng hằng ngày nhưng lại âm thầm "phóng" vi nhựa vào món ăn mà chúng ta không hề hay biết.
Một loạt nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng thớt nhựa, vốn được sử dụng rộng rãi trong nhà bếp, có thể là một trong những nguồn phát tán vi nhựa trực tiếp vào thực phẩm nhiều nhất.
Theo một nghiên cứu công bố trên tạp chí Environmental Science & Technology (2021), chỉ sau một lần sử dụng để cắt, thái, thớt nhựa có thể phát sinh hàng chục nghìn mảnh vi nhựa siêu nhỏ – không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Những mảnh nhựa này dễ dàng bám vào thực phẩm, đặc biệt là rau củ và thịt sống.
Một nhóm nghiên cứu tại Hàn Quốc đã mô phỏng quá trình sử dụng thớt nhựa trong 10 ngày và phát hiện rằng người tiêu dùng có thể vô tình nuốt trung bình 50–100 mg vi nhựa chỉ từ thớt. Mức độ này còn cao hơn khi thớt đã cũ, nhiều vết xước hoặc thường xuyên được rửa bằng nước nóng.
Vi nhựa (microplastics) là những mảnh nhựa siêu nhỏ, thường có kích thước dưới 5 mm (đa số dưới 1 mm), hình thành từ sự phân rã của các sản phẩm nhựa trong quá trình sử dụng hoặc do tác động từ môi trường.
Thớt nhựa "phóng" ra nhiều vi nhựa trong quá trình sử dụng.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga – nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường Y tế, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Môi trường Sức khỏe – cho biết: "Các nghiên cứu cho thấy mỗi người trung bình tiêu thụ khoảng 50.000 hạt vi nhựa mỗi năm. Chúng đi vào cơ thể qua chuỗi thực phẩm, nguồn nước, không khí, và các dụng cụ nhựa sử dụng hằng ngày".
Trong nhà bếp, thớt nhựa chính là một trong những vật dụng "ngậm" nhiều vi nhựa. Vi nhựa từ thớt chủ yếu có thành phần là polyethylene (PE) hoặc polypropylene (PP) – hai loại nhựa phổ biến, có độ mềm cao và dễ bị mài mòn trong quá trình sử dụng. Khi dao tiếp xúc với bề mặt thớt – đặc biệt trong điều kiện cắt mạnh, góc nghiêng lớn hoặc dùng dao sắc – tốc độ mài mòn sẽ tăng nhanh đáng kể.
Các loại thớt này thường có giá rẻ, tiện lợi, nhưng lại là nguồn phát sinh vi nhựa nhanh và trực tiếp vào thực phẩm, theo PGS Huy Nga.
Trong những năm gần đây, các sản phẩm nhựa xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống – từ bàn ghế, tủ, kệ đến đồ dùng nhà bếp như cốc, chén, hộp đựng thực phẩm, và đặc biệt là thớt nhựa. Tuy nhiên, đằng sau sự tiện lợi đó là những hệ lụy nghiêm trọng cho môi trường và tiềm ẩn tác động đến sức khỏe con người.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vi nhựa có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, hô hấp, ảnh hưởng đến da, mắt, hệ tiêu hóa, thần kinh, miễn dịch, thậm chí gây đột biến gen.
Làm sao để giảm nguy cơ nhiễm vi nhựa?
PGS Huy Nga cho rằng các tác hại của vi nhựa tới sức khỏe con người đã dần được chứng minh rõ ràng. Để giảm thiểu nguy cơ, người dân cần lưu ý:
- Hạn chế sử dụng đồ nhựa dùng một lần: Chuyển sang dùng các sản phẩm thay thế như thủy tinh, gốm sứ hoặc kim loại.
- Thay thế thớt nhựa bằng thớt gỗ hoặc tre: Những chất liệu này ít bị mài mòn, không phát sinh vi nhựa trong quá trình sử dụng.
- Tăng cường tái chế và quản lý chất thải nhựa: Thực hiện phân loại rác tại nguồn và tham gia vào các chương trình tái chế để giảm lượng rác thải nhựa ra môi trường.
Trong 4 tháng đầu năm 2025, cả nước chỉ phát hiện 24 trường hợp có ký sinh trùng sốt rét, trong đó có tới 18 ca là sốt rét ngoại lai (chiếm 75%), giảm gần 82% so với cùng kỳ năm 2024. Đáng chú ý, các...
Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, số ngân sách Nhà nước phải đảm bảo thêm khi thực hiện chính sách miễn học phí cho học sinh cả nước là 8.200 tỷ đồng.
Theo quan niệm dân gian lẫn phong thuỷ, trồng cây trước nhà không chỉ làm đẹp không gian mà còn là bí quyết hút lộc, đón tài, mang lại bình an và may mắn.
'Xiên bẩn' bày bán ở vỉa hè cổng trường, chợ cóc, lề đường tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm, nhiễm khuẩn và tích tụ độc tố lâu dài cho người tiêu dùng.
Màu trắng có thể sẽ là màu mới trên đèn giao thông để báo hiệu cho các mẫu xe tự lái khi các phương tiện này di chuyển gần tới giao lộ đông đúc. Từ đó, giúp giảm thiểu tắc nghẽn, tai nạn giao thông và tiết kiệm nhiên liệu tiêu thụ trên toàn cầu.
Việc Mỹ chấm dứt chính sách miễn thuế và kiểm tra hải quan với hàng giá trị thấp khiến nhiều sản phẩm bán trên Temu, Shein không còn rẻ.
Trước những thách thức từ thị trường xuất khẩu, Hoa Sen (HSG) cho biết đang điều chỉnh chiến lược để thích ứng với xu hướng bảo hộ thương mại toàn cầu.
(ĐTCK) Mặc dù thị trường chung giao dịch biến động mạnh và test lại vùng giá 1.200 điểm, nhưng khối ngoại là điểm sáng khi có tuần mua ròng đầu tiên từ đầu năm 2025 với giá trị đạt 450 tỷ đồng.
Dù tích cực triển khai tín dụng xanh, việc tiếp cận nguồn vốn này vẫn là bài toán khó với nhiều doanh nghiệp do thiếu khung pháp lý rõ ràng và chi phí đầu tư ban đầu cao.
Cảnh báo rủi ro
Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.
Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.