• CIM 11.21 0.04(0.35%)
  • BTC 87054.72 1875.48(2.20%)
  • GOLD 3430.855 7.110(0.21%)
  • WTI 62.77 0.14(0.23%)
  • EUR/USD 1.15222 0.00092(0.08%)
  • EUR/GBP 0.86091 0.00069(0.08%)
  • USD/CHF 0.80805 0.00081(0.1%)
  • USD/JPY 140.724 0.140(0.1%)
  • USD/CAD 1.38369 0.00014(0.01%)
  • GBP/USD 1.33820 0.00040(0.03%)
  • CAD/CHF 0.58386 0.00012(0.02%)
  • AUD/USD 0.64150 0.00058(0.09%)
  • NZD/USD 0.59987 0.00006(0.01%)
  • CIM 11.21 0.04(0.35%)
  • BTC 87054.72 1875.48(2.20%)
  • GOLD 3430.855 7.110(0.21%)
  • WTI 62.77 0.14(0.23%)
  • EUR/USD 1.15222 0.00092(0.08%)
  • EUR/GBP 0.86091 0.00069(0.08%)
  • USD/CHF 0.80805 0.00081(0.1%)
  • USD/JPY 140.724 0.140(0.1%)
  • USD/CAD 1.38369 0.00014(0.01%)
  • GBP/USD 1.33820 0.00040(0.03%)
  • CAD/CHF 0.58386 0.00012(0.02%)
  • AUD/USD 0.64150 0.00058(0.09%)
  • NZD/USD 0.59987 0.00006(0.01%)

The Economist: Trung Quốc mở cửa sẽ thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu nhưng cũng có nhiều "tác dụng phụ"

16:05 09/01/2023

The Economist: Trung Quốc mở cửa sẽ thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ

Sau một thời gian đóng cửa, hoạt động kinh tế của Trung Quốc có khả năng phục hồi mạnh mẽ. Ảnh: Reuters.

Sự tái kết nối của Trung Quốc với thế giới bên ngoài đánh dấu sự kết thúc của một kỷ nguyên: kỷ nguyên của đại dịch toàn cầu.

Đà phục hồi sẽ bắt đầu vào cuối tháng 3

Đối với phần lớn người dân, nỗi sợ bị phong tỏa và cách ly đã biến mất. Sau thời kỳ hỗn loạn, hoạt động kinh tế tại Trung Quốc dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ, qua đó làm gia tăng nhu cầu năng lượng và hàng hóa trên thị trường toàn cầu. Các nhà đầu tư và giám đốc điều hành doanh nghiệp đa quốc gia sẽ sớm có thể đến thăm các văn phòng và nhà máy tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, sự bình thường sẽ không đến ngay lập tức. Các quan chức thừa nhận đang phải đối mặt với một thách thức to lớn là duy trì hoạt động của các dây chuyền sản xuất. Tesla, một nhà sản xuất ô tô, đã tạm dừng hoạt động tại nhà máy của họ ở Thượng Hải vào ngày 24/12/2022.

Tommy Wu, đại diện Ngân hàng Commerzbank, cho rằng nền kinh tế có thể suy giảm tăng trưởng trong 3 tháng đầu tiên kể từ khi mở cửa, nhưng sự phục hồi sẽ đến sớm hơn dự kiến của các chuyên gia phân tích.

Nhiều người nghĩ rằng giai đoạn biến động sẽ kết thúc vào cuối tháng 3. Tại thời điểm đó, quá trình phục hồi sẽ bắt đầu trên đà tăng tốc cho đến hết năm. Các nhà kinh tế tin rằng những người bị mất việc làm sẽ quay trở lại làm việc khi có cơ hội, giúp ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Cùng với việc mở cửa kinh tế, tiêu dùng cũng sẽ tăng trưởng. Nhiều ý kiến cho rằng các hộ gia đình đã tiết kiệm 1/3 thu nhập của họ vào năm ngoái. Nhiều người sẽ lấy lại tinh thần sau khoảng thời gian khó khăn, nhưng không đồng nghĩa với việc sẽ tăng mạnh chi tiêu.

Dẫu cho các đánh giá không mấy lạc quan, Jacqueline Rong từ ngân hàng BnP Paribas cho rằng mức tiêu dùng hộ gia đình sẽ tăng khoảng 9% vào năm 2023 - một sự cải thiện lớn so với tốc độ tăng trưởng của năm trước, hoặc thậm chí còn cao hơn nữa sau quãng thời gian dồn nén do hạn chế chi tiêu trong những năm gần đây.

Việc mở cửa trở lại cũng sẽ mang lại lợi ích cho lĩnh vực bất động sản đang gặp khó khăn của Trung Quốc.

Tại Hội nghị Công tác Kinh tế Trung ương của Trung Quốc vào tháng 12, các nhà hoạch định chính sách đã cam kết sẽ hỗ trợ “nhu cầu cơ bản” trên thị trường bất động sản, thay vì việc mua nhà mang tính đầu cơ. Về vấn đề này, giới chức để ngỏ khả năng có thể cắt giảm thêm lãi suất thế chấp và các yêu cầu thanh toán trước.

Jing Liu từ ngân hàng HSBC, dự báo ngành bất động sản Trung Quốc có thể tăng 3% trong năm nay – đóng góp 0,9 điểm phần trăm cho tăng trưởng GDP của Trung Quốc. Một kịch bản lạc quan hơn là tốc độ tăng trưởng ở mức 5%, tức sẽ đóng góp thêm 1,5 điểm phần trăm cho tốc độ tăng trưởng. Một số hộ gia đình có thể quyết định rằng bây giờ là thời điểm tốt để “mua lúc giá giảm”, trước khi giá tăng trở lại, hoặc trước thời điểm các quy định hạn chế đối với việc mua nhà được tái áp dụng.

Những "tác dụng phụ"

Ý nghĩa kinh tế của việc mở cửa trở lại còn có ý nghĩa lớn hơn.

Chính sách Zero Covid đã hạn chế nhu cầu của Trung Quốc đối với hàng hóa, dịch vụ toàn cầu. Ví dụ, trong thời gian phong tỏa Thượng Hải vào nửa đầu năm ngoái, nhu cầu dầu mỏ của nước này đã giảm 2 triệu thùng mỗi ngày.

Trong quá khứ, sự cắt giảm chi tiêu như vậy của Trung Quốc sẽ tước đi động cơ tăng trưởng quan trọng của nền kinh tế thế giới. Nhưng lần này, mọi thứ đã khác. Sự trở lại của Trung Quốc trùng với thời điểm nền kinh tế Mỹ đang phát triển quá nóng, và nguồn cung cấp năng lượng bị gián đoạn trên khắp châu Âu.

Louis Kuijs từ hãng đánh giá tín nhiệm S&P Global cho biết: “Ít nhất vào thời điểm này, Trung Quốc không góp phần gây ra lạm phát".

Sự phục hồi của Trung Quốc sẽ thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu vì lý do đơn giản là nước này là một phần quan trọng của nền kinh tế thế giới.

HSBC ước tính rằng một năm sau đây, vào quý đầu tiên của năm 2024, GDP của Trung Quốc có thể tăng hơn tới 10% so với thời điểm 3 tháng khó khăn đầu tiên của năm 2023. Theo tính toán sơ bộ của Economist, một Trung Quốc đang phục hồi có thể đóng góp tới 2/3 tăng trưởng toàn cầu trong giai đoạn đó.

Tuy nhiên, theo thời gian, sự phục hồi của Trung Quốc có thể có những "tác dụng phụ". Ở các nền kinh tế lớn khác, hạn chế ràng buộc đối với mở rộng kinh tế là chính sách tiền tệ, khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Nếu việc mở cửa trở lại của Trung Quốc có vẻ như làm tăng nhu cầu toàn cầu và do đó gây áp lực về giá ở mức độ không mấy dễ chịu, các ngân hàng trung ương có thể phải phản ứng bằng cách thắt chặt chính sách tiền tệ để kiểm soát rủi ro lạm phát.

Trong một kịch bản như vậy, tác động của việc Trung Quốc mở cửa trở lại đối với phần còn lại của thế giới có thể không phải là tăng trưởng cao hơn mà là lạm phát hoặc lãi suất cao hơn.

Tác động với thị trường năng lượng

Kênh ảnh hưởng trực tiếp nhất của Trung Quốc là thông qua hàng hóa. Nước này tiêu thụ gần 1/5 lượng dầu của thế giới, hơn một nửa lượng đồng, niken và kẽm tinh chế, và hơn 3/5 quặng sắt. Vào ngày 4/11/2022, tin đồn về việc mở cửa trở lại của nền kinh tế Trung Quốc đã khiến giá đồng tăng 7% vào cuối ngày.

Khi Trung Quốc thực sự mở cửa, nhu cầu của Trung Quốc đối với kim loại, cây trồng và năng lượng sẽ giúp ích cho các nhà xuất khẩu hàng hóa.

Nhu cầu về năng lượng có vẻ như không thay đổi đáng kể, đặc biệt là vào cuối thời kỳ Zero Covid. Nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng của Trung Quốc đã giảm khoảng 1/5 trong 11 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho phép châu Âu tăng mua để bù đắp cho sự gián đoạn từ nguồn cung khí đốt của Nga. Do đó, chính sách Zero Covid của Trung Quốc đóng vai trò như một đối trọng với cuộc xung đột Ukraine của Nga.

Các nhà phân tích giả định việc nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng của Trung Quốc tăng nhẹ trong năm nay, dựa trên các hợp đồng mà người mua đã ký. Nếu nhập khẩu phục hồi nhanh hơn, châu Âu có thể cảm thấy khó khăn. Vào tháng 12 vừa qua, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) dự báo nhu cầu của Trung Quốc sẽ tăng khoảng một phần tư trong năm tới, trở lại mức của năm 2021; Nga sẽ cắt hoàn toàn đường ống dẫn khí đốt sang châu Âu.

Trong một kịch bản như vậy, châu Âu sẽ phải đối mặt với sự thiếu hụt 27 tỷ mét khối khí đốt, tương đương 7% nhu cầu hàng năm, ngay cả sau khi đã tính đến những nỗ lực tăng nguồn cung hiện tại. IEA cảnh báo rằng nếu không có biện pháp nào khác được triển khai, châu Âu có thể buộc phải tiến hành giới hạn mức sử dụng năng lượng.

Tác động đối với dầu cũng có thể là đáng kể. Nếu nền kinh tế Trung Quốc phục hồi hoàn toàn vào năm 2023, nước này sẽ tăng dần lượng dầu thô nhập khẩu trong suốt cả năm cho đến khi mức tăng them đạt trung bình 1 triệu thùng mỗi ngày, Soni Kumari của ngân hàng ANZ cho biết.

Điều này sẽ bù đắp cho nhu cầu giảm ở châu Âu và châu Mỹ, khi cả hai đều đang trên đà suy thoái. Tương tự, Goldman Sachs dự đoán rằng nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc có thể đẩy giá dầu lên khoảng 15 USD/thùng. Giá dầu Brent có thể vượt quá 100 USD một lần nữa trong quý 3 năm nay, khiến cuộc chiến chống lạm phát toàn cầu trở nên khó khăn hơn.

Giá hàng hóa cao hơn sẽ mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu như Chile và Brazil, nhưng lại gây tổn hại cho các nước láng giềng nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc. Đối với Ấn Độ, thiệt hại do giá cao hơn có thể làm mất đi lợi ích từ việc tăng xuất khẩu sang Trung Quốc.

Tác động với ngành du lịch

Sự thúc đẩy lớn nhất đối với các nước láng giềng sẽ không đến từ việc bán hàng hóa cho Trung Quốc mà từ việc đón các đoàn khách du lịch Trung Quốc quay trở lại.

Ni Na, một bà mẹ hai con đến từ Thượng Hải, đã đi du lịch nước ngoài khoảng 5 lần một năm trước đại dịch, thường ở nước ngoài 3 hoặc 4 tháng một năm.

Khi các yêu cầu cách ly được dỡ bỏ, Ni Na sẽ lên đường trở lại. Hiện tại, cô đã gia hạn hộ chiếu và giấy tờ thông hành của các con trai mình.

Goldman Sachs cho rằng Thái Lan, một điểm du lịch nổi tiếng, có thể chứng kiến tăng trưởng thêm 3 điểm phần trăm sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại hoàn toàn.

Arup Raha của Oxford Economics cho biết điều đó sẽ sự bất định đè nặng lên giá hàng hoá, bao gồm cả đồng nội tệ, giảm áp lực buộc ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất. Nhưng được lợi lớn nhất sẽ là Hồng Kông.

Xuất khẩu gia tăng, bao gồm cả du lịch, có thể thúc đẩy GDP của đặc khu này thêm gần 8% sau khi Trung Quốc mở cửa trở lại hoàn toàn. Thành phố từng thu hút hơn 4 triệu du khách đại lục mỗi tháng trước thời điểm Trung Quốc phong toả.

Thiệt hại với chuỗi cung ứng Trung Quốc

Tuy nhiên, cũng phải nói chính sách Zero Covid đã gây ra nhiều khó khăn cho Trung Quốc.

Nhiều tập đoàn kinh tế toàn cầu đã điều chỉnh đánh giá rủi ro đối với Trung Quốc và sẽ phân bổ ít hơn vốn đầu tư cho quốc gia này trong 3 năm tới, trừ khi họ nhận được những ưu đãi vượt trội.

Khoảng 18 tỷ USD ngoại hối đã chảy ra khỏi Trung Quốc trong tháng 11, tăng từ 11 tỷ USD trong tháng 10. Những dòng vốn chảy ra này dự kiến sẽ đảo ngược khi nền kinh tế Trung Quốc ổn định vào năm 2023, nhưng có lẽ sự hứng khởi của nhà đầu tư đối với thị trường Trung Quốc sẽ không còn như ở thời điểm trước đại dịch.

Bên cạnh đó, đã có những thiệt hại lớn đối với chuỗi cung ứng của Trung Quốc. Nhiều công ty hiện sẵn sàng trả nhiều tiền hơn để sản xuất ở nơi khác.

Đồng thời, số lượng các công ty chuyển hoạt động ra khỏi Trung Quốc đã tăng vọt, Alex Bryant của East West Associates, một nhà tư vấn chuỗi cung ứng, cho biết. Hầu hết các hợp đồng mà công ty của Bryant đã hỗ trợ trong năm qua đều là nhằm đưa hoạt động ra khỏi Trung Quốc. Ông cho rằng việc Trung Quốc mở cửa trở lại khó có thể dẫn đến sự thay đổi ngay lập tức về tâm lý nhà đầu tư.

Nội dung liên quan:Trung Quốc
Có thể bạn quan tâm
Jack Ma từ bỏ quyền kiểm soát Ant Group, đợt niêm yết gần 300 tỷ đô sắp được tái khởi động?
Jack Ma từ bỏ quyền kiểm soát Ant Group, đợt niêm yết gần 300 tỷ đô sắp được tái khởi động?
2 năm trước
Câu hỏi lớn tiếp theo với Ant là, liệu công ty này có cơ hội khác để niêm yết hay không, khi tỷ phú Jack Ma đã từ bỏ quyền kiểm soát?
Lạm phát khiến giá hành tây ở Philippines đắt hơn thịt bò
Lạm phát khiến giá hành tây ở Philippines đắt hơn thịt bò
2 năm trước
Lạm phát khiến giá hành tây ở Philippines đắt hơn thịt bò
Từ vị trí kẻ độc tôn trên thị trường, 'ngôi vương xe điện' của Tesla đang bị loạt thương hiệu đấu đá, tranh giành
Từ vị trí kẻ độc tôn trên thị trường, 'ngôi vương xe điện' của Tesla đang bị loạt thương hiệu đấu đá, tranh giành
2 năm trước
Từ vị trí kẻ độc tôn trên thị trường, 'ngôi vương xe điện' của Tesla đang bị loạt thương hiệu đấu đá, tranh giành
Vì sao đồng đô la Mỹ mạnh lên lại có hại cho 'phần còn lại của thế giới'
Vì sao đồng đô la Mỹ mạnh lên lại có hại cho 'phần còn lại của thế giới'
2 năm trước
Investing.com - Khi đồng đô la Mỹ đạt mức cao kỷ lục vào tháng 9 năm 2022, nhiều quốc gia có thu nhập thấp hoạt động dựa vào đồng tiền này đã gặp khó khăn và một số quốc gia đã rơi một cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị.
575 tỷ USD 'bốc hơi' trong ngành công nghệ: Chuyện gì đây?
575 tỷ USD 'bốc hơi' trong ngành công nghệ: Chuyện gì đây?
2 năm trước
Một cú sốc đã nổ ra trên toàn cầu khi giới công nghệ mất một số tiền khổng lồ lần đầu tiên trong lịch sử.
Cổ phiếu tăng giá 42.000%, một công ty bí ẩn đi từ số 0 lên giá trị vốn hóa 240 tỷ USD chỉ trong 3 năm
Cổ phiếu tăng giá 42.000%, một công ty bí ẩn đi từ số 0 lên giá trị vốn hóa 240 tỷ USD chỉ trong 3 năm
2 năm trước
IHC đang niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán Abu Dhabi và có giá trị vốn hóa đạt 240 tỷ USD, cao hơn gấp đôi những tập đoàn toàn cầu lâu đời như Siemens và GE.
Trung Quốc, Argentina chính thức hoán đổi tiền tệ
Trung Quốc, Argentina chính thức hoán đổi tiền tệ
2 năm trước
Trung Quốc, Argentina chính thức hoán đổi tiền tệ
Đầu năm không suôn sẻ của Binance: Bị Mỹ mở rộng điều tra, tương lai chưa biết ra sao
Đầu năm không suôn sẻ của Binance: Bị Mỹ mở rộng điều tra, tương lai chưa biết ra sao
2 năm trước
Đầu năm không suôn sẻ của Binance: Bị Mỹ mở rộng điều tra, tương lai chưa biết ra sao
Mùa đông ấm áp đã cứu châu Âu thoát khỏi khủng hoảng năng lượng?
Mùa đông ấm áp đã cứu châu Âu thoát khỏi khủng hoảng năng lượng?
2 năm trước
Mùa đông ấm áp đã cứu châu Âu thoát khỏi khủng hoảng năng lượng?
McDonald's đối mặt với việc cắt giảm nhân sự
McDonald's đối mặt với việc cắt giảm nhân sự
2 năm trước
McDonald's đối mặt với việc cắt giảm nhân sự
TT ngoại hối châu Á tăng khi Trung Quốc mở cửa trở lại; NDT lên mức cao nhất 4 tháng
TT ngoại hối châu Á tăng khi Trung Quốc mở cửa trở lại; NDT lên mức cao nhất 4 tháng
2 năm trước
Theo Ambar Warrick- Hầu hết các loại tiền tệ châu Á đều tăng giá vào thứ Hai, với đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đạt mức cao nhất trong 4 tháng sau khi nước này mở cửa lại biên giới quốc tế,...
Doanh nghiệp Mỹ chi số tiền lớn kỷ lục để trả cổ tức
Doanh nghiệp Mỹ chi số tiền lớn kỷ lục để trả cổ tức
2 năm trước
Các công ty thuộc S&P 500 đã trả mức cổ tức bằng tiền mặt kỷ lục trong năm 2022 ngay cả khi chỉ số này chịu mức thua lỗ hàng năm lớn nhất kể từ năm 2008.
Thứ Ba, 22/04/2025
20 phút trước
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 510M
510M
20 phút trước
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế: 7.59B
Dự báo:
Trước đó: 6.61B
7.59B
6.61B
20 phút trước
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế: 6.62B
Dự báo:
Trước đó: 6.22B
6.62B
6.22B
20 phút trước
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế: -6,130M
Dự báo:
Trước đó: -6,630M
-6,130M
-6,630M
20 phút trước
   
New_ZealandNZDNew_Zealand
   
Thực tế: 970M
Dự báo: 80M
Trước đó: 392M
970M
80M
392M
12:00
   
JapanJPYJapan
   
Thực tế:
Dự báo: 2.4%
Trước đó: 2.2%
2.4%
2.2%
13:00
   
SwedenSEKSweden
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 9.4%
9.4%
14:00
   
South_AfricaZARSouth_Africa
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 114.40%
114.40%
14:00
   
SwitzerlandCHFSwitzerland
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: 1,158.4B
1,158.4B
15:00
   
SpainEURSpain
   
Thực tế:
Dự báo:
Trước đó: -6.19B
-6.19B
Cập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lầnCập nhật BCTC quý 1/2025 sáng ngày 22/4: Đức Giang, Haxaco cùng nhiều doanh nghiệp lớn đồng loạt công bố, nhiều DN báo lãi tăng bằng lần
6 giờ trước
Thủy điện Sông Ba Hạ (SBH) báo lãi trước thuế tăng 339% đạt 64 tỷ đồng. Thủy điện Miền Trung (CHP) báo lãi trước thuế tăng 286% đạt 127 tỷ đồng.
Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'Ông Trump giục Fed giảm lãi suất 'ngay bây giờ'
8 giờ trước
Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục tăng sức ép lên Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell về vấn đề chính sách tiền tệ.
Chủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 nămChủ tịch VNDirect - Phạm Minh Hương trải lòng sau giai đoạn 'đen tối nhất' trong 18 năm
8 giờ trước
Năm 2024 khép lại với biến cố chưa từng có tại VNDirect khi hệ thống bị tấn công mạng, nhưng cũng là năm đánh dấu sự trưởng thành sau 18 năm phát triển. Chủ tịch Phạm Minh Hương gọi đây là “phép thử bản lĩnh” và động lực tái cấu trúc toàn diện.
Tổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tứcTổng thống Trump gọi Chủ tịch Fed là 'kẻ thất bại thảm hại', đòi hạ lãi suất ngay lập tức
8 giờ trước
Chiến dịch gây áp lực của Tổng thống Donald Trump lên Chủ tịch Fed Jerome Powell vẫn tiếp diễn.
Cổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nayCổ phiếu Novaland (NVL) tăng trần sau loạt tin vui về pháp lý, mục tiêu cấp gần 7.000 sổ hồng trong năm nay
10 giờ trước
Các dự án của Novaland (NVL) tại TP. HCM đang được đẩy nhanh tiến độ tháo gỡ vướng mắc pháp lý.
Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0Trung Quốc cắt giảm mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, một số mặt hàng về 0
12 giờ trước
Trung Quốc đã cắt giảm mạnh việc nhập khẩu nhiều mặt hàng từ Mỹ trong tháng trước, thậm chí một số mặt hàng giảm về mức 0, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.
Nhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phụcNhận định thị trường phiên giao dịch ngày 22/4: Chú ý các mã có tín hiệu củng cố nền giá thuyết phục
12 giờ trước
(ĐTCK) Các doanh nghiệp tiếp tục công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 trong tuần này và do đó dòng tiền sẽ phân hóa hơn khi tìm đến các nhóm ngành có triển vọng và kết quả cao.
Góc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằngGóc nhìn kỹ thuật phiên giao dịch chứng khoán ngày 22/4: Chỉ số sẽ sớm tìm được điểm cân bằng
12 giờ trước
(ĐTCK) Ở khung đồ thị giờ, chỉ báo MACD và RSI có tín hiệu hình thành phân kỳ âm, tuy nhiên chưa có sự đồng thuận với khung ngày nên phần nào giảm thiểu rủi ro biến động mạnh.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4
12 giờ trước
lịch sự kiện chứng khoán,doanh nghiệp niêm yết,thị trường chứng khoán
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4Cổ phiếu cần quan tâm ngày 22/4
12 giờ trước
(ĐTCK) Báo Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 22/4 của các công ty chứng khoán.
Giao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VICGiao dịch chứng khoán khối ngoại ngày 21/4: Mua ròng mạnh cổ phiếu FPT và VIC
13 giờ trước
(ĐTCK) Trái với giao dịch nhà đầu tư trong nước, khối ngoại đã giải ngân mạnh cổ phiếu lớn FPT và VIC, đồng thời mua ròng khá tích cực gần 170 tỷ đồng trong phiên giảm điểm ngày 21/4.
'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ'Giọt nước tràn ly' thúc giục các nhà đầu tư bán tháo tài sản Mỹ
13 giờ trước
Việc Tổng thống Donald Trump đòi sa thải Chủ tịch Fed Jerome Powell là lý do mới nhất khiến các nhà đầu tư bán tài sản Mỹ, bao gồm cả đồng USD hùng mạnh.
Cảnh báo rủi ro
  • Mọi ý kiến, tin tức, nghiên cứu, phân tích, giá cả hoặc thông tin khác có trên trang web này được cung cấp dưới dạng bình luận thị trường chung và không phải lời khuyên đầu tư.
  • Nội dung trên trang web này có thể thay đổi bất kỳ lúc nào mà không cần thông báo, và được cung cấp với mục đích duy nhất là hỗ trợ các nhà giao dịch đưa ra quyết định đầu tư độc lập.
  • Liên kết đến các trang web của bên thứ ba được cung cấp để thuận tiện cho bạn. Các trang web như vậy không nằm trong tầm kiểm soát của chúng tôi và có thể không tuân theo cùng các tiêu chuẩn về quyền riêng tư, bảo mật hoặc khả năng truy cập như của chúng tôi.
  • Bạn nên biết tất cả các rủi ro liên quan đến giao dịch tài chính, chứng khoán hay tiền mã hoá và tìm kiếm lời khuyên từ một cố vấn độc lập nếu bạn có bất kỳ nghi ngờ nào.
  • Bạn không nên chia sẻ nội dung trên trang web với người không đủ hiểu biết về thị trường tài chính.

Trang web đang được vận hành thử nghiệm nội bộ, không sử dụng vào mục đích thương mại.
Bấm vào đây nếu bạn đã đọc kỹ những cảnh báo rủi ro ở trên và vẫn muốn tiếp tục truy cập trang web.